Bảng Quy Ước Xử Lí Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Biện Pháp


pháp dạy học gắn với thực tế. Trong khi đó, HĐNGLL cũng chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung cho HDDH trên lớp nhằm củng cố những kiến thức và hình thành thói quen, thái độ, hành vi và tình cảm của học sinh đối với môi trường.

GDMT cho HS trong nhà trường luôn đòi hỏi nguồn nhân lực, CSVC và TBDH. HĐGDMT không chỉ diễn ra bên trong nhà trường mà còn diễn ra ở ngoài nhà trường, các địa phương, hiệu trưởng cần phải quan tâm và phối hợp không chỉ các tổ chức nhằm tập trung được nguồn lực con người tốt nhất để triển khai các hoạt động. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phải luôn được HT quan tâm đầu tư để hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu của HĐGDMT.

Nhằm góp phần để quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học trên địa bàn TPĐN đạt hiệu quả, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lí nêu trên. Hệ thống biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh (6 biện pháp) được xây dựng có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lí HĐGDMT cho HS. Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa quan trọng và tính độc lập nhất định, tùy từng thời điểm, tùy từng điều kiện của mỗi trường mà một biện pháp nào đó là cấp thiết hoặc trọng tâm, tuy nhiên trong toàn bộ quá trình quản lí HĐGDMT cho HS, các biện pháp cần thực hiện đồng bộ. Nhà quản lí ở mỗi trường cần lựa chọn, vận dụng và phối hợp linh hoạt, sáng tạo các biện pháp cho phù hợp với điều kiện nhà trường, từ đó sẽ tạo nên bước đột phá trong chất lượng HĐGDMT cho HS, đáp ứng mục đích giáo dục toàn diện nhân cách HS.

3.3. Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát được tiến hành nhằm xác định tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống các biện pháp đã xây dựng.

3.3.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TPĐN gồm: Nâng cao nhận thức về GDMT cho CBQL, GV và HS nhà trường; Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp xu thế thế giới, quốc gia và địa phương; Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT


thông qua HĐGDNGLL; Cải tiến kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; Đẩy mạnh công tác phối hợp các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; Tăng cường huy động các điều kiện thực hiện HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.

3.3.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát ý kiến của 157 CBQL, GV của 4 trường tiểu học được chọn ngẫu nhiên gồm: trường tiểu học Núi Thành quận Hải Châu, trường tiểu học Hoa Lư quận Thanh Khê, trường Tiểu học Hoàng Duy Khương quận Cẩm Lệ, trường tiểu học Hòa Phú huyện Hòa Vang. Thành phần mẫu khảo sát gồm: 12 CBQL, 52 GV giữ chức danh quản lí, 93 giáo viên.

Bảng 3.6. Mô tả mẫu đối tượng khảo sát biện pháp


STT

Loại hình trường

CBQL

GV giữ

chức vụ QL

GV

Tổng

1

Trường Núi Thành

3

13

24

40

2

Trường Hoa Lư

3

13

23

39

3

Trường Hoàng Duy Khương

3

13

23

39

4

Trường Hòa Phú

3

13

23

39


Tổng

12

52

93

157

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 22

3.3.4. Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu

- Phương pháp khảo sát chính là điều tra bằng phiếu hỏi. Công cụ khảo sát là phiếu thăm dò ý kiến (Phụ lục 6). Việc xử lí số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS với việc đánh giá thang đo 4 mức độ với chỉ số Mean, chỉ số Sig, khoản ước lượng độ tin cậy cho tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp đề xuất.

Bảng 3.7. Bảng quy ước xử lí mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp


Điểm quy ước

Định khoảng

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

4

3,25 - ≤ 4

Rất cần thiết

Rất khả thi

3

2,5-≤ 3,25

Cần thiết

Khả thi

2

1,75 - ≤ 2,5

Ít cần thiết

Ít khả thi

1

1 - ≤ 1,75

Không cần thiết

Không khả thi


3.3.5. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được trình bày từ Bảng 3.8 đến 3.13 sau đây:

Bảng 3.8. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1



STT


Nội dung biện pháp 1

Sự cần

thiết (Mean)

Tính

khả thi (Mean)

Sig

Khoảng ước

lượng với độ tin cậy 95%

1

Nâng cao nhận thức cho các LLGD

trong nhà trường và HS về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT

3.66

3.22

0.000

0.39 - 0.49

1.1

Nghiên cứu, lựa chọn nội dung tuyên

truyền GDMT và tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

3.57

3.20

0.000

0.283 - 0.443

1.2

Khuyến khích các LLGD thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và trao đổi các tài liệu

về GDMT.

3.68

3.34

0.000

0.242 - 0.446

1.3

Tăng cường đăng tải các HĐGDMT lên trang Web, bảng thông tin của nhà trường.

3.62

3.17

0.000

0.366 - 0.539

1.4

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông

qua các ngày kỉ niệm, ngày chủ điểm về môi trường.

3.76

3.17

0.000

0.508 - 0.664

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy:

Về tính cần thiết: CBQL, GV được hỏi đều cho rằng rất cần thiết phải thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho các CBQL, GV và HS về HĐGDMT với mức điểm TB là 3,66. Trong đó, tập trung vào 4 nội dung cụ thể: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung tuyên truyền GDMT và tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng; Khuyến khích các LLGD thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và trao đổi các tài liệu về GDMT; Đăng tải các nội dung GDMT lên trang Website, bảng thông tin của nhà trường; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các ngày kỉ niệm, ngày chủ điểm về môi trường với mức điểm từ 3,57 đến 3,76 – mức Rất cần thiết. Với 4 nội dung đề xuất


nhằm thực hiện biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các LLGD trong nhà trường và HS về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT”, các đối tượng được khảo sát đánh giá cao nhất là Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các ngày kỉ niệm, ngày chủ điểm về môi trường. Trên thực tế, nếu công tác tuyên truyền đúng trọng tâm, trọng điểm và sát thực tiễn thì đối tượng được tuyên truyền sẽ dễ tiếp thu và tiếp thu có hiệu quả.

Qua trao đổi với CBQL Phòng GD&ĐT 1 và 2, cả 2 đều thống nhất quan điểm: Nhà trường cần làm tốt công tác nâng cao nhận thức cho các LLGD và HS thì mới có nền tảng để thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDMT trong nhà trường”. CBQL PGD 1 nói thêm “ngoài việc nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thì vai trò của Hiệu trưởng trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền nội dung GDMT đến cộng đồng dân cư, đến PPHS cũng hết sức cần thiết, nó hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường trong việc GDMT cho HS ở trường tiểu học.

Về tính khả thi: CBQL, GV được hỏi cho rằng 4 nội dung đưa ra có tính khả thi với mức điểm TB là 3,22. Trong đó, nội dung “Khuyến khích các LLGD thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và trao đổi các tài liệu về GDMT” được đánh giá có tính khả thi cao nhất (đạt mức điểm 3,34). Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá có tính khả thi cao và rất cao trong QLHĐGDMT cho HS tại trường tiểu học. Biện pháp khuyến khích các LLGD và HS nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến HĐGDMT có tính khả thi xếp thứ 4 và kết quả trùng hợp với tính cần thiết khi khảo sát.

Từ kết quả phân tích có thể thấy rằng, tất cả các nội dung của biện pháp “Nâng cao nhận thức cho LLGD về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho HS” đều có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig là 0,00 < 0,05. Về giá trị trung bình của sự cần thiết cao hơn giá trị trung bình của tính khả thi một khoảng 0,39 – 0,49.

Khi trao đổi với CBQL PGD 1, 2 về kết quả khảo sát trên, cả 2 đều cho rằng biện pháp đề xuất phù hợp với thực tế, vì HĐGDMT cho HS trong trường tiểu học chủ yếu được triển khai và thực hiện xoay quanh 02 đối tượng chính đó là LLGD trong nhà trường và HS. Các đối tượng này thuộc sự quản lí trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường. Chính vì vậy, nếu Hiệu trưởng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức


cho các đối tượng này thì tính khả thi sẽ cao, vì nó nằm trong khả năng và phạm vi điều hành, quản lí của Hiệu trưởng nhà trường.

Bảng 3.9. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2



STT


Nội dung biện pháp 2

Sự cần

thiết (Mean)

Tính

khả thi (Mean)

Sig

Khoảng ước

lượng với độ tin cậy 95%

2

Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp với địa

phương, quốc gia và xu thế thế giới

3.47

3.54

0.018

(-0.11) –

(-0.01)

2.1

Hiệu trưởng tổ chức nghiên cứu, đánh

giá các nội dung GDMT không còn phù hợp với thực tế.

3.69

3.59

0.004

0.032 - 0.171

2.2

Lựa chọn và xây dựng nội dung GDMT

gắn với tình hình môi trường thực tế của địa phương, quốc gia và thế giới.

3.31

3.56

0.001

(-0.404) -

(-0.106)

2.3

Hiệu trưởng tổ chức xin ý kiến của các chuyên gia, cấp trên và HĐSP nhà

trường.

3.73

3.54

0.000

0.091-

0.291

2.4

Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện

nội dung GDMT được xây dựng mới.

3.20

3.27

0.000

(-0.118) -

(-0.034)

2.5

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ

giáo viên về các nội dung GDMT.

3.44

3.71

0.000

(-0.383) -

(-0.164)

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy:

Về tính cần thiết: Đối với biện pháp 2, đa số các ý kiến được khảo sát đều cho rằng hiệu trưởng cần thiết phải “Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp tình hình thế giới, quốc gia và địa phương”. Các nội dung được khảo sát đạt mức điểm TB dao động từ 3,20 – 3,69, mức điểm này khẳng định các biện pháp đề xuất được cho là cần thiết và rất cần thiết. Trong 5 nội dung đề xuất nhằm thực hiện biện pháp “Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp với địa phương, quốc gia và xu thế thế giới”, nội dung Hiệu trưởng tổ chức nghiên cứu, đánh giá các nội dung GDMT không còn


phù hợp với thực tế; Hiệu trưởng tổ chức xin ý kiến của các chuyên gia, cấp trên và HĐSP nhà trường; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV về các nội dung GDMT được xem là rất cần thiết với mức điểm đạt trên 3,3.

Về tính khả thi: Qua khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng 5 nội dung đề xuất để thực hiện biện pháp “Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp tình hình thế giới, quốc gia và địa phương” đều có tính khả thi, có khả năng hiện thực hóa trong nhà trường với mức điểm TB là 3,54. Đây là mức điểm rất khả thi, trong đó, 4 nội dung được đánh giá với mức khả thi cao đó là: Hiệu trưởng tổ chức nghiên cứu, đánh giá các nội dung GDMT không còn phù hợp với thực tế; Lựa chọn và xây dựng nội dung GDMT gắn với tình hình môi trường của địa phương, quốc gia và thế giới; Hiệu trưởng tổ chức xin ý kiến của các chuyên gia, cấp trên và HĐSP nhà trường; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV về nội dung GDMT.

Từ kết quả phân tích có thể thấy rằng, tất cả các nội dung của biện pháp “Tăng cường quản lí nội dung GDMT phù hợp với địa phương, quốc gia và xu thế thế giới” đều có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig là 0,018 < 0,05. Về giá trị trung bình của sự cần thiết thấp hơn giá trị trung bình của tính khả thi một khoảng 0,01 – 0,11.

Qua phỏng vấn CBQL PGD 1 và 2, họ cũng đồng ý với 5 nội dung đề xuất để thực hiện biện pháp “Tăng cường quản lí việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp tình hình thế giới, quốc gia và địa phương”. Tuy nhiên, các nhà quản lí cho rằng 2 biện pháp: “Hiệu trưởng chỉ đạo các LLGD đánh giá thực trạng nội dung GDMT chưa phù hợp là vô cùng cần thiết cho việc xây dựng nội dung GDMT phù hợp, khả thi. Bởi, có đánh giá đúng thực trạng nội dung GDMT hiện hành thì nhà trường mới xây dựng được nội dung GDMT sát với tình hình môi trường thực tế địa phương và thế giới. Việc xây dựng này nhằm giúp cho nội dung xây dựng mới có tính khả thi cao. CBQL PGD 2 bàn thêm “Trong thực tế, mặc dù nhà trường có quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, do hoạt động giáo dục trong nhà trường bị chi phối bởi nhiều nội dung, nhiều hoạt động khác nhau, nên việc bồi


dưỡng về nội dung GDMT một cách riêng lẻ thì tính khả thi không cao, mà thường tổ chức mang tính lồng ghép vào với các hoạt động khác trong nhà trường”.

Bảng 3.10. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3



STT


Nội dung biện pháp 3

Sự cần

thiết (Mean)

Tính

khả thi (Mean)

Sig

Khoảng ước

lượng với độ tin cậy 95%

3

Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua

HĐGDNGLL

3.49

3.50

0.129

(-0.03) - 0.00

3.1

Xác định và xây dựng các hình thức,

phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL.

3.53

3.38

0.004

0.047 - 0.246

3.2

Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ về

các hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL.

3.38

3.64

0.000

(-0.347) –

(-0.162)

3.3

Tăng cường chỉ đạo tổ chức các cuộc

giao lưu, thi tài về GDMT cho HS.

3.26

3.22

0.134

(-0.012) - 0.088

3.4

Xây dựng 1 số mô hình GDMT dựa

vào thực địa, trải nghiệm.

3.77

3.76

0.595

(-0.034) - 0.060

Kết quả bảng 3.10 cho thấy:

Về tính cần thiết của biện pháp “Hoàn thiện công tác quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL”, nhìn chung, các ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp này là rất cần thiết với mức điểm TB là 3,49. Trong đó, có 2 nội dung của biện pháp 3 có mức điểm cao hơn đó là: Xác định và xây dựng các hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL (điểm TB là 3,53); Xây dựng 1 số mô hình GDMT dựa vào thực địa, trải nghiệm (điểm TB là 3,77).

Về tính khả thi: Các ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp “Hoàn thiện công tác quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL” là có tính khả thi cao với mức điểm TB là 3,50, trong đó, 2 nội dung được đánh giá với mức điểm rất cao đó là: Xây dựng một số mô hình GDMT dựa vào thực địa, trải nghiệm (điểm TB


là 3,76); tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ về hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL (điểm TB là 3,64). Hai nội dung còn lại mức điểm thấp hơn, song cũng được đánh giá có tính khả thi, đó là: Xác định và xây dựng các hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL; Tăng cường chỉ đạo tổ chức các cuộc giao lưu, thi tài về GDMT cho HS.

Từ kết quả phân tích có thể thấy rằng, nội dung 3.1 và 3.2 của biện pháp “Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL” có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig < 0,05. Còn nội dung 3.3, 3.4 và nội dung tổng hợp Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL không có sự khác biệt về giá trị trung bình của sự cần thiết và tính khả thi do đều có giá trị Sig > 0,05. Về giá trị trung bình của sự cần thiết cao hơn giá trị trung bình của tính khả thi một khoảng 0,047 – 0,246.

Qua trao đổi với CBQLPGD, họ cũng cho rằng biện pháp “Hoàn thiện công tác quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL” là cần thiết và có tính khả thi trong quản lí nhà trường. Họ đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của 2 nội dung cụ thể sau: Xác định và xây dựng các hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL; Tăng cường chỉ đạo tổ chức các cuộc giao lưu, thi tài về GDMT cho HS. Vì theo họ, HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học sẽ đạt được mục tiêu, đạt hiệu quả cao khi nhà trường thường xuyên tổ chức các HĐGDNGLL và xác định được các hình thức, phương pháp cũng như nội dung tổ chức phù hợp. Thông qua HĐGDNGLL để giáo dục môi trường cho HS là hình thức có thể xem là hiệu quả nhất.

Với CBQL PGD 2 cho biết thêm “Xây dựng 1 số mô hình GDMT dựa vào thực địa, trải nghiệm là nội dung đề xuất rất hay và thiết thực, bám sát với nhu cầu thực tế của HS. Để quản lí HĐGDMT cho HS đạt hiệu quả thì ngoài việc tổ chức các cuộc thi, giao lưu về BVMT, thì xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực địa sẽ giúp HS ghi nhớ lâu hơn và có những bài học lí thú từ môi trường đem lại”.

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí