Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam - 14

tính “truyền thông” có tính răn đe rất hữu hiệu đối với các chủ thể khi có ý định thực hiện hành vi xâm phạm KDCN.

Hơn nữa, cũng cần sửa đổi quy định về biện pháp xử lý hình sự: Điều 156 Bộ luật hình sự quy định hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trên thực tế các vụ việc làm giả KDCN của sản phẩm tại Việt Nam đa số được thực hiện với số lượng ít, lợi nhuận thu được chưa đến 30 triệu đồng và cũng khó xác định được là gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó nhiều vụ việc sản xuất hàng giả KDCN chưa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hình sự, dẫn đến chưa thể áp dụng pháp luật có hiệu quả trên thực tế. Cần xem xét thay đổi mức giá trị hàng giả để đưa hành vi này vào xử lý hình sự một cách triệt để.

Thứ bảy, sửa đổi quy định về thẩm quyền của Trọng tài:

Các tranh chấp về quyền SHCN tại Việt Nam đa số đều lựa chọn phương thức đưa ra Tòa án để giải quyết với tâm lý cần thiết phải có các biện pháp đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trọng tài nước ta rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về SHTT bởi thẩm quyền giải quyết của Trọng tài Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế, chỉ giải quyết một số tranh chấp SHTT nhất định chứ không phải tất cả các tranh chấp SHTT có yêu tố thương mại. Thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên mở rộng thẩm quyền trọng tài, không chỉ coi tranh chấp SHTT là một phần của tranh chấp thương mại mà nên phân ra thành loại tranh chấp riêng, tạo nên một phương thức hợp lý cho các chủ sở hữu KDCN được lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

Thứ tám, nên cân nhắc đến việc hình thành Tòa án SHTT chuyên xử lý các vụ vi phạm về quyền SHTT

Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả ở châu Á như

Malaysia, Singapore đã có tòa án SHTT riêng, bao gồm các thẩm phán và cả các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT, nên việc xử lý vi phạm quyền SHTT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi chưa thành lập được tòa án chuyên môn, cần thành lập cơ quan trọng tài SHTT gồm đại diện các cơ quan chuyên trách để có thể đưa ra những ý kiến thống nhất trong việc xử lý vi phạm, giúp bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền KDCN nói riêng cho các doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả.

Hằng năm, ngành tòa án tiếp nhận rất ít các đơn kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Trong các loại án, án sở hữu trí tuệ có số lượng ít nhất. Theo thống kê của TAND Tối cao, từ khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực (1-7-2006) đến nay, số vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà ngành tòa án đưa ra xét xử chỉ khoảng vài trăm vụ, trong khi các lực lượng hải quan, quản lý thị trường, công an… đã xử lý hàng chục ngàn vụ xâm phạm.

Lý do khiến người dân và doanh nghiệp bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ thường sử dụng con đường hành chính chứ ít khi khởi kiện ra tòa là do ngán ngại thời gian giải quyết án kéo dài.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này: Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn khá mới ở Việt Nam, trong khi một số thẩm phán chưa có kinh nghiệm. Cạnh đó, tòa phải chờ kết quả trưng cầu giám định hoặc kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để giải quyết án mà nhiều khi quá trình chờ đợi này rất lâu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Ngoài ra, các quy định về việc khởi kiện, tiến hành tố tụng còn phức tạp. Chưa kể, tòa khó xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, dẫn đến việc khó xác định mức bồi thường. Hiện nay đang thiếu các hướng dẫn về căn cứ để xác định mức giảm sút thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại…

Dù người dân, doanh nghiệp chưa mặn mà với việc khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chúng tôi vẫn đề xuất nên thành lập tòa chuyên trách về lĩnh vực này.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam - 14

Việc thành lập tòa chuyên trách này là cần thiết, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới. Trong thời

hội nhập, Việt Nam đã bước vào sân chơi chung thì cũng phải tuân thủ các quy tắc chung về quyền sở hữu trí tuệ. Một khi nước ta siết lại việc kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực này và ý thức của người dân, doanh nghiệp thay đổi thì các vụ kiện ra tòa tất yếu sẽ tăng.

Hơn nữa, do tính chất của các vụ án liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ không giống các vụ án thông thường nên cần phải được chuyên môn hóa trong hệ thống tòa án và các thẩm phán phải là chuyên gia trong lĩnh vực. Một khi Việt Nam xây dựng được loại hình tòa chuyên trách này thì sẽ đảm bảo được quyền của chủ sở hữu, thu hút đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư an tâm hơn về hành lang pháp lý.

Tuy nhiên, nếu có thành lập tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ thì trước mắt cũng chỉ cần lập ở các đô thị lớn, có nhiều tranh chấp về sở hữu trí tuệ như Hà Nội, TP. HCM… Ở các tỉnh còn lại, chúng ta nên chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán, thư ký tòa chuyên sâu về sở hữu trí tuệ.

Mặt khác, khi thành lập tòa chuyên trách còn phải lưu ý đến việc sửa đổi, bổ sung một loạt luật liên quan như Luật Tổ chức tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự… Cạnh đó, một vấn đề khác là chúng ta đang triển khai mô hình tòa sơ thẩm khu vực nên việc thành lập tòa chuyên trách cũng phải tính toán cho phù hợp.

Về thẩm quyền, Tòa chuyên trách không chỉ giải quyết tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp, quyền sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền thông thường mà còn phải mở rộng hơn với tranh chấp về quảng cáo, tiếp thị, tranh chấp tên miền trong lĩnh vực kỹ thuật số, việc ăn cắp bản quyền trên mạng… Song song đó là phải bổ sung quy định liên quan. Việc này rất quan trọng để giúp các tác giả bảo vệ quyền đối với tác phẩm của mình trong kỷ nguyên công nghệ số.

Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện luật như đã nêu ở trên, cần kết hợp với những biện pháp sau để việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN phát huy hiệu quả:

Thứ nhất, tiến hành phổ cập kiến thức về SHTT cho toàn xã hội, từ các doanh nghiệp chủ thể quyền SHTT, đến người dân và đặc biệt là các cán bộ chuyên trách trong bộ máy nhà nước

Chủ sở hữu KDCN cần nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo hộ và thực thi quyền của chủ sở hữu đối với KDCN. Chủ sở hữu KDCN phải chủ động thực hiện quy định của pháp luật để phòng, chống các hành vi xâm phạm quyền.

Đối với doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về KDCN, chủ động cập nhật thông tin pháp luật liên quan đến SHCN để có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật SHCN. Thường xuyên tìm hiểu về vấn đề này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo trong và ngoài địa bàn để cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực SHCN. Lập diễn đàn về SHCN trên truyền hình, báo chí để các doanh nghiệp trao đổi thông tin, kinh nghiệm, góp phần tạo dựng, quảng bá và phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Doanh nghiệp phải xác lập cơ sở pháp lý vững chắc cho quyền đối với KDCN của doanh nghiệp mình bằng việc đăng ký bảo hộ. Đăng ký bảo hộ kịp thời các đối tượng SHCN nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong lĩnh vực SHTT. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chiến dịch bảo hộ tài sản SHCN của mình một cách dài hạn. Vì nếu chỉ đăng ký bảo hộ mà không đưa các KDCN vào thực thi trong cuộc sống không có các biện pháp chống lại các hành vi xâm phạm quyền thì việc đăng ký xem như không có hiệu quả.

Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền SHCN đối với KDCN, thường xuyên theo dõi việc bảo hộ KDCN liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tránh vi phạm quyền đối với KDCN của các tổ chức, cá nhân khác. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình và quyền lợi của cộng đồng.

Doanh nghiệp chủ động mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về SHCN để nâng cao kiến thức pháp luật, làm cho các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn tác dụng của việc đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ,

cũng như quyền lợi của mình và nghĩa vụ tôn trọng quyền SHCN của các doanh nghiệp khác. Từ đó doanh nghiệp định hướng ứng dụng và khai thác tốt nhất lợi ích của quyền SHCN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp luôn phải làm mới mình bằng việc không ngừng sáng tạo để đưa ra những kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng được các nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cần phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn người tiêu dùng đúng cách thức nhận biết và phân biệt hàng nhái, hàng giả KDCN của doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm, tờ rơi, quảng cáo hoặc thông qua các triển lãm, hội nghị khách hàng để việc phòng và chống hành vi xâm phạm quyền SHCN được thực hiện ngay từ chính người dân.

Thực trạng cho thấy xâm phạm quyền sở hữu KDCN ở Việt Nam như: hàng nhái, hàng giả về bao bì, kiểu dáng về sản phẩm hiện đang có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực khiến cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp cảm thấy dường như mình không được bảo vệ. Trong trường hợp bị xâm phạm quyền, các doanh nghiệp không thể chờ đến khi được bảo vệ mà phải tìm giải pháp tốt nhất là tự bảo vệ mình. Đó được coi là giải pháp tình thế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm tốt vấn đề này các doanh nghiệp cần phải chú trọng một số vấn đề như: Trang bị những kiến thức cần thiết về SHTT nói chung và các quy định của pháp luật về sở hữu KDCN nói riêng. Xây dựng chiến lược về quyền SHTT và có định hướng chính sách đúng đắn trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, thực hiện việc đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với KDCN kịp thời, nhanh chóng. Đây chính là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ sản phẩm của mình, ngăn ngừa hoặc có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền khi có vi phạm xảy ra. Không nên vì sợ lỡ mất cơ hội kinh doanh, tiếp thị mà doanh nghiệp không tiến hành việc đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với KDCN. Như vậy, doanh nghiệp mới tránh được tình trạng bị “kiện ngược” (như vụ việc cuả “TT NewFashion”, hay tranh chấp quyền KDCN võng xếp Duy Lợi - giữa Doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi và Doanh nghiệp tư nhân Duy Phương).

+ Đối với người tiêu dùng: lĩnh vực SHTT nói chung, SHCN trong đó có KDCN nói riêng vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt Nam, đại bộ phận người tiêu dùng hiểu biết về vấn đề này còn rất hạn chế, thậm chí với một số bộ phận người lao động họ không hề có các khái niệm này. Điều đó khiến cho phần lớn người tiêu dùng việt nam chấp nhận sử dụng các loại hàng hoá xâm phạm quyền SHCN trong đó có KDCN. Từ đó đã tạo điều kiện cho các loại hàng giả, hàng nhái KDCN phát triển và tồn tại. Để nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật của người tiêu dùng về SHTT và KDCN cần phải có sự phối kết hợp giữa chủ sở hữu KDCN với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm tốt công tác phổ biến pháp luật về lĩnh vực này.

Cần xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có lợi giữa chủ sở hữu và người tiêu dùng. Tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho các loại sản phẩm/hàng hóa có nhu cầu sử dụng lớn hoặc liên quan đến nhiều người. Cần khuyến khích mở các cuộc thương lượng giữa những người có nhu cầu khai thác với các chủ sở hữu nhằm giảm giá hàng hóa, tăng lượng hàng cung cấp cho xã hội. Đối với những sản phẩm/hàng hoá có nhu cầu sử dụng lớn hoặc có liên quan đến lợi ích công cộng (như thuốc chữa bệnh) ngoài các biện pháp trên cần lưu ý đến công cụ giấy phép, cũng như Nhà nước cần tập trung đầu tư và nhập khẩu nguồn sản phẩm giá rẻ để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thay thế các sản phẩm giá quá cao do bị khống chế bởi chủ sở hữu.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Xây dựng nền tảng ý thức pháp luật bằng cách đưa SHTT vào giảng dạy tại nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về SHTT để xây dựng, nâng cao ý thức coi trọng pháp luật để mỗi người dân hiểu và biết cách

làm thế nào để xác lập và phát huy quyền SHCN. Động viên toàn dân tích cực tham gia phòng tránh và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về pháp luật SHCN, thực hiện thường xuyên hoạt động phổ biến thông tin về SHCN nói chung và về KDCN nói riêng thông qua phương tiện truyền thông, xuất bản ấn phẩm (tờ rơi, quảng cáo...) nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức SHCN đến công chúng. Việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức SHTT trên truyền hình tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức cho người dân cũng như doanh nghiệp về lĩnh vực SHTT. Thường xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm về SHCN, công bố rộng rãi các đề tài khoa học, nghiên cứu ứng dụng về SHCN.

Triển khai, xây dựng chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chương trình chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo điện tử với những thông tin phong phú, đa dạng và hấp dẫn để nâng cao nhận thức pháp luật về SHCN cho đông đảo quần chúng. Qua đó, người dân có cơ hội tiếp cận với các vấn đề về SHCN, được cung cấp những thông tin bổ ích trong việc lựa chọn và tiêu dùng những sản phẩm tốt, phân biệt được hàng thật, hàng giả.

Qua chương trình, các cơ quan quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật có thể tiếp thu thêm kiến thức và một số kỹ năng trong xử lý các tình huống áp dụng pháp luật. Khi nhận thức về SHTT của doanh nghiệp và nhân dân được nâng lên, các cơ quan quản lý cũng có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động quản lý và thực thi pháp luật.

Các hội sở hữu trí tuệ cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật và thông tin, hướng dẫn nhận thức bằng những vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin về SHTT để người dân tiếp cận và nắm bắt dễ dàng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị đơn SHCN và quản lý các hoạt động trong cơ quan sẽ được đẩy mạnh, đặc biệt là đưa hệ thống quản trị đơn đăng ký SHCN mới (IPAS.net) vào sử dụng một cách ổn định, triển

khai việc nộp đơn điện tử trực tuyến và giao dịch với người nộp đơn qua mạng Internet, hoàn thiện các công cụ tra cứu đối tượng SHCN phục vụ công tác thẩm định đơn và nhu cầu của toàn xã hội trong quá trình tạo ra, bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Song song với việc triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ các thoả thuận, chương trình, dự án hợp tác song phương và đa phương về SHTT mà Việt Nam đã ký kết, tham gia (như ASEAN, APEC, WIPO, EPO, OHIM, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Đan Mạch, v.v.), Cục SHTT và Bộ Khoa học – Công Nghệ cùng các cơ quan, ban ngành liên quan cần tăng cường chất lượng hợp tác theo hướng có chiều sâu, thiết thực đối với Việt Nam. Đồng thời tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT ở cấp độ song phương và đa phương nhằm ph ục vụ đắc lực cho quá trình phát triển

của toàn bộ hệ thống SHTT Việt Nam, từng bước khẳng điṇ h vi ̣thế của Viêṭ Nam trong các tổ chứ c quốc tế và trong quan hệ với các nước.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí