Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo 112116


Xây dựng bộ tài liệu chuẩn về GDMT cho cấp tiểu học và tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban hành kế hoạch HĐGDMT cho cấp tiểu học hằng năm, làm cơ sở cho các trường trong việc triển khai, thực hiện.

Xây dựng và ban hành quy chế, quy định trong giám sát, kiểm tra HĐGDMT cho HSTH bằng nhiều hình thức như kiểm tra thực tế, thông qua báo cáo định kì.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho tất cả các LLGD về kiến thức, hình thức, phương pháp giáo dục môi trường và quản lí HĐGDMT cho học sinh tiểu học, nhất là đội ngũ CBQL và GV. Đồng thời, hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các Phòng GD&ĐT tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT đã đề ra.

Khuyến khích các địa phương thực hiện công tác xã hội hóa trong hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học nhằm huy động được nhiều nguồn lực cho HĐGDMT. Tổ chức đánh giá định kì HĐGDMT và tuyên dương, khen thưởng các cá nhân,

tập thể có thành tích xuất sắc trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT, chỉ đạo cho các trường tiểu học xây dựng kế hoạch GDMT cho học sinh theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu chung, vừa đảm bảo tính thực tiễn của từng trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến HĐGDMT cho học sinh tiểu học.

Hướng dẫn các trường quy chế, quy định trong giám sát, kiểm tra HĐGDMT cho HS tiểu học. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, xử lí các tình huống xảy ra (nếu có) trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 26

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho tất cả các LLGD về kiến thức, hình thức, phương pháp giáo dục môi trường và quản lí HĐGDMT cho học sinh tiểu học, nhất là đội ngũ CBQL và GV. Đồng thời, hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho các trường tiểu học tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT đã đề ra.


Khuyến khích các trường thực hiện công tác xã hội hóa trong hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học nhằm huy động được nhiều nguồn lực cho HĐGDMT theo Thông tư 16 của Bộ GD&ĐT năm 2018 về việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ trong các cơ sở giáo dục.

Tổ chức đánh giá định kì HĐGDMT và tham mưu với các cấp quản lí cao hơn thực hiện công tác tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong HĐGDMT cho học sinh tiểu học.

2.4. Đối với các trường tiểu học

2.4.1. Đối với lãnh đạo nhà trường

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổng thể về HĐGDMT cho HS trong từng năm học trên cơ sở rà soát, bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch đã có. Mời gọi các LLGD cùng tham gia xây dựng kế hoạch và tranh thủ ý kiến tư vấn, chỉ đạo của các cấp.

Tăng cường cho công tác truyền thông giáo dục, tranh thủ triệt để sự đóng góp, hỗ trợ, tài trợ,.. sự tham gia của các LLGD ngoài cộng đồng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, xây dựng tốt quy chế phối hợp với các LLGD ngoài nhà trường trong quản li HĐGDMT cho học sinh.

Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng các mô hình quản lí, các giải pháp cải tiến phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; trong công tác quản trị tổ chức, phân công, phân nhiệm nhân sự để thực hiện đảm bảo hiệu quả quá trình tổ chức HĐGDMT cho học sinh.

Tận dụng hết công suất các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và thời gian dành cho HĐGDMT cho học sinh. Cân đối, bố trí nguồn kinh phí cho HĐGDMT tại nhà trường.

Xây dựng các tiêu chí, cơ chế trong tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát HĐGDMT cho học sinh và tiêu chí xét khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.

2.4.2. Đối với giáo viên

Dựa vào kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, trong đó có nội dung về GDMT cho học sinh lớp mình phụ trách.


Thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng. Chủ động phối hợp với các LLGD trong (BGH, BTCĐ, TPT Đội và GV, NV nhà trường) và ngoài nhà trường (chủ yếu là PHHS) để thực hiện các nội dung GDMT cho học sinh.

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá trình độ BVMT (về kiến thức, thái độ, kĩ năng) trong quá trình tham gia các HĐGDMT do nhà trường tổ chức.

Có ý thức tự giác trong việc tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho bản thân về HĐGDMT, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Chủ động tìm kiếm, giới thiệu cho nhà trường các nguồn lực xã hội có thể cùng tham gia HĐGDMT cho học sinh của lớp, của trường tổ chức.

2.5. Đối với phụ huynh học sinh

Tham gia cùng với nhà trường góp ý kế hoạch HĐGDMT cho học sinh.

Tham gia các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề do nhà trường tổ chức để cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức HĐGDMT cho HS tiểu học.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và giáo dục học sinh ý thức về bảo vệ môi trường khi các con tham gia sinh hoạt tại gia đình, cộng đồng. Phụ huynh học sinh phải luôn là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo về ý thức BVMT.

Hỗ trợ nhà trường các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch GDMT cho học sinh. Cùng tham gia với lớp, với học sinh trong các hoạt động GDMT dưới hình thức trải nghiệm, thực địa.

Thực hiện tốt công tác phối hợp và thông tin 2 chiều trong đánh giá học sinh trong quá trình giáo dục.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Trần Thị Thúy Hà, Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học tại thành phố Đà Nẵng – nhìn từ góc độ học đường, trang 31, Tạp chí Giáo dục số đặc biệt kì 3 tháng 8 năm 2017.

2. Trần Thị Thúy Hà, Quản lí công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng, trang 5, Tạp chí Giáo dục số 427 kì 1 tháng 4 năm 2018.

3. Trần Thị Thúy Hà, Vai trò của trường tiểu học trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường sinh thái, trang 98, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực miền Trung – Tây Nguyên lần thứ 1”, Đà Nẵng ngày 21 tháng 7 năm 2018.

4. Trần Thị Thúy Hà, Quản lí hoạt động giáo dục môi trường ở trường tiểu học từ kinh nghiệm các nước trên thế giới, trang 369, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh năm học 2017 – 2018.

5. Trần Thị Thúy Hà, Thực trạng hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, trang 282, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh năm học 2018 – 2019.

6. Trần Thị Thúy Hà, Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng, trang 281, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh năm học 2020 – 2021.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ GD&ĐT (1998). Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho đào tạo GV tiểu học. Hà Nội.

2. Bộ GD&ĐT (1998). Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho người đào tạo GV trường tiểu học. Dự án quốc gia VIE/95/041. Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2006). Chương trình phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2008). Giáo dục BVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học cấp tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng GV. Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2010). Sách giáo khoa và sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3; Sách Khoa học lớp 4, 5; Sách Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5. NXB GD, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2011). Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam

Tập 1. Hải Phòng.

7. Bộ GD&ĐT (2011). Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam

Tập 2. Hải Phòng.

8. Bộ GD&ĐT và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và DANIDA (1998). GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam: Các mẫu hoạt động GDMT dùng cho trường tiểu học. Dự án VIE/95/041.1998, Hà Nội.

9. Bộ GD&ĐT và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và DANIDA (1998),. Thiết kế mẫu một số mô đun GDMT ở trường phổ thông. Dự án VIE/98/018.2003, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Thiết kế mẫu một số mô đun Giáo dục môi trường.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011

- 2020.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Mô đun 43 về Giáo dục môi trường qua các môn cấp tiểu học.


13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình GDPT mới 2018 từ năm học 2020 – 2021.

14. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2003). Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức môi trường. Hà Nội.

15. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2009). Hãy làm cho thế giới sạch hơn – Chương trình liên kết chống lại biến đổi khí hậu

16. Braus, J & Wood, D (1993). Environmental Education in the Schools: Creating a Program that Works! - books.google.com.

17. Cao Hữu Công (2015). Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ QLGD. Đại học sư phạm Đà Nẵng.

18. Constance BITSO (2006). Environmental Education and Networking in Mafeteng Primary Schools: A Participatory Approach. Turkish Online Journal of Distance Education-TOJDE January 2006 ISSN 1302-6488 Volume: 7 Number: 1 Article: 3

19. Curtis, D & nhiều tác giả khác (2013). Kết hợp kịch nghệ và Môi trường: Động lực lôi cuốn trẻ em và thanh thiếu niên vào giáo dục Môi trường. Tạp chí GDMT Úc, tập 29, số 2, trang 182-201.

20. David F., Treagust., Arlene Amarant, A. L. Chandrasegaran, and Mihye Won 2016. A Case for Enhancing Environmental Education Programs in Schools: Reflecting on Primary School Students’ Knowledge and Attitudes. International journal of environmental & science education 2016, VOL. 11, NO. 12, 5591-5612

21. Dogru, M. (2008). The Application of ProblemSolving Method on Science Teacher Trainees on the Solution of the Environmental Problems. International Journal of Environmental and Science Education, Vol. 3, pp. 9-18.

22. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006). Học mà chơi - Chơi mà học. Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội.


23. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006). Học mà chơi - Chơi mà học. Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội.

24. Dự án http://planetgreen.discovery.com/games-quizzes/science-climate-change- quiz/

25. Dương Tiến Sỹ (1999). GDMT qua dạy HS Thái Học lớp 11 phổ thông trung học. Luận án Tiến sĩ tâm lí giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

26. Đặng Quốc Bảo (1998). Một số khái niệm về quản lí giáo dục. Trường cán bộ quản lí giáo dục đào tạo Trung ương 1, Hà Nội.

27. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004). Lý luận dạy học đại học. NXB ĐHSP Hà Nội.

29. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Dục Quang (1994). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. NXB GD, Hà Nội.

30. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (2010). Giáo trình giáo dục tiểu học 1. NXB ĐHSP, Hà Nội.

31. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998). Tổ chức các hoạt động giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

32. Đậu Thị Hòa (1994). GDMT địa phương qua môn Địa lý cho HS tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Luận án PTS Khoa học Sư phạm tâm lí, ĐHSP Hà Nội.

33. Đậu Thị Hòa (2012). Một số phương pháp Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học đem lại hiệu quả cao. Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1 – 11/2012.

34. Đỗ Ngọc Thống (2016). Tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỉ yếu Hội thảo chuyên đề về “Tích hợp trong việc biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực (môn Tiếng Việt)”. NXB Giáo dục Việt Nam, tr 3-11.

35. Eames, C., Cowie, B., Bolstad, R (2008). Environmental Education Research, An evaluation of characteristics of environmental education practice in New Zealand schools. Taylor & Francis 2008.


36. Gabriela Alina Anghel, Gica Pehoiu (2017). The educational environment of school and its implications on learning. The European Proceedings of Social & Behavioural Sciences EpSBS. ISSN: 2357-1330

37. Heidari, F, Heidari, M (2015) Effectiveness of Management of EnvironmentalEducation on Improving Knowledge for Environmental Protection (Case Study: Teachers at Tehran’s Elementary School). Int. J. Environ. Res., 9(4):1225-1232, Autumn 2015 ISSN: 1735-6865.

38. Hoàng Thị Mỹ Hương, Giáo dục – truyền thông môi trường, Bài giảng, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP. HCM.

39. Hoang, T. T. P. & Kato, T. (2016). Measuring the effect of environmental education for sustainable development at elementary schools: a case study in Da Nang city, Vietnam - cyberleninka.org

40. Huỳnh Lâm Anh Chương (2015). Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Khoa học quản lí. Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

41. Huỳnh Trọng Cang (2020). Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường khu vực Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ QLGD, Học viện Quản lí giáo dục Hà Nội.

42. Jensen, B & Schnack, K (2006). Phương pháp tiếp cận năng lực hành động trong giáo dục môi trường. Nghiên cứu Giáo dục Môi trường, 12 (3-4), 471-486.

43. Jensen, B & Schnack, K (2006). The action competence approach in environmental education. Environmental Education Research, 12 (3-4), 471-486.

44. Jeroen, E., Jeroen, J., & Raustia, H (2009). Giáo dục Môi trường ở Phần Lan

- Một nghiên cứu điển hình về Giáo dục Môi trường trong Trường học Tự nhiên. Tạp chí Quốc tế về Môi trường và Khoa học Giáo dục, 4 (1), 1-23.

45. Jeroen, E., Jeroen, J., & Raustia, H. (2009). Environmental Education in Finland – A Case Study of Environmental Education in Nature Schools. International Journal of Environmental and Science Education, 4(1), 1-23.

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí