Dự Báo Xu Hướng Công Giáo Trong Cộng Đồng Người Mông Ở Lào Cai Thời Gian Tới

125


đó. Ví dụ như Lễ Lá, họ không biết lá linh mục làm lễ là lá gì, tại sao lại có lễ ấy; tương tự với Lễ Tro cũng vậy.... Hiện nay, không ít thanh niên ít đến nhà thờ các ngày lễ buộc, lễ trọng. Có người đến nhà thờ nhưng ở bên ngoài, không vào tham gia thực hành nghi lễ. Các lễ chủ nhật chỉ có khoảng 70% tín đồ đến nhà thờ hoặc nhà nguyện. Theo quy định của Giáo hội, nếu không đến nhà thờ ba chủ nhật liền nhau mà không có lý do chính đáng thì phải xưng tội trước Chúa. Thế nhưng có người vắng nhiều buổi dự lễ, họ chẳng đến xưng tội (không kể người già yếu, bệnh tật và trẻ em). Điều đó cho thấy, một số người nhận mình là tín đồ Công giáo nhưng không còn giữ đạo theo đúng nghĩa. Ở một góc độ nào đó, nó phản ánh sự nhạt đạo.

Với tác động của kinh tế thị trường, hiện nay tín đồ Công giáo ngày càng tập trung vào phát triển kinh tế gia đình. Nhiều người không còn chăm chỉ việc đạo như trước đây, đặc biệt là lớp trẻ. Họ đi làm xa nhà, ít khi về nhà nên việc đến nhà thờ, nhà nguyện không còn đều đặn, dẫn đến chất lượng thực hành nghi lễ của tín đồ thiếu chiều sâu thì việc củng cố đức tin là việc sống còn của Giáo hội. Việc thực hành tôn giáo đặt ra cho giáo hội phải thay đổi các thức hoạt động theo hướng vừa củng cố đức tin, vừa kết hợp với truyền giáo bền vững. Giáo hội không còn đưa tín đồ vào nhà thờ, nhà nguyện để “sáng lễ, chiều kinh” và thể hiện vai trò của linh mục như lối cũ, mà phải tập trung củng cố đức tin ngay tại gia đình, họ đạo và nâng cao vai trò của tín đồ trong các hoạt động tôn giáo.

4.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI THỜI GIAN TỚI

4.2.1. Căn cứ dự báo

4.2.1.1. Sự đổi mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo

Quan điểm của Đảng trong thời kỳ đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo thể hiện trong nhiều văn kiện từ đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần XII, được cụ thể bằng các Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16-10-1990, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới […] Công tác tôn giáo phải vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng.

126


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12-3-2003, Về công tác tôn giáo, là sự phát triển, hoàn chỉnh Nghị quyết số 24 và trở thành quan điểm chính thức của Đảng về đổi mới về tôn giáo và công tác tôn giáo. Ngoài ra, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, sửa đổi năm 2011) đều có nội dung về tôn giáo và công tác tôn giáo.

Quan điểm, chủ trương của Đảng xác định rõ hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay phải nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống đồng bào.

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 17

Nhà nước đã thể chế hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và hướng dẫn quản lý hoạt động tôn giáo bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành từ năm 1991 đến nay. Những văn bản này tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo với những nội dung cơ bản sau: thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật; tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào. Hướng các chức sắc, Giáo hội hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, ủng hộ xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho Giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân, thể hiện vai trò trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập. Luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

4.2.1.2. Tác động ảnh hưởng của quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa

Những nhân tố quốc tế và khu vực có ảnh hưởng đến xu hướng vận động, biến đổi của tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào

127


Cai nói riêng, trong đó, phải kể đến là yếu tố toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa thể hiện ở chỗ tôn giáo là một bộ phận của văn hóa đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chức sắc Công giáo có nhiều cơ hội để giao lưu, học tập ở nước ngoài. Ngược lại, nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để tìm hiểu về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam. Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở toàn cầu hóa tác động không nhỏ đến đời sống tôn giáo nước ta. Người dân có nhiều cơ hội tham gia sinh hoạt, giao lưu được mở rộng, từ đó có điều kiện tiếp thu những giá trị mới về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần.

Một vấn đề khác cũng cần quan tâm là, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, khoảng cách địa lý không còn là vấn đề lớn. Công nghệ thông tin vừa góp phần hiện đại hóa sinh hoạt tôn giáo vừa có sự thay đổi về lực lượng, phương thức và phương tiện truyền giáo. Ngoài việc các giáo sĩ giảng dạy giáo lý trực tiếp, tín đồ có thể nghe giảng gián tiếp qua internet. Giờ đây, chiếc smart phone là vật dụng rất phổ biến của người dân. Thanh niên và trung niên hầu như ai cũng có điện thoại thông minh. Đó là công cụ giúp họ có thể đọc kinh sách, nghe thánh ca, nghe giáo sĩ giảng Kinh Thánh mọi lúc mọi nơi.

Như vậy, việc quốc tế hóa, toàn cầu hóa tác động nhất định đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trong thời gian tới sẽ là một tất yếu khác quan.

4.2.1.3. Chủ trương phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc Mông của Giáo phận Hưng Hóa

Những năm gần đây, giáo phận Hưng Hóa rất quan tâm đến phát triển tín đồ dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi Tây Bắc. Ở khu vực này, Công giáo hiện diện gần một thế kỷ với nhiều thăng trầm. Trước đây, Công giáo chỉ phải đối diện với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Mông, nhưng hiện nay, đạo Tin lành đang tạo được ưu thế rõ nét trong việc phát triển tín đồ trong vùng người Mông với một tốc độ nhanh chóng. Từ chỗ một số người nghe Đài FEBC, từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Vàng Chứ những năm 1989-1990. Sau đó, đồng bào đồng loạt chuyển sang Công giáo (1991-1993), nhưng rồi sau đó, người Mông lại chuyển sang theo đạo Tin lành. Dù còn những điều bất cập, nhưng thực tế là, đạo Tin lành đang chiếm

128


ưu thế trong phát triển đạo vùng người Mông ở Lào Cai, với sự hiện diện ở 9/9 đơn vị hành chính của tỉnh.

Giáo hội Công giáo đang đứng trước thách thức về môi trường truyền giáo và phát huy ảnh hưởng của mình. Địa bàn Công giáo vùng người Mông ở Lào Cai phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chức sắc, tu sĩ và các điều kiện khách quan khác nên phạm vi truyền giáo trong cộng đồng người Mông còn khiêm tốn hơn so với đạo Tin lành. Vì thế, giáo hội Công giáo đang coi việc đẩy mạnh phát triển tín đồ trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Mông là vến đề hết sức quan tâm. Những năm gần đây, việc thành lập các giáo họ, giáo điểm và dòng tu hoạt động tích cực ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai phần nào lý giải điều đó.

4.2.1.4. Các thế lực thù địch và phản động luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng

Vấn đề dân tộc, tôn giáo luôn nhạy cảm, bởi các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta. Thời gian gần đây, với âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và nhân quyền tạo ra xung đột, điểm nóng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Các thế lực phản cách mạng tìm mọi cách chính trị hóa vấn đề tôn giáo, nhất là vùng dân tộc thiểu số, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc, gây dựng lực lượng đối lập; lợi dụng việc theo đạo và truyền đạo tạo ra tâm lý nghi ngờ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Ở Lào Cai, tình hình tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng không có những nổi cộm như ở một số địa phương khác. An ninh chính trị, trật tự xã hội vùng đồng bào Công giáo khá ổn định, khối đoàn kết dân tộc được củng cố. Tín đồ, chức sắc Công giáo nhìn chung thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của chính quyền địa phương. Mặc dù vậy, những vụ việc liên quan đến dân tộc và tôn giáo ở các tỉnh lân cận vừa qua cho thấy, vấn đề tôn giáo, dân tộc vẫn luôn nhạy cảm và mang tính chính trị. Thế lực thù địch và phản động chưa bao giờ từ bỏ lợi dụng tôn giáo, dân tộc để kích động, chia rẽ, gây mất ổn định xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.

129


4.2.2. Một số xu hướng cơ bản của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai thời gian tới

4.2.2.1. Công giáo tiếp tục phát triển trong cộng đồng người Mông

Xu hướng chủ đạo của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai thời gian tới là số lượng tín đồ tiếp tục phát triển, cả tăng tự nhiên lẫn tăng cơ học, hình thành nên nhiều giáo xứ, giáo họ; hoạt động tôn giáo sôi động và phức tạp hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, các yếu tố đan xen nhau trong một bối cảnh. Cụ thể:

Một là, Lào Cai nằm trong địa bàn truyền giáo của Giáo phận Hưng Hóa. Giáo hội Công giáo đang đẩy mạnh công cuộc phát triển đạo vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Vùng sâu, vùng xa là nơi người dân còn gặp nhiều khó khăn, là mảnh đất mà nhiều tôn giáo, trong đố có Công giáo thúc đẩy truyền đạo. Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Tin mừng) nhấn mạnh: “Giáo hội của Chúa phải là Giáo hội loan báo tin mừng, cần phải ra đi dù gặp muôn vàn khó khăn, trở ngại, rủi ro. Giáo hội đóng kín thì đau yếu bệnh tật, giống như người đàn bà bị còng lưng”. Vì thế, giáo hội đang từng bước thiết lập các tổ chức trực thuộc; hình thành nhiều giáo điểm, giáo họ tại các xã vùng sâu, vùng xa gắn với việc tìm quỹ đất (vận động tín đồ bán hoặc cho mượn) để xây dựng cơ sở sinh hoạt tôn giáo; hướng đến mỗi tín đồ ít nhất là thành viên của một hội đoàn và sử dụng hội đoàn làm “nòng cốt” cho việc truyền giáo. Với chủ trương “theo dấu chân giáo sĩ”, các nhà truyền giáo đương nhiệm đang tìm lại dấu vết truyền đạo của các giáo sĩ tiền nhiệm. Họ nghiên cứu những địa điểm trước đây có người theo Công giáo lâu nay bỏ đạo hoặc theo tôn giáo khác để từ đó tìm cách tái truyền đạo, lôi kéo tín đồ, xây dựng cơ sở thờ tự và vị thế ảnh hưởng. Trong những năm tới, giáo hội sẽ tiếp tục tăng cường thêm giáo sĩ và có thêm các dòng tu đến địa phương đẩy mạnh truyền giáo. Ở Lào Cai, những năm gần đây, các linh mục đã tìm đến xã Tả Giàng Phìn (Sa Pa) để khôi phục đức tin, vì nơi này từng có người theo Công giáo, sau đó nhạt đạo. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, họ chuyển sang theo đạo Tin lành. Các linh mục đã đến gặp gỡ, tiếp cận với người đứng đầu nhóm này để thuyết phục họ cải đạo. Vì vậy, năm 2015, ở xã Tả Giàng Phình ( Sa Pa), nhiều hộ người Mông theo đạo Tin lành chuyển sang theo Công giáo. Đến thời điểm hiện tại đang có 30 hộ với hơn 120 tín đồ Công giáo. Số tân tòng vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm.

130


Ở Lào Cai hiện đang có đến 04 dòng tu hoạt động. Các linh mục dòng luôn gắn truyền giáo với các hoạt động từ thiện xã hội, vừa hỗ trợ vật chất vừa động viên tinh thần cho tín đồ. Những hoạt động này được các tu sĩ dòng tổ chức rất bài bản và đem lại hiệu quả rõ rệt.

Hai là, trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh nhiều mặt tích cực thì mặt tiêu cực cũng không ít. Đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Một bộ phận giàu lên nhanh chóng, nhưng một bộ phận khác lại bị bỏ lại phía sau nên cảm thấy hụt hẫng. Trên địa bàn thị xã Sa Pa, do phát triển du lịch và dịch vụ, nên số người giàu có ngày càng nhiều, nhưng chỉ tập trung ở thị trấn và những xã lân cận. Những xã vùng sâu, vùng xa như Bản Phùng, Tả Giàng Phình, Hầu Thào, Sử Pán còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Ở thành phố Lào Cai, thu nhập của người dân ở các phường trung tâm khá cao, trong khi đó ở xã Tả Phời (nơi có người Mông theo Công giáo) nhiều gia đình còn rất nghèo, thậm chí chưa đủ ăn. Tại huyện Văn Bàn cũng vậy, ở thị trấn và các xã vùng thấp, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, nhưng ở vùng cao như xã Nậm Xé (nơi có người Mông theo Công giáo) còn nhiều thiếu thốn. Sự phân hóa xã hội tác động đến nhiều mặt, trong đó có tôn giáo. Một bộ phận người Mông cảm thấy thiệt thòi, không theo kịp với thời cuộc. Họ mong tìm “sự giải thoát” khỏi nghèo khó, mong cầu “lực lượng siêu nhiên” phù hộ để làm ăn được thuận lợi và cuộc sống no đủ hơn. Mà lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, nghèo đói bao giờ cũng là cơ hội của Chúa.

Ba là, đồng bào dân tộc Mông cư trú ở vùng cao, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hay xảy ra sương muối, băng giá, hạn hán, mất mùa, tài nguyên cạn kiệt dẫn đến cuộc sống bấp bênh. Sự biến đổi khí hậu, thời tiết dẫn đến nhiều thiên tai như lũ ống, lũ quét, lở đất kinh hoàng, khiến con người cảm thấy quá nhỏ bé trước tự nhiên. Sự bất trắc của thiên nhiên có thể cướp đi tất cả tài sản và tính mạng, tạo nên nhiều thương vong, sự sống mong manh. Thêm vào đó, bệnh tật hiểm nghèo xuất hiện ngày càng nhiều mà y học hiện đại chưa chế ngự được hết. Những bài thuốc nam của đồng bào chỉ có thể chữa các bệnh thông thường, không thể chữa trị được bệnh nan y, gây nên tâm lý lo lắng của người dân mỗi khi mắc bệnh. Những bất hạnh đặt ra trước mắt con người sẽ mở ra cánh cửa cho tôn giáo bước vào. Đó cũng là điều kiện để Công giáo tuyên truyền về sức mạnh của Chúa trong việc cứu độ con người thoát khỏi tai ương, hoạn nạn. Niềm tin của đồng bào vào sự cứu thế càng sâu

131


sắc, dẫn nhiều người tìm đến với Chúa. Do đó, có thể nói, thời gian tới, tôn giáo ở Lào Cai sẽ tiếp tục gia tăng, trong đó có Công giáo.

Bốn là, sự suy giảm niềm tin vào tín ngưỡng truyền thống của người Mông là nguyên nhân để nhiều người cải đạo. Là một dân tộc có bề dày lịch sử, có nền văn hóa giàu bản sắc với tín ngưỡng truyền thống độc đáo, nhưng sự biến đổi xã hội, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến đời sống tâm linh của đồng bào. Những hủ tục trong cưới xin, tang ma, cúng bái là gánh nặng kinh tế cho các gia đình, nhất là hộ nghèo. Thờ cúng tổ tiên, vai trò của thầy shaman không còn như trước. Sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống rất phức tạp và buộc người ta tuân thủ nghiêm ngặt không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng đã ràng buộc và kìm hãm tính chủ động của cá nhân. Trong khi đó, Công giáo sinh hoạt đơn giản hơn, đề cao vai trò cá nhân, tôn trọng dân chủ, đối xử bình đẳng giới, khuyến khích tín đồ sống trách nhiệm với gia đình và xã hội. Công giáo có nhiều điểm phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện đại như: cần cù, thanh đạm, tiết kiệm. Hiện nay, giáo hội có những điều chỉnh nhất định để thích ứng với đời sống người Mông. Do đó, thời gian tới, một bộ phận đồng bào Mông từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để đến với tôn giáo khác, thờ “ma khác”. Theo lý thuyết “sự lựa chọng duy lý” thì đó là một lựa chọn có chủ đích của đồng bào.

Năm là, như nhiều tôn giáo lớn khác, Công giáo đang đứng trước nhiều nan đề. Trên thế giới gần đây hiện tượng nhạt đạo, khô đạo, “tôn giáo bỏ túi” trở nên khá phổ biến. Vì thế, giáo hội Công giáo đang từng bước điều chỉnh chiến lược, một mặt giữ lại tín đồ đang có, mặt khác mở rộng truyền giáo ra bên ngoài, nhất là các nước đang phát triển, vùng dân tộc thiểu số. Để phát triển tín đồ, Công giáo đang thay đổi trên nhiều mặt: đổi mới cách thức truyền giáo, linh hoạt hơn trong sinh hoạt tôn giáo; tín đồ Công giáo được lập bàn thờ tổ tiên, giữ một số phong tục tập quán truyền thống. Một số quy định của Công giáo được nới lỏng cho phù hợp với người Mông như: nhắc nhở những người tảo hôn, những người bỏ nhiều buổi lễ buộc,v.v... Sự điều chỉnh đó là có cân nhắc trong điều kiện hiện tại, khi mà tín đồ còn ít, dân trí thấp, địa bàn xa xôi, nên để lôi kéo được người dân theo đạo, Công giáo phải đơn giản hóa lễ nghi, quy định của Giáo hội và từng bước “Mông hóa” Kinh thánh để người dân dễ tiếp nhận hơn.

132


Sáu là, giáo hội quan tâm đến phát triển tín đồ, huy động nhiều nguồn lực và phương tiện vào việc truyền giáo, nội dung tuyên truyền dễ hiểu hơn và gần gũi hơn với tư duy của đồng bào, phù hợp hơn với từng đối tượng. Những nhà truyền giáo rút kinh nghiệm từ thực tiễn là phải dựa vào người có uy tín, người cùng dân tộc, người trong dòng họ, quan hệ hôn nhân, quan hệ láng giềng để truyền đạo vào cộng đồng người Mông. Bên cạnh đó, Công giáo nghiên cứu khá kỹ địa bàn trước khi phát triển tín đồ; thay đổi phương thức truyền đạo bằng cách củng cố và phát triển đội ngũ giáo lý viên. Các ban hành giáo ở giáo họ, giáo điểm tích cực hoạt động thu hút người nhập đạo, kể cả những người đang theo đạo Tin lành.

Giáo hội Công giáo tiếp tục sử dụng lực lượng tu sĩ và người dân tại chỗ để đẩy mạnh truyền đạo, củng cố đức tin, phát triển tổ chức ở vùng dân tộc Mông ở Lào Cai. Do vậy, số lượng giáo dân người Mông sẽ tăng lên, địa bàn mở rộng sang địa phương lân cận. Công giáo sẽ đề nghị chính quyền cho phép thành lập, chia tách giáo họ, tăng cường mua bán, chuyển nhượng đất đai, cơi nới diện tích cơ sở thờ tự. Đáng lưu ý là, vấn đề đất đai, nơi thờ tự của Công giáo ở các thôn bản hẻo lánh nếu chính quyền địa phương không có giải pháp quản lý tốt sẽ tiềm ẩn phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

4.2.2.2. Xu hướng thế tục hóa và hội nhập văn hóa Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Trong thời đại này nay, để tồn tại và phát triển, các tôn giáo đều có xu hướng “nhập thế”, tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, cạnh tranh với cộng đồng chính trị trong giải quyết các vấn đề xã hội. Công giáo cũng vậy, bởi tự thân nó là một tôn giáo nhập cuộc, đưa đạo vào đời, gắn sinh hoạt tôn giáo với các chủ đề xã hội. Trong mỗi kỳ đại hội, Hội đồng Giám mục Việt Nam đều nêu ra chủ đề để các giáo phận thực hiện. Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ 12 ra thư chung nhấn mạnh đến “Tân Phúc âm hóa”. Đại hội lần 13 ra thư chung với chủ đề “Năm Thánh lòng thương xót”, kêu gọi người Công giáo sống trách nhiệm và chia sẻ khó khăn chung của đất nước, nhất là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; định hướng mục vụ của Giáo hội năm 2018-2019: “Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn”,v.v…Đó là những vấn đề không chỉ mang tính trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, nên được người Công giáo đón nhận một cách chủ động và sốt sắng.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí