Chuẩn Bị Thực Nghiệm (Thời Gian Tháng 7, 8 Năm 2020)


HS ở trường TH là HĐGD mang tính thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, ngoài sự giáo dục của nhà trường, cần có sự phối hợp tham gia của LLGD ngoài nhà trường để HĐGDMT cho HS đạt hiệu quả hơn.

3.4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành nhằm mục đích kiểm chứng mức độ hiệu quả của biện pháp quản lí “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TP Đà Nẵng”

3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu áp dụng biện pháp “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường TH tại TPĐN” trong quá trình quản lí thì sẽ nhận được những kết quả tích cực từ việc thay đổi (theo hướng tăng tiến) về nhận thức, năng lực của LLGD trong và ngoài nhà trường trong công tác phối hợp thực hiện HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.

3.4.3. Mẫu khách thể và đối tượng thực nghiệm

a. Chọn mẫu khách thể thực nghiệm: Người nghiên cứu chọn 3 trường Tiểu học (TH Phan Đăng Lưu – Quận Hải Châu, TH Hoàng Duy Khương – Quận Cẩm Lệ, TH Huỳnh Ngọc Huệ - Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng), đây cũng là các trường thuộc mẫu khảo sát thực trạng.

3 Trường TH được chọn làm mẫu có những nét tương đồng như sau:

+ Phòng giáo dục – Đào tạo quận và Chính quyền địa phương quan tâm triển khai công tác giáo dục ở cơ sở trong lĩnh vực GDMT cho HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

+ Cả 3 trường đều có quy mô lớp tương đối bằng nhau, trên 30 lớp/trường (không quá nhỏ, quá lớn về quy mô); điều kiện cơ sở vật chất tương đồng; 3 trường đều được công nhận Trường học xanh

+ Cán bộ quản lí có tham gia lớp tập huấn về quản lí HĐGDMT cho HS và có nhu cầu tham gia nghiên cứu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lí HĐGDMT cho HS.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 24

+ Các điều kiện, nguồn lực dành cho HĐGDMT ở nhà trường hạn chế về nội lực, khả năng đáp ứng nhu cầu giáo dục của cá nhân và xã hội là thấp; năng lực vận dụng các nguồn lực từ ngoài nhà trường chưa hướng đến tính thực tiễn và hiệu quả.


b. Đối tượng thực nghiệm:

Nhóm 1 gồm: CBQL, GV, NV nhà trường (144 người)

+ Ban giám hiệu: 9 người (Mỗi trường 3 người)

+ Giáo viên: 126 người (Mỗi trường 42 người)

+ Nhân viên: 9 người (Mỗi trường 3 người)

Nhóm 2 gồm: PHHS và chính quyền địa phương (255 người)

+ PHHS: 225 người (Mỗi trường 75 người, là BDD PHHS các lớp)

+ Lãnh đạo địa phương: 30 người (Mỗi phường 10 người)

3.4.4. Địa bàn và thời gian thực nghiệm

- Thực nghiệm: từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020.

- Địa bàn thực nghiệm: tại 3 trường Tiểu học (TH Phan Đăng Lưu – Quận Hải Châu, TH Hoàng Duy Khương – Quận Cẩm Lệ, TH Huỳnh Ngọc Huệ - Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).

3.4.5. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm biện pháp quản lí “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng” tại 3 trường tiểu học với các nội dung chính sau:

- Tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ trong phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình

– Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học;

- Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học;

- Triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.

3.4.6. Phương pháp thu thập số liệu thực nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về GDMT cho HS ở trường tiểu học, về công tác phối hợp 3 LLGD Nhà trường – Gia đình – Xã hội, nghiên cứu hồ sơ sổ sách về HĐGDMT của 3 trường thực nghiệm.

- Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi: Phiếu hỏi dành cho 2 nhóm đối tượng (CBQL - GV – NV nhà trường và PHHS - chính quyền địa phương) – Phụ lục 10,


11. Nội dung khảo sát là đánh giá nhận thức, thái độ và năng lực của các đối tượng tham gia trước và sau thực nghiệm biện pháp 5 “Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học tại TPĐN”. Phiếu khảo sát được dùng cho trước và sau thực nghiệm.

- Xử lí số liệu thực nghiệm: Sử dụng thang đo 4 mức (Tốt, Khá, Trung bình, Yếu) với cách tính tỉ lệ % theo từng mức; xử lí số liệu thu về theo từng nội dung khảo sát và theo từng nhóm đối tượng khảo sát để đưa ra nhận xét, đánh giá..

3.4.7. Tiến trình thực nghiệm

3.4.7.1. Chuẩn bị thực nghiệm (Thời gian Tháng 7, 8 năm 2020)

Bước 1: Lập kế hoạch thực nghiệm

Nghiên cứu sinh lập kế hoạch thực nghiệm, báo cáo Phòng Giáo dục&Đào tạo 3 quận về kế hoạch thực nghiệm để xin ý kiến phê duyệt.

Nghiên cứu sinh báo cáo Ban giám hiệu, các đoàn thể và giáo viên cốt cán trong 3 trường tham gia thực nghiệm về kế hoạch thực nghiệm và xin ý kiến đồng thuận của nhà trường.

Nghiên cứu sinh xây dựng bộ công cụ khảo sát, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu tuyên truyền, xây dựng dự thảo kế hoạch phối hợp xin ý kiến chuyên gia. Sau đó trao đổi, thống nhất với nhà trường để đưa vào thực nghiệm.

Bước 2: Tổ chức tập huấn

Nghiên cứu sinh thông qua nhà trường tổ chức báo cáo những nội dung cơ bản về lí luận vấn đề nghiên cứu, đề xuất các biện pháp và thống nhất tiến trình, quy trình tổ chức thực nghiệm.

Nghiên cứu sinh thông qua nhà trường tổ chức tham vấn những vấn đề cơ bản về nguyên lí, nguyên tắc, phương pháp và các điều kiện liên quan đến quản lí, tổ chức, đánh giá HĐGDMT và hoạt động thực nghiệm trên cơ sở mục tiêu vấn đề nghiên cứu đã đề xuất.

3.4.7.2. Tổ chức thực nghiệm

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện tổ chức thực nghiệm


Đề nghị các trường dự thảo kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS ở trường trên cơ sở văn bản chỉ đạo của các cấp.

Hỗ trợ trường xác định và phân công nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo chức năng, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan.

Xác thực các điều kiện về nguồn cung giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhà trường đảm bảo tổ chức thử nghiệm dựa trên các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường và mục tiêu vấn đề nghiên cứu.

Phối hợp với nhà trường đo kết quả đầu vào theo tiêu chí đánh giá trên các mục tiêu thực nghiệm.

Bước 2: Khảo sát trước thực nghiệm

a. Tiến hành khảo sát trước thực nghiệm

- Thời gian khảo sát: Tuần thứ 2 của tháng 9 năm 2020.

- Mục đích và nội dung khảo sát: Thu thập kết quả về tầm quan trọng, nhu cầu, thái độ phối hợp của CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; kết quả tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp và triển khai kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học với các nội dung liên quan đến biện pháp đề xuất trước thực nghiệm.

- Công cụ khảo sát: Dùng bộ phiếu hỏi dành riêng cho 2 nhóm đối tượng (Nhóm 1 gồm CBQL – GV, NV; Nhóm 2 gồm PHHS – Chính quyền địa phương) – Phụ lục 10, 11.

- Cách thức tiến hành: Thông qua lãnh đạo nhà trường để phát phiếu khảo sát cho các đối tượng và thu phiếu về xử lí.

b. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Kết quả trước thực nghiệm không đạt mục tiêu nên NCS tổ chức tác động để cải thiện các kết quả đưa ra đối với việc áp dụng biện pháp 5 tại 3 trường thực nghiệm.

Kết quả trước thực nghiệm được phân tích cụ thể ở phần sau, trong so sánh tương quan giữa kết quả trước và sau thực nghiệm ở từng nhóm đối tượng được khảo sát.

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm


a. Tác động trong thực nghiệm

Từ kết quả thu được trước khi thực nghiệm (trình bày ở phần sau), NCS đưa ra một số cách thức tác động để cải thiện kết quả trước thực nghiệm như sau:

- Triển khai hoạt động truyền thông trên tất cả các phạm vi, lĩnh vực, các thành phần, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng về GDMT.

- Cung cấp các tài liệu về GDMT cho CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương bằng nhiều hình thức phong phú: phát tờ rơi, qua group Zalo, Viber, trang thông tin điện tử của nhà trường, qua tin nhắn SMS giữa nhà trường với các LLGD.

- Tổ chức 2 buổi tọa đàm chuyên đề về GDMT cho HS tại nhà trường và công tác phối hợp các LLGD (Nhà trường – Gia đình – Địa phương) trong hoạt động giáo dục học sinh tại trường tiểu học. Mời toàn thể HĐSP, PHHS, HS và chính quyền địa phương tham gia. (Trong tháng 10/2020). Mỗi trường tổ chức tọa đàm dưới tại nhà trường vào sáng thứ 2 và sáng thứ 7.

- Tập huấn cho CBQL, GV, NV và PHHS, địa phương kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục, kĩ năng xây dựng kế hoạch phối hợp các LLGD trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học. Mời chuyên gia trường ĐHSP Đà Nẵng về tập huấn Kĩ năng xây dựng kế hoạch phối hợp. Mỗi trường tập huấn 1 buổi chiều thứ 7 tại Hội trường nhà trường.

b. Khảo sát kết quả sau tác động

- Thời gian khảo sát: Tuần thứ 2 của tháng 11 năm 2021.

- Mục đích và nội dung khảo sát: Thu thập kết quả về tầm quan trọng, nhu cầu, thái độ phối hợp của CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học; kết quả tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp và triển khai kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Chính quyền địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học với các nội dung liên quan đến biện pháp đề xuất sau thực nghiệm.

- Công cụ khảo sát: Dùng bộ phiếu hỏi dành riêng cho 2 nhóm đối tượng (Nhóm 1 gồm CBQL – GV, NV; Nhóm 2 gồm PHHS – Chính quyền địa phương) – Phụ lục 10,11.


- Cách thức tiến hành: Thông qua lãnh đạo nhà trường để phát phiếu khảo sát cho các đối tượng tham gia thực nghiệm và thu phiếu về xử lí.

c. Phân tích kết quả trước và sau thực nghiệm

c.1. Nhóm CBQL, GV, NV nhà trường

Phân tích từ bảng 3.15 và biểu đồ 3.1 (Phụ lục 18) cho thấy:

- Trước thực nghiệm: Về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ phối hợp trong HĐGDMTcho học sinh: Các nội dung khảo sát được CBQL, GV và NV nhà trường đánh giá ở mức Khá và Tốt là dưới 50%, riêng tiêu chí về thái độ tích cực, chủ động tham gia công tác phối hợp trong HĐGDMT cho HS chỉ đạt 35% mức Khá – Tốt. Điều đó cho thấy, đối tượng CBQL, GV, NV chưa thực sự chủ động trong công tác phối hợp. Cả 3 tiêu chí về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ trong phối hợp được lựa chọn phổ biến nhiều nhất ở mức (2) – mức trung bình.

- Sau thực nghiệm: Về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh: Các nội dung khảo sát được CBQL, GV, HV đánh giá ở mức Khá và Tốt đạt từ 58% trở lên. Cả 3 tiêu chí về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ trong phối hợp được lựa chọn nhiều nhất ở mức (3) – mức Khá. So với trước thực nghiệm, có sự thay đổi khá lớn về nhận thức đối với nội dung này. Tỉ lệ Khá và Tốt được nâng lên rõ rệt nhất là tiêu chí về thái độ tích cực, chủ động tham gia vào HĐGDMT cho HS của CBQL, GV, NV – tăng gần 40 % ở 2 mức độ Khá và Tốt; tỉ lệ yếu và trung bình ở cả 3 tiêu chí đều giảm đáng kể.

Như vậy, sau tác động, thái độ chủ động, tích cực trong phối hợp HĐGDMT cho HS của đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt về mức độ nhận thức và hành vi tham gia.

Phân tích từ bảng 3.16 và biểu đồ 3.2 (Phụ lục 18) cho thấy:

- Trước thực nghiệm: Về tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được CBQL, GV, NV đánh giá ở mức trung bình cho 6 tiêu chí khảo sát, đó là tiêu chí 1,7,8,9,10. Đối với các tiêu chí 3,4,5,6 có tần suất đánh giá ở mức Khá, với tỉ lệ dao động từ 22% lên đến 39%. Mức độ Tốt có tần suất đánh giá thấp nhất ở cả 10 tiêu chí. Điều đó cho


thấy, việc tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được PHHS và CQĐP đánh giá thực hiện dao động ở mức Trung bình - Khá

- Sau thực nghiệm: Về tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được CBQL, GV, NV nhà trường đánh giá ở mức Khá là chỉ số cao nhất cho cả 10 tiêu chí khảo sát, có tỉ lệ dao động từ 37% lên đến 45%. Mức cao thứ 2 là mức Tốt, tỉ lệ dao động từ 20% đến 34%. Điều đó cho thấy, sau tác động, nhận thức của CBQL, GV, NV nhà trường đã được cải thiện từ mức Trung bình - Khá lên mức Khá - Tốt về việc tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS. Một số tiêu chí như 2,7,8,9,10 có sự thay đổi nhiều về mức độ, dao động từ 15 đến 21% ở mức độ Tốt . Như vậy, sau thực nghiệm có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực (sự tăng tiến về nhận thức đối với từng tiêu chí được khảo sát).

Phân tích từ bảng 3.17 và biểu đồ 3.3 (Phụ lục 18) cho thấy:

- Trước thực nghiệm: Về triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh được CBQL, GV, NV đánh giá với tần suất cao nhất là mức trung bình với tỉ lệ dao động từ 31% đến 43%. Tỉ lệ lựa chọn ở mức Tốt là thấp nhất với tỉ lệ từ 5% đến 15%. Điều này có nghĩa CBQL, GV, NV nhà trường chưa nhận thức được việc triển khai kế hoạch phối hợp, việc triển khai này chỉ đạt ở mức trung bình với 6/8 tiêu chí khảo sát là trung bình.

- Sau thực nghiệm: Về triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh được CBQL, GV, NV nhà trường đánh giá mức cao nhất là mức Khá với tỉ lệ dao động từ 37% đến 45%. Tỉ lệ lựa chọn ở mức Tốt được xếp thứ 2 sau Khá với tỉ lệ dao động từ 22% dến 37%. Ở mức độ Khá có một số tiêu chí 1,5,8 có mức tăng đáng kể từ 13 % đến 21%. Ở mức Tốt tỉ lệ tăng cũng rất cao nhất là ở các tiêu chí 1, 2, 7, 8 với mức dao động từ 17% đến 24%. Điều này cho thấy, sau tác động, đội ngũ CBQL, GV, NV đã có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức đối với việc triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp HĐGDMT cho học sinh với tỉ lệ Khá Tốt đạt từ 60% đến trên 80%.

c.2. Nhóm PHHS và CQĐP

Phân tích từ bảng 3.18 và biểu đồ 3.4 (Phụ lục 18) cho thấy


- Trước thực nghiệm: Về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh: Các nội dung khảo sát được PHHS và chính quyền địa phương đánh giá ở mức Khá và Tốt là dưới 50%. Cả 3 tiêu chí về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ trong phối hợp được lựa chọn nhiều nhất ở mức (2) – mức TB.

- Sau thực nghiệm: Về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh: Các nội dung khảo sát được PHHS và chính quyền địa phương đánh giá ở mức Khá và Tốt đạt trên 76%. Cả 3 tiêu chí về tầm quan trọng, nhu cầu và thái độ trong phối hợp được lựa chọn nhiều nhất ở mức (3) – mức Khá. So với trước thực nghiệm, có sự thay đổi khá lớn về nhận thức đối với nội dung này. Tỉ lệ Khá và Tốt được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ Yếu và Trung bình giảm đáng kể.

Phân tích từ bảng 3.19 và biểu đồ 3.5 (Phụ lục 18) cho thấy:

- Trước thực nghiệm: Về tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được PHHS và CQĐP đánh giá ở mức trung bình là chỉ số cao nhất cho cả 10 tiêu chí khảo sát, có tỉ lệ dao động từ 38% lên đến 56%. Mức cao thứ 2 là Khá, tỉ lệ dao động từ 21% đến 29%. Mức độ Tốt là thấp nhất. Điều đó cho thấy, việc tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được PHHS và CQĐP đánh giá thực hiện ở mức Trung bình.

- Sau thực nghiệm: Về tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được PHHS và CQĐP đánh giá ở mức Khá là chỉ số cao nhất cho cả 10 tiêu chí khảo sát, có tỉ lệ dao động từ 34% lên đến 64%. Mức cao thứ 2 là mức Tốt, tỉ lệ dao động từ 15% đến 28%. Điều đó cho thấy, sau tác động, nhận thức của PHHS và CQĐP đã được cải thiện từ mức Trung bình - Khá lên mức Khá - Tốt về việc tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp được PHHS và CQĐP. Các tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5 có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực (sự tăng tiến về nhận thức đối với từng tiêu chí được khảo sát).

Phân tích từ bảng 3.20 và biểu đồ 3.6 (Phụ lục 18) cho thấy:

- Trước thực nghiệm: Về triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho học sinh được PHHS và CQĐP đánh giá mức cao nhất là mức trung bình với tỉ lệ dao động từ 34% đến 38%. Tỉ lệ lựa chọn ở mức Tốt là thấp nhất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024