Đánh Giá Chung Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp


Bảng 3.11. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 4



STT


Nội dung biện pháp 4

Sự cần thiết

(Mean)

Tính khả thi

(Mean)

Sig

Khoảng ước lượng với độ tin cậy 95%

4

Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS

3.43

3.46

0.198

(-0.087) -

0.018

4.1

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm

tra nội bộ, trong đó có kiểm tra HĐGDMT cho HS của GV, NV.

3.54

3.58

0.007

0.043 - 0.263

4.2

Hiệu trưởng phân công các thành viên trong BCĐ kiểm tra, đánh giá việc thực

hiện HĐGDMT cho HS

3.36

3.33

0.660

(-0.089) -

0.140

4.3

Hiệu trưởng xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá HĐGDMT của nhà trường

3.20

3.45

0.000

(-0.349) -

(-0.148)

4.4

Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT của GV và kết quả thực hiện HĐGDMT của HS.

3.23

3.78

0.000

(-0.632) –


(-0.463)

4.5

Sơ tổng kết, khen thưởng các tập thể và

cá nhân trong việc thực hiện HĐGDMT cho HS.

3.83

3.38

0.000

(0.354) -

(0.538)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 23

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy:

Về tính cần thiết của biện pháp 4: Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng biện pháp “Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS” là cần thiết và rất cần thiết với mức điểm TB dao động từ 3,20 – 3,83. CBQL và GV đều nhận thức được bất cứ hoạt động nào trong nhà trường, muốn đạt kết quả thì cần phải quan tâm đến khâu kiểm tra, đánh giá. Trong quản lí giáo dục thì kiểm tra, đánh giá là 1 trong 4 chức năng không thể thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lí


kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn nhà trường, nhằm đem lại kết quả cao nhất. Trong đó, với 5 nội dung cụ thể đề xuất để thực hiện biện pháp “Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS” thì nội dung 4.1,

4.2 và 4.5 được đánh giá là rất cần thiết. hai nội dung còn lại là 4.3 và 4.4 được đánh giá là cần thiết.

Về tính khả thi: Đa số các ý kiến được hỏi đều đánh giá 5 nội dung cụ thể đề ra để thực hiện biện pháp 4 “Cải tiến kiểm tra, đánh giá thực hiện HĐGDMT cho HS” có tính khả thi cao (rất khả thi với điểm TB là 3.46). Trong đó, 2 biện pháp: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, trong đó có kiểm tra HĐGDMT cho HS HĐGDMT cho HS và hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS của GV và kết quả thực hiện HĐGDMT của HS được đánh giá với mức điểm rất cao, từ 3,58 – 3,78.

Từ kết quả phân tích có thể thấy rằng, nội dung 4.1, 4.3, 4.4 và 4.5 của biện pháp “Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS” có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig < 0,05. Còn nội dung 4.2 và nội dung tổng hợp biện pháp “Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS” không có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig > 0,05. Về giá trị trung bình của sự cần thiết thấp hơn giá trị TB của tính khả thi một khoảng (-0,087) – 0,018.

Qua phỏng vấn CBQLPGD, cả 2 đều đồng ý biện pháp 4 đề xuất với 5 nội dung cụ thể là cần thiết và có tính khả thi. Song, họ cho rằng, để biện pháp này đạt hiệu quả thì cần cải tiến tập trung vào việc xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá là cần được quan tâm đầu tiên, bởi không thể kiểm tra, đánh giá một cách chung chung mà cần xây dựng tiêu chí cụ thể. Và khi xây dựng tiêu chí cũng cần lưu ý đến việc đánh giá, kiểm tra qua 2 hình thức khác nhau của HĐGDMT cho HS, đó là hình thức lồng ghép, tích hợp trong các môn học và lồng ghép, tích hợp trong các HĐGDNGLL.


Bảng 3.12. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5



STT


Nội dung biện pháp 5

Sự cần

thiết (Mean)

Tính

khả thi (Mean)


Sig

Khoảng ước

lượng với độ tin cậy 95%

5

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở

trường tiểu học

3.34

3.41

0.000

(-0.1) –

(-0.04)

5.1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, PHHS và chính quyền địa phương về công tác phối hợp trong

HĐGDMT cho HS

3.36

3.20

0.000

0.089 - 0.230

5.2

Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp

giữa Nhà trường – Gia đình - Xã hội trong HĐGDMT cho HS

3.11

3.48

0.000

(-0.486) –

(-0.253)

5.3

Triển khai thực hiện kế hoạch phối

hợp giữa Nhà trường – Gia đình và địa phương trong HĐGDMT cho HS

3.18

3.26

0.033

(-0.147) –

(-0.006)

5.4

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia

đình và địa phương HĐGDMT cho HS

3.70

3.71

0.882

(-0.091) -

0.078

Kết quả bảng 3.12 cho thấy:

Về tính cần thiết của biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học được đánh giá là rất cần thiết với mức điểm TB là 3,34. Trong đó, có 2 biện pháp cụ thể được nhiều ý kiến đề cập nhiều hơn cả với điểm TB cao, đó là: Nâng cao nhận thức cho LLGD ngoài nhà trường về tầm quan trọng của công tác phối hợp trong hoạt động GDMT cho HS (điểm TB là 3,36) và Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – gia đình – địa phương trong HĐGDMT cho HS (điểm TB là 3,70). Đây được


xem là 2 nội dung rất cần thiết để Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Ngoài ra, 2 biện pháp còn lại: Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường – gia đình – địa phương và Triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và địa phương trong HĐGDMT cho HS cũng được đánh giá ở mức độ cần thiết với mức điểm dao động từ 3,11 – 3,18.

Về tính khả thi: Các ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học” có tính khả thi cao với mức điểm TB là 3,41. Trong đó, có 2 biện pháp được xem là có tính khả thi cao, đó là: Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong hoạt động GDMT cho học sinh (điểm TB là 3,48) và Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường

– gia đình – địa phương trong HĐGDMT cho HS (điểm TB là 3,71). Hai biện pháp còn lại cũng được đánh giá có tính khả thi.

Từ kết quả phân tích có thể thấy rằng, nội dung 5.1, 5.2, 5.3 và nội dung tổng hợp biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS” có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig < 0,05. Còn nội dung 5.4 không có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig > 0,05. Về giá trị trung bình của sự cần thiết cao hơn giá trị trung bình của tính khả thi một khoảng (-0,1) – (-0,04).

Qua trao đổi với CBQLPGD, họ cũng cho rằng biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học” là cần thiết và có tính khả thi trong quản lí nhà trường. Họ đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp, xác định vai trò nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm phối hợp của từng LLGD tham gia vào hoạt động GDMT cho HS. Vì theo họ, công tác truyền thông nhận thức có được quan tâm thì mới tạo được sức lan tỏa trong nhà trường, trong PHHS và


cộng đồng. Từ đó, các LLGD trong và ngoài nhà trường cùng cộng đồng trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch GDMT cho HS ở trường tiểu học.

Bảng 3.13. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 6



STT


Nội dung biện pháp 6

Sự cần thiết

(Mean)

Tính khả thi

(Mean)

Sig

Khoảng ước lượng với độ

tin cậy 95%

6

Tăng cường huy động các điều kiện thực hiện kế hoạch HĐGHDMT

cho HS ở trường tiểu học

3.69

3.57

0.004

0.04 - 0.21

6.1

Bố trí phòng học, sân chơi, thiết bị, đồ

dùng để thực hiện HĐGDMT.

3.80

3.61

0.000

0.100 - 0.282

6.2

Phân bố thời gian, kinh phí cần thiết

để thực hiện HĐGDMT cho HS.

3.68

3.52

0.023

0.021 - 0.284

6.3

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thường

xuyên các hoạt động GDMT cho HS.

3.52

3.59

0.217

(-0.198) -

0.045

6.4

HT có biện pháp động viên, khuyến khích tập thể giáo viên, học sinh tự làm các đồ dùng dạy học có giá trị để

bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu

3.79

3.56

0.000

0.118 - 0.341

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy:

Về tính cần thiết: Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng biện pháp “Tăng cường huy động các điều kiện thực hiện HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học” là rất cần thiết với mức điểm TB là 3,69. Trong đó, 2 nội dung cụ thể là Bố trí phòng học, sân chơi, thiết bị, đồ dùng để thực hiện HĐGDMT cho HS và nội dung HT có biện pháp động viên, khuyến khích tập thể giáo viên, học sinh tự làm các đồ dùng dạy học có giá trị để bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu được đánh giá là rất cần thiết với mức điểm TB từ 3,79 trở lên. Thực tế, nguồn tài liệu hỗ trợ cho HĐGDMT do Bộ GD&ĐT cung cấp hiện không còn phù hợp, trong khi đó, nội dung GDMT cần mang tính thời sự, cập nhật theo tình hình thực tế. Vì vậy, rất cần nguồn kinh phí để mua sắm tài


liệu, trang thiết bị phục vụ HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Hai nội dung còn lại cũng được đánh giá khá cao về sự cần thiết (điểm TB là 3,68).

Về tính khả thi: nhìn chung 4 nội dung cụ thể được đề xuất để “Tăng cường huy động các điều kiện hỗ trợ thực hiện kế HĐGDMT cho HS” đều được các đối tượng khảo sát đánh giá có tính khả thi cao với điểm TB là 3,57.

Từ kết quả phân tích có thể thấy rằng, nội dung 6.1, 6.2, 6.4 và nội dung tổng hợp biện pháp “Tăng cường huy động các điều kiện thực hiện kế hoạch HĐGDMT cho HS” có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig < 0,05. Còn nội dung 6.3 không có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig > 0,05. Về giá trị trung bình của sự cần thiết cao hơn giá trị trung bình của tính khả thi một khoảng 0,04 – 0,21.

Theo các nhà quản lí cấp phòng, họ cho rằng hiện nay nguồn kinh phí 20% chi khác của trường tiểu học tương đối lớn, vì vậy, Hiệu trưởng cần biết cân đối nguồn kinh phí để hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho HĐGDMT. Đồng thời, cần biết khuyến khích GV tự làm thêm các ĐDDH từ các sản phẩm tái chế, vừa góp phần giáo dục môi trường, vừa tạo ra được các ĐDDH có giá trị để bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học còn thiếu mà nguồn kinh phí nhà trường chưa thể đầu tư được. Tuy nhiên, để phong trào làm ĐDDH tự làm đạt kết quả thì Hiệu trưởng cũng cần xây dựng cơ chế khen thưởng đối với các cá nhân, các tổ chuyên môn làm được nhiều ĐDDH mang lại hiệu quả cho HDGD nói chung và HĐGDMT cho HS nói riêng.

3.3.6. Đánh giá chung về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ việc khảo sát tính cần thiết và khả thi của từng biện pháp đề xuất với từng nội dung cần thực hiện. Để đánh giá một cách tổng thể hệ thống các biện pháp đề xuất, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát ở bảng tổng hợp 3.14 nhằm hỗ trợ cho việc so sánh, đối chiếu mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.


Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp



STT


Các biện pháp quản lí

Sự cần

thiết (Mean)

Tính khả

thi (Mean)


Sig

Khoảng ước

lượng với độ tin cậy 95%

1

Nâng cao nhận thức cho các LLGD trong nhà trường và HS về HĐGDMT và quản lí

HĐGDMT.

3.66

3.22

0.000

0.39 - 0.49

2

Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp với địa phương, quốc gia

và xu thế thế giới.

3.47

3.54

0.018

(-0.11) –

(-0.01)

3

Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp

GDMT thông qua HĐGDNGLL.

3.49

3.50

0.129

(-0.03) - 0.00

4

Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá việc

thực hiện HĐGDMT cho HS.

3.43

3.46

0.198

(-0.087) -

0.018

5

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường

trong HĐGDMT cho HS ở trường TH

3.34

3.41

0.000

(-0.1) –

(-0.04)

6

Tăng cường huy động các điều kiện thực

hiện HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học

3.69

3.57

0.004

0.04 – 0.01

Bảng tổng hợp 3.14 cho thấy:

- Về đánh giá mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề xuất: CBQL và GV đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết ở cả 6 biện pháp với mức điểm TB từ 3,34 đến 3,69. Điều này khẳng định tính hợp lý của các biện pháp mà luận án đã đề xuất trong mối tương quan với thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN.

- Về đánh giá mức độ khả thi của 6 biện pháp: Hầu hết các biện pháp được đánh giá ở mức rất khả thi với mức điểm TB từ 3,41 đến 3,57. Riêng biện pháp 1 được đánh giá là Khả thi với mức điểm là 3,22. Trong 6 biện pháp đề xuất thì biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các LLGD trong nhà trường và HS về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT” có mức độ khả thi đạt 3,22. Đây là mức điểm thấp nhất của tính khả thi trong 6 biện pháp đề xuất. Qua trao đổi với CBQL cấp phòng, họ cũng nhận


thấy việc nâng cao nhận thức là rất cần thiết, song việc làm thay đổi nhận thức của mỗi LLGD là việc không phải dễ dàng thực hiện. Vì vậy, kết quả này là có cơ sở.

Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất cao về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất là tương đối thống nhất về mức độ cần thiết (điểm TB là 3,51) cao hơn mức độ khả thi (điểm TB là 3,45). Trong nội dung cụ thể của từng biện pháp không có sự chênh lệch đáng kể giữa tính cần thiết và tính khả thi. Qua kết quả phỏng vấn 2 CBQL phòng GD & ĐT, họ cũng đánh giá cao tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp đề xuất.

Tóm lại, hệ thống 6 biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức rất cần thiết và rất khả thi. Điều này cho thấy, các biện pháp đề xuất nếu được áp dụng tại các trường TH trên địa bàn TP Đà Nẵng sẽ phát huy kết quả trong công tác quản lí HĐGDMT cho HS. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ nhằm khắc phục thực trạng trong một điều kiện nhất định. Nó không đúng với mọi trường hợp, mọi đối tượng, nhất là hệ thống các trường TH trên phạm vi cả nước có đặc điểm, điều kiện dạy học khác nhau. Vấn đề ở đây không phải là việc đề ra các biện pháp mới mà là đổi mới cách thức áp dụng các biện pháp này. Nếu thực sự nghiêm túc, triệt để trong việc áp dụng các biện pháp thì các biện pháp sẽ phát huy được hiệu quả trên thực tế và ngược lại. Do vậy, để các biện pháp đạt được mục đích chính là nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, Hiệu trưởng - tùy theo tình hình thực tế của trường mình mà có sự lựa chọn, vận dụng các biện pháp một cách hợp lí, linh động, sáng tạo theo đúng chức năng của nhà quản lí giáo dục.

3.4. Thực nghiệm biện pháp

Để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường TH tại TPĐN thì cần tiến hành thực nghiệm. Song, do điều kiện thời gian, NCS chọn 1 biện pháp để tiến hành thực nghiệm. Việc chọn biện pháp 5 “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường TH tại TPĐN” để thực nghiệm vì đây được xem như biện pháp có tính đột phá trong hệ thống các biện pháp đề xuất. Bởi HĐGDMT cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024