Xây dựng kế hoạch là quan trọng đối với mỗi tổ chức, mỗi nhà quản lí . Nếu không có kế hoạch phối hợp thì nhà quản lí có thể không huy động, không khai thác hết các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), không thực hiện được công tác xã hội hóa trong giáo dục và hiệu quả trong quản lí HĐGD cho học sinh sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác.
b. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức:
- Nhà trường cần thường xuyên cung cấp tài liệu tuyên truyền về GDMT; tổ chức chuyên đề về GDMT, tổ chức tốt các phong trào thi đua, gắn kết với các cuộc vận động, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại về HĐGDMT qua đó luôn nhắc nhở CBGV có ý thức trách nhiệm GDMT cho học sinh và phối hợp các lực lượng liên quan cùng giáo dục. Thông qua các cuộc họp này nhà trường và GVCN tích cực tuyên truyền cho CMHS thấy được vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với việc hình thành văn hóa môi trường cho HS; trách nhiệm của CMHS trong việc phối hợp với nhà trường, xã hội để giáo dục HS. Nhà trường kết hợp cùng với các LLXH và huy động CB-GV, CMHS tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để HS được trải nghiệm qua đó góp phần GDMT cho HS.
- Nhà trường chủ động mời chính quyền địa phương và PHHS tham gia các chuyên đề, hội thảo về GDMT, tham gia các hoạt động về GDMT cho học sinh do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức để các bên cùng hiểu ý nghĩa của hoạt động GDMT và tăng cường trách nhiệm trong công tác GDMT cho HS.
(2). Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong HĐGDMT cho HS
Giáo dục HS là trách nhiệm chung của toàn xã hội nhưng nhà trường với vai trò chủ đạo, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phối hợp thống nhất các LLGD; tham mưu với các cấp lãnh đạo như Sở GD&ĐT, Quận uỷ, UBND quận để nhận được sự hỗ trợ cho kế hoạch đã xây dựng có tính khả thi. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp GDMT cho học sinh tại nhà trường để đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi và tính hiệu quả của kế hoạch phối hợp.
Khi tổ chức xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa các LLGD (Nhà trường – Gia đình
– Địa phương) trong việc thực hiện HĐGDMT cho HS cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Xác định căn cứ xây dựng KH phối hợp giữa Gia đình – Nhà trường - Địa phương trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, bao gồm căn cứ pháp lí, căn cứ thực tiễn nhà trường và địa phương.
- Phân tích bối cảnh trong và ngoài nhà trường ảnh hưởng đến HĐGDMT cho HS tiểu học và công tác phối hợp trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.
- Xác định và thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDMT cho học sinh
Xác định, thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phối hợp giữa các LLGD, một mặt đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, trong hành động đối với vấn đề môi trường từ đó tác động đến nhận thức, hành vi của học sinh, dần dần hình thành ở HS văn hóa môi trường. Muốn vậy, nhà trường cần thống nhất các nội dung GDMT cho HS ở nhà, khi đến trường và khi đi ra ngoài xã hội; trao đổi phương pháp giáo dục và xây dựng được những hình thức phối hợp giáo dục đa dạng phong phú giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường.
Muốn tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phối hợp, cần thực hiện tốt một số công việc sau: Mỗi năm học, nhà trường tổ chức một số Hội nghị liên quan đến vấn đề giáo dục nói chung và GDMT nói riêng với sự tham gia của các thành viên trong hội đồng GD nhà trường và tùy theo nội dung của từng hội nghị có thể mời thêm đại biểu của các LLGD tham dự. Các hội nghị tập trung vào việc quán triệt về mục tiêu của GD cấp TH, trong đó tăng cường GDMT cho HS là một nhiệm vụ cần thiết. Tại hội nghị đầu năm học với các thành phần như đã nêu ở trên, hiệu trưởng sẽ trình bày kế hoạch GD nói chung và kế hoạch phối hợp giữa các LLGD để GDMT cho HS nói riêng. Hội nghị sẽ thống nhất thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phối hợp giữa các LLGD.
- Hiệu trưởng phân bổ các nguồn lực: nhân sự, CSVC, trang thiết bị, tài chính, thời gian cho từng nội dung phối hợp theo từng thời điểm đã xác định.
- Hiệu trưởng xác định trách nhiệm phối hợp của 3 bên (Nhà trường - Gia đình
- Địa phương) trong HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.
Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm, để gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc truyền thống hoặc điện tử, các buổi họp cha mẹ học sinh để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện, kết quả tham gia HĐGDMT và những vấn đề khác liên quan đến học sinh.
Giữa nhà trường và chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương, thông qua định kì họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để cùng phối hợp trong HĐGDMT học sinh. Đặc biệt, giữa nhà trường và địa phương cần có quy chế phối hợp trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp trong và ngoài NT thông qua hoạt động chủ điểm như Ngày chủ nhật xanh, Cổng trường sạch – đẹp, Ngày công dân toàn cầu.
- Hiệu trưởng dự thảo KH phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và địa phương trong HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học.
- Sau khi dự thảo kế hoạch phối hợp, nhà trường cần tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của CBQL, GV, PHHS và địa phương để cùng bàn bạc, góp ý, thống nhất và hoàn thiện KH phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và địa phương trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học.
- Hiệu trưởng phổ biến KH phối hợp giữa nhà trường – gia đình và địa phương trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học đến toàn thể CBQL, GV, NV, PHHS và chính quyền địa phương.
(3). Triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và Địa phương trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học, bao gồm:
- Hiệu trưởng thành lập Ban quản lí HĐGDMT, trong đó hiệu trưởng là Trưởng ban, phó hiệu trưởng HĐNGLL, Trưởng đại diện Hội PHHS và 1 lãnh đạo địa phương làm phó ban; các thành viên là tổ trưởng các tổ công tác, Tổng phụ trách Đội, đại diện PHHS các khối lớp, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội.
- Hiệu trưởng phân công bộ phận, nhân sự triển khai kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS.Việc phân công cần đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình phân công, cần gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhằm đảm bảo cho kế hoạch phối hợp được thực hiện thông suốt, đạt mục tiêu đề ra.
- Hiệu trưởng tổ chức triển khai các hoạt động GDMT theo kế hoạch đã xây dựng. Căn cứ kế hoạch phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động GDMT cho HS đã được xác định, thống nhất theo từng thời gian cụ thể trong năm học.
- Hiệu trưởng đảm bảo CSVC, điều kiện khác theo KH phối hợp giữa nhà trường
– gia đình và địa phương trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học.
- Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng GV, PHHS và chính quyền địa phương về các kĩ năng phối hợp, nguyên tắc phối hợp khi tham gia HĐGDMT cho HSTH.
- Hiệu trưởng huy động các LLXH, PHHS tham gia vào các hoạt động GDMT cho học sinh do nhà trường tổ chức. Việc huy động phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, của nội dung hoạt động GDMT và cần có sự thông báo trước đến các LLGD ngoài nhà trường để họ chủ động sắp xếp thời gian cùng tham dự. Trong quá trình tham dự, nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của LLGD ngoài nhà trường đóng góp cho HĐGDMT cho HS do trường tổ chức.
- Hiệu trưởng tổ chức họp giao ban, báo cáo tiến độ, đánh giá định kì để bổ sung, thay đổi nguồn lực trong quá trình thực hiện.
(4). Giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và Địa phương trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học
Kiểm tra là chức năng của hiệu trưởng trong việc tìm hiểu xem các quyết định chỉ đạo được thực hiện như thế nào, phát hiện và kịp thời giúp đỡ đội ngũ khắc phục các thiếu sót, các trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch, đồng thời phát hiện các mối liên hệ ngược về bản thân các quyết định, các kế hoạch nhằm điều chỉnh đúng đắn để đạt tính khả thi hơn. Mặt khác, giám sát, kiểm tra còn có ý nghĩa tác động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, qua kiểm tra để đánh giá mà khen thưởng các sáng kiến, các thành tích nhằm động viên, khích lệ các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp trong HĐGDMT cho HS được đưa vào trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường ngay từ đầu năm để các bộ phận được phân công phụ trách nắm rõ và thực hiện. Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục đích kiểm tra, cách thức, phương pháp kiểm tra, đối tượng kiểm tra (giáo viên, tổng phụ trách Đội, nhân viên) và thời gian, không gian kiểm tra.
Tóm lại, trong lí luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt kết quả tốt. Vì vậy, trong công tác quản lí giáo dục, nhà quản lí cần quan tâm quản lí sự phối hợp giữa nhà trường với các LLGD. Nhà quản lí cần xác định các kênh phối hợp trong quá trình quản lí của mình. Sự phối hợp giữa các LLGD là một yếu tố rất quan trọng, quyết định chất lượng GD nói chung và chất lượng GDMT nói riêng. Nếu hiệu trưởng quản lí tốt sự phối hợp thì công việc quản lí sẽ gặp nhiều thuận lợi và ngược lại.
3.2.6. Tăng cường huy động các điều kiện (nguồn lực) thực hiện HĐGDMT cho HS tại trường tiểu học
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Các điều kiện HĐGDMT cho HS ở các trường tiểu học có vai trò hỗ trợ tích cực, quan trọng trong quá trình dạy học và hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nguyên lý "trực quan" và nguyên lý "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn" nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nó giúp cho học sinh hiểu rõ bài dạy và tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn, tạo được niềm tin khoa học vào kiến thức mà các em chiếm lĩnh, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, biết trải nghiệm và vận dụng vào thực tiễn. Việc huy động các điều kiện nhằm tạo động lực thúc đẩy HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học đạt mục tiêu đề ra.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
Hoạt động GDMT cho HS tại các trường tiểu học cần nhận được sự hỗ trợ các điều kiện về nhân lực (con người), vật lực (cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu) và tài lực (nguồn kinh phí) để tổ chức các hoạt động GDMT.
Để thực hiện biện pháp “Tăng cường huy động các điều kiện (nguồn lực) thực hiện HĐGDMT cho HS tại trường tiểu học”, cần thực hiện các nội dung sau:
Tăng cường huy động các điều kiện (nguồn lực) thực hiện HĐGDMT cho HS tại trường tiểu học | |
(1) | Bố trí phòng học, sân chơi, thiết bị, đồ dùng để thực hiện HĐGDMT |
(2) | Phân bố thời gian, kinh phí cần thiết để thực hiện HĐGDMT |
(3) | Hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên tổ chức các hoạt động GDMT cho HS |
(4) | Hiệu trưởng có biện pháp động viên khuyến khích tập thể giáo viên, học sinh tự làm các đồ dùng dạy học |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Tiểu Học Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Hoàn Thiện Quản Lí Hình Thức, Phương Pháp Gdmt Thông Qua Hđgdngll
- Tiêu Chí 1 - Quản Lí Con Người Trong Hđgdmt Cho Hs Tiểu Học
- Bảng Quy Ước Xử Lí Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Biện Pháp
- Đánh Giá Chung Về Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Chuẩn Bị Thực Nghiệm (Thời Gian Tháng 7, 8 Năm 2020)
Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.
(1). Bố trí phòng học, sân chơi, thiết bị, đồ dùng để thực hiện HĐGDMT
- Hiệu trưởng xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trong việc mượn, sử dụng, mua sắm, bảo quản tài sản, vật dụng của nhà trường.
- Hiệu trưởng xây dựng quy định về trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, cá nhân nhằm đem lại hiệu quả trong công tác quản lí sử dụng tài sản nhà trường.
- Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng và các nhân viên thống kê số lượng và chất lượng phòng học, sân chơi, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập, thư viện, nhà ăn, nhà nghỉ, các công trình khác trong trường theo hướng có thể sử dụng để phục vụ cho việc tổ chức HĐGDMT cho HS. Phân bố các phòng học, các điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị và đồ dùng một cách hợp lí cho các LLGD theo các nội dung hoạt động trong kế hoạch. Sân chơi, bãi tập cần được BGH phân bố hợp lí trong thời khóa biểu để tránh việc chồng chéo giữa các lớp học. Hiệu trưởng bố trí 1 nhân viên phụ trách, theo dõi việc mượn ĐDDH, trang thiết bị của GV phục vụ cho việc giảng dạy, giáo dục HĐGDMT cho HS. Hiệu trưởng quản lí việc sử dụng ĐDDH, TTBDH theo hướng sử dụng đúng cách, giao trách nhiệm quản lí và sử dụng đúng người.
(2). Phân bố thời gian, kinh phí cần thiết để thực hiện HĐGDMT
BGH cần chú ý phân bố thời gian dành cho HĐGDMT: ngoài các tiết dạy có lồng ghép, tích hợp HĐGDMT thì BGH nên sắp xếp HĐGDMT ngoài giờ lên lớp vào vào các tiết chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp hay buổi cuối tuần (Thứ 7). Dự toán chi tiết
kinh phí thực hiện cho HĐGDMT, trong đó lưu ý đến việc bồi dưỡng theo ngày công lao động cho các LLGD tham gia HĐGDMT cho HS thông qua HĐGDNGLL.
BGH cần quan tâm cấp kinh phí mua sắm, bổ sung các tài liệu về GDMT cho GV, HS bởi vấn đề môi trường thay đổi hằng ngày, nếu không được cập nhật liên tục, thường xuyên thì việc dạy học, giáo dục về MT cho HS của GV sẽ bị hạn chế.
(3). Hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên tổ chức các hoạt động GDMT cho HS
Trong quá trình tổ chức các HĐGDMT cho HS cần đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung GDMT. Đây là sân chơi bổ ích, lí thú, thu hút được số đông HS tham gia, qua đó nâng cao hiệu quả GDMT cho HS. Để có thể huy động và quản lí tốt các điều kiện HĐGDMT cho HS, hiệu trưởng phải thực hiện như sau:
- Trước hết, hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc sử dụng CSVC và TBDH, giúp họ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này, phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học và trong các hoạt động là điều thiết yếu. Hiệu trưởng tổ chức tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả trong đó phải sử dụng thiết bị dạy học. Ngoài ra, hiệu trưởng cần xây dựng những quy định vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học và kế hoạch HĐGDNGLL nhằm GDMT cho HS, có nội dung đề xuất các thiết bị dạy học cần sử dụng. Tổng hợp các kế hoạch bộ phận, nhà trường lập kế hoạch chung về thiết bị dạy học của toàn trường. Kế hoạch phải nêu được: sử dụng thiết bị dạy học gì vào chủ đề nào của bài giảng, khai thác ở đâu và những kiến nghị, những đề xuất với nhà trường về thiết bị dạy học cho bộ môn, cho các bài giảng về GDMT
- Hiệu trưởng cần xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học. Ngoài hệ thống các phòng bộ môn, hiệu trưởng cũng phải cải tạo hệ thống các lớp học, trường học đảm bảo các yêu cầu: đủ ánh sáng, chống độ ồn, chống ẩm, thiết kế lại bàn ghế, chỗ ngồi cho phù hợp với phương pháp dạy tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng thiết bị dạy học từ khâu di chuyển đến các khâu minh hoạ giúp cho học sinh lĩnh hội có hiệu quả bài giảng, giúp cho giáo viên
lao động sư phạm trong giờ giảng không bị hao tổn quá nhiều sức lực.
(4). Hiệu trưởng có biện pháp động viên khuyến khích tập thể giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học
- Hiệu trưởng khuyến khích, động viên giáo viên, học sinh tự làm các đồ dùng dạy học có giá trị để bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng và tiết kiệm kinh phí mua sắm.
- Hiệu trưởng cần tổ chức kiểm tra định kỳ và thường xuyên nhằm nắm bắt việc sử dụng thiết bị dạy học của các bộ phận: mức độ, hiệu quả sử dụng và số lượng được giáo viên sử dụng.
- Hàng năm, hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung để có một hệ thống CSVC và TBDH đồng bộ, đảm bảo số lượng để đáp ứng yêu cầu của việc giảng dạy và tổ chức các HĐGDMT của nhà trường.
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên về vai trò, ý nghĩa của HĐGDMT và quản lí HĐGDMT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở xuyên suốt trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lí HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học.
Thực tế cho thấy, vai trò của mỗi giáo viên là hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp quản lí, giảng dạy và giáo dục học sinh; ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức giúp HS hình thành và phát triển nhân cách. Vai trò của CBQL ở các nhà trường là định hướng từ việc giáo dục nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện đến việc giám sát kiểm tra, đánh giá CBQL, GV và HS trong các HĐGD của nhà trường. Vì thế, nếu mỗi CBQL và GV nhận thức đầy đủ, đúng đắn và quyết tâm hành động một cách đồng bộ thì HĐGDMT cho HS nói riêng sẽ đem lại hiệu quả cao.
HĐGDMT trong trường TH được tổ chức dưới hai hình thức, đó là: GDMT thông qua HDDH tích hợp, lồng ghép và GDMT thông qua HĐNGLL. Hai hoạt động này song song diễn ra hằng ngày trong hoạt động chung của nhà trường, đồng thời bổ sung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, giáo viên có thể sử dụng HĐNGLL như là một phương