Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 25


- Sau thực nghiệm: Về triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh được PHHS và CQĐP đánh giá mức cao nhất là mức Khá với tỉ lệ dao động từ 35% đến 50%. Tỉ lệ lựa chọn ở mức Tốt được xếp thứ 2 sau Khá. Điều này cho thấy, PHHS và CQĐP cũng đã có sự thay đổi trong nhận thức đối với việc triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp HĐGDMT cho HS với tỉ lệ Khá & Tốt đạt trên 60%.

Tóm lại, kết quả sau nghiệm cho thấy, cả 2 nhóm đối tượng khảo sát đều có sự thay đổi khá rõ rệt trong nhận thức về công tác phối hợp từ việc nhận thức tầm quan trọng, nhu cầu, thái độ phối hợp đến việc tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học.

*Qua nghiên cứu hồ sơ sổ sách của 3 trường thực nghiệm, nghiên cứu bản dự thảo kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình - Địa phương trong HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học năm học 2020 - 2021, nhận thấy: Cả 3 trường chưa thiết lập hồ sơ riêng cho HĐGDMT cho HS tại nhà trường; nhà trường có xây dựng kế hoạch HĐGDMT cho HS trong suốt 1 năm học, tuy nhiên kế hoạch chưa đảm bảo các mục theo yêu cầu. Dự thảo kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình - Địa phương trong HĐGDMT cho HS chưa xác định được các nguồn lực thực hiện, chưa đánh giá bối cảnh trong và ngoài nhà trường khi xây dựng kế hoạch, việc xác định trách nhiệm 3 bên còn mờ nhạt, chưa cụ thể. Nhìn chung, nhà trường chưa nắm được kĩ năng xây dựng một kế hoạch giáo dục nói chung và kế hoạch phối hợp nói riêng.

Sau thực nghiệm, quan sát bản kế hoạch của 3 trường có nhiều thay đổi như sau: Kế hoạch phối hợp cơ bản đảm bảo các mục, các yêu cầu nội dung của kế hoạch phối hợp đã được tập huấn; nhà trường đã nắm được kĩ năng tổ chức xây dựng 1 kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện; nhà trường đã biết cách xác định các nguồn lực và xác định trách nhiệm cụ thể của các bên khi tham gia các HĐGDMT cho học sinh. Song, các trường còn chưa biết phân tích bối cảnh trong và ngoài nhà trường để làm cơ sở cho việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thách trong HĐGDMT cho HS. Điều này đòi hỏi CBQL cần am hiểu hơn về kĩ thuật SWOT để giúp nhà QL trong việc phân tích, hoạch định nhiều hoạt động của nhà trường.


Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.15 đến 3.20 được tổng hợp cho thấy tính hiệu quả của việc áp dụng biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường TH”. Như vậy, sau khi thực nghiệm biện pháp 5, một lần nữa đã khẳng định được tính cần thiết, khả thi, tính hiệu quả của biện pháp đề xuất.

3.4.8. Kết luận thực nghiệm

Bằng việc thực nghiệm biện pháp quản lí “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TPĐN” tại 3 trường tiểu học đã khẳng định tính hiệu quả của biện pháp lựa chọn thực nghiệm. Qua kết quả thu về sau thực nghiệm, công tác quản lí HĐGDMT đã có những thay đổi đáng kể về mọi mặt theo hướng tích cực: Các LLGD đã nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của công tác phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và Xã hội trong HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN; LLGD trong và ngoài nhà trường đã biết và chủ động trong việc tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp; LLGD trong nhà trường có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, vận hành các nguồn lực vào HĐGDMT; nguồn cung giáo dục đã được cải thiện nhiều. CMHS đã có thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi, đặc biệt là có sự thay đổi đáng kể trong tâm thế cũng như mức độ phối hợp và khả năng ủng hộ nhà trường trong các giải pháp và cách làm. Như vậy, đối chiếu với mục đích và giả thuyết thực nghiệm, có thể nói biện pháp 5 đã mang lại hiệu quả trong quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN.

Tiểu kết chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh là một trong những HĐGD trong nhà trường, cùng với hoạt động dạy học, nó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Dựa trên những cơ sở lí luận về quản lí HĐGDMN cho HS tiểu học và dựa trên các kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại TPĐN, hệ thống gồm 6 biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường Tiểu học tại TPĐN được đề xuất: (1) Nâng cao nhận thức cho các LLGD trong nhà trường và HS về HĐGDMT và quản lí HĐGDMT; (2) Tăng cường quản lí việc xây

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 25


dựng nội dung GDMT phù hợp với địa phương, quốc gia và xu thế thế giới; (3) Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL; (4) Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho học sinh tiểu học tại TPĐN; (5) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TPĐN; (6) Tăng cường huy động các điều kiện thực hiện HĐGDMT cho HS ở trường TH tại TPĐN.

Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi 6 biện pháp đề xuất, đa số các ý kiến đều thống nhất cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp với mức điểm TB từ 3,34 đến 3,69 (tính cần thiết) và mức điểm TB từ 3,41 đến 3,57 (tính khả thi). Qua kết quả phỏng vấn 2 CBQL phòng GD&ĐT, họ cũng đánh giá cao tính cần thiết và khả thi của 6 biện pháp đề xuất. Điều này khẳng định tính hợp lý của các biện pháp luận án đề xuất trong mối tương quan với thực trạng khảo sát.

Qua thực nghiệm biện pháp 5 tại 3 trường với các kết quả thu được theo hướng tích cực: Các LLGD đã nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của công tác phối hợp trong HĐGDMT; chủ động trong việc tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp; LLGD trong nhà trường có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, vận hành các nguồn lực vào HĐGDMT; CMHS đã có thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi, đặc biệt là có sự thay đổi đáng kể trong tâm thế cũng như mức độ phối hợp và khả năng ủng hộ các nhà trường trong các giải pháp và cách làm. Như vậy, có thể khẳng định biện pháp 5 khi được áp dụng tại 3 trường TH với những tác động cụ thể mang lại hiệu quả trong quản lí HĐGDMT cho HS. Qua thực nghiệm cho thấy, nếu các trường TH của TP Đà Nẵng có đặc điểm và điều kiện thực nghiệm giống 03 trường TH trên thì có thể áp dụng biện pháp 5 vào quản lí HĐGDMT tại trường mình và sẽ được CBQL, GV, NV nhà trường, PHHS và HS ủng hộ tích cực, góp phần nâng cao chất lượng HĐGDMT cho HS và nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước nỗ lực đưa giáo dục nước nhà phát triển đúng hướng, dần khắc phục những hạn chế, tồn tại; thích ứng với xu thế giáo dục khu vực và quốc tế. Nghị quyết 29/ NQ-TW năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” được ban hành là cơ sở cho nhiều chương trình cải cách, đổi mới giáo dục và đào tạo ở từng cấp học trên nhiều mặt từ đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy học, đến đổi mới kiểm tra đánh giá và xếp loại; đổi mới công tác giáo dục và quản lí giáo dục tại đơn vị trường học. Điều đó, đặt ra yêu cầu nhà quản lí phải nắm vững lí thuyết quản lí, nhất là quản lí sự thay đổi trong tình hình mới để có thể vận dụng phù hợp và linh hoạt với thức tế đơn vị trường học mình nhằm đem lại hiệu quả quản lí nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tế, giữa lí luận và thực tiễn quản lí có nhiều khía cạnh chưa tương xứng nên tất yếu đã nảy sinh những bất cập, ảnh hưởng và kìm hãm đến tiến trình cũng như nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, trong đó có giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường.

HĐGDMT cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng là một hoạt động nhằm hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Trên thế giới, từ những năm 1980 đến nay, HĐGDMT ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng, thể hiện trong các chủ trương, chính sách và chương trình giáo dục. Ở Việt Nam, GDMT được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng từ năm 1998 với Chỉ thị 36 CT/TW Bộ Chính trị (1998), đến năm 2005 với Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT thì Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa GDMT vào trong trường học. Chất lượng GDMT do nhiều yếu tố tạo nên, song yếu tố quản lí đóng một vai trò hết sức cần thiết và quan trọng.


HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TPĐN đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết các CBQL, GV, nhân viên các trường học và PHHS đã nhận thức đúng sự cần thiết của HĐGDMT cho HS. Các trường tiểu học đã tiến hành thường xuyên và có hiệu quả việc lồng ghép GDMT vào các môn học có liên quan và thông qua HĐGDNGLL. Các hình thức, phương pháp giáo dục tích cực đã được các trường học áp dụng và mang lại hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các LLGD cũng được quan tâm trong HĐGDMT cho HS. Tuy nhiên, HĐGDMT cho HS tiểu học tại TPĐN vẫn có những hạn chế, bất cập. Một số CBQL, GV và PHHS chưa quan tâm đúng mức đến HĐGDMT; đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ hình thức, phương pháp GDMT cũng như chưa được cập nhật kịp thời các nội dung GDMT mới phù hợp với tình hình môi trường địa phương, khu vực và thế giới. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa song hành với HĐGDMT cho học sinh nên chưa có tác dụng không khích lệ, động viên đối với học sinh.

Công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TPĐN cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiệu trưởng các trường đã thực hiện công tác quản lí HĐGDMT theo hướng quản lí nội dung, bao gồm quản lí về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDMT, quản lí các điều kiện GDMT và công tác phối hợp. Đa số CBQL, GV đều xác định HĐGDMT cho học sinh là rất cần thiết và công tác quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học là rất quan trọng, là một phần không thể thiếu trong HĐGD của nhà trường. Công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung GDMT và công tác quản lí các nguồn lực thực hiện HĐGDMT cho học sinh cũng được thực hiện một cách thường xuyên và đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù vậy, công tác quản lí hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Mức độ quan tâm của CBQL,GV đối với HĐGDMT chưa cao, chưa tương quan với việc xác định quản lí HĐGDMT là rất cần thiết. Việc quản lí nội dung GDMT chưa linh hoạt, chưa kịp thời cập nhật nội dung phù hợp với tình hình thực tế môi trường hiện nay; tài liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy, giáo dục môi trường còn hạn chế, nhất là các tài liệu môi trường chưa mang tính thời sự, thực tiễn của địa phương, quốc gia và thế giới. Hình thức và phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL chưa được quan tâm đúng


mức, nhất là HĐGDMT tổ chức theo hình thức trải nghiệm với các nhóm phương pháp nêu gương, thực địa. Về quản lí công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học được hiệu trưởng quan tâm với mức độ thường xuyên ở một số nội dung như thực hiện kiểm tra thông qua dự giờ, thăm lớp định kì, đột xuất; thông qua việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. Sự phân bổ kinh phí cho HĐGDMT còn hạn chế; công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL và GV về GDMT chưa được quan tâm. Về quản lí công tác phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học, Hiệu trưởng chưa xác định được trách nhiệm cụ thể cho từng LLGD, chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS.

Từ thực tiễn về vấn đề môi trường trong nước và thế giới, dưới góc độ giáo dục, chúng tôi nhận thấy việc đưa GDMT vào trong trường học là một quan điểm, chủ trương đúng đắn nhằm trang bị cho những công dân tương lại những hiểu biết và cách ứng xử tích cực trước những vấn đề về môi trường, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Song, việc đưa GDMT vào trường học, nhất là cấp Tiểu học như thế nào để đem lại hiệu quả, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, trong đó công tác quản lí được xem là yếu tố cần thiết, quan trọng và mang tính quyết định đối với HĐGDMT cho học sinh tiểu học. Và đó cũng chính là lí do nghiên cứu sinh quan tâm đến đề tài này.

Với đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng”, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và đạt được một số kết quả như sau:

+ Chương 1: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tổng quan HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở trong nước và nước ngoài làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu của mình. Các công trình được nghiên cứu và đưa vào luận án cũng là cơ sở cho việc xây dựng khung lí thuyết HĐGDMT, quản lí HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học; đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

+ Chương 2: Chúng tôi nghiên cứu thực trạng HDGDMT và thực trạng quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TPĐN. Từ việc khảo sát thực trạng,


chúng tôi nhận ra những ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những hạn chế, bất cập cần điều chỉnh trong công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học TPĐN. Đây là cơ sở giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng.

+ Chương 3: Đưa ra 6 biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại TPĐN. Với 6 biện pháp được đề xuất, chúng tôi cũng tổ chức khảo sát để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo sát thu về cho thấy 6 biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi. Trong giới hạn của đề tài cũng như khả năng của nghiên cứu sinh đã tổ chức thực nghiệm biện pháp 5 “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học”. Qua thực nghiệm một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của biện pháp đề xuất.

Từ kết quả nghiên cứu và trình bày 3 chương trong luận án, đối chiếu lại với mục đích nghiên cứu của đề tài, giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu đặt ra, chúng tôi nhận thấy, luận án đã đạt được mục đích nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề mà câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học đặt ra. Qua 3 chương, luận án đã đóng góp một số cơ sở lí luận và thực tiễn cho công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh tiểu học tại thành phố Đà Nẵng. Về lí luận, luận án đã xây dựng được khung lí thuyết cho HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh tiểu học. Về thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng; chỉ ra những hạn chế cần điều chỉnh, từ đó đề xuất các biện pháp để công tác quản lí HĐGDMT đạt kết quả cao hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà luận án đã đạt được, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số điều mà luận án chưa hướng đến như: các biện pháp đề xuất chưa giải quyết hết những tồn tại của thực trạng quản lí HĐGDMT cho học sinh tiểu học tại thành phố Đà Nẵng; việc tổ chức thực nghiệm chưa đồng loạt ở cả 6 biện pháp; mẫu khảo sát còn chưa lớn, chưa đều khắp. Về mặt lí luận, vẫn chưa kết hợp được khung lí thuyết quản lí theo chức năng kết hợp với nội dung, chỉ mới xây dựng lí luận HĐGDMT và quản lí HĐGDMT cho học sinh ở cấp tiểu học. Về mặt thực tiễn, số


trường được chọn thực nghiệm chưa nhiều (chỉ thực nghiệm tại 3 trường tiểu học), và cũng chưa tổ chức thực nghiệm hết tất cả 6 biện pháp đề xuất (chỉ thực nghiệm đối với biện pháp 5).

Tóm lại, để đạt được mục tiêu GDMT cho học sinh ở các trường tiểu học, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí được đề xuất. Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho lực lượng giáo dục về vai trò của GDMT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học. Cần nghiên cứu kĩ, bám sát các hướng dẫn của các cấp về GDMT để xây dựng kế hoạch GDMT cho học sinh phù hợp với thực tế nhà trường. Quan tâm tổ chức nhiều hơn các HĐGDMT thông qua HĐGDNGLL và xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá HĐGDMT để công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách khoa học, mang lại hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và tăng cường huy động các điều kiện nhằm đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động GDMT cho học sinh.

GDMT là một hoạt động giáo dục, vừa trang bị kiến thức về môi trường cho học sinh, vừa hình thành cho học sinh những kĩ năng sống đối với môi trường, nó đòi hỏi có tính thường xuyên, liên tục và liên thông giữa các cấp học. Vì vậy, để đạt được mục tiêu chung của HĐGDMT cho học sinh, cần quan tâm đến HĐGDMT cho học sinh ở các cấp học cao hơn, nhằm tạo sự liên thông trong việc hình thành, cung cấp kiến thức, thái độ, kĩ năng cho học sinh. Những nhà nghiên cứu cần tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu để luận án có tính khả thi và lan tỏa trên phạm vi rộng hơn (các tỉnh/ thành) và đối tượng nghiên cứu cũng được mở rộng (THCS, THPT).

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Định hướng, chỉ đạo cho các Sở GD&ĐT tỉnh, thành xây dựng chương trình GDMT cho học sinh theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu chung, vừa đảm bảo tính thực tiễn của từng địa phương.

Thiết lập và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến HĐGDMT cho học sinh tiểu học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024