- Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhà trường phụ trách một mảng nội dung cụ thể (phó hiệu trưởng, tổng phụ trách, tổ trưởng, giáo viên); giao phó hiệu trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm tổng hợp, biên soạn nội dung GDMT thông qua các tiết dạy, các môn học có liên quan.
- Hiệu trưởng mời ban đại diện cha mẹ HS cùng tham gia góp ý, xây dựng nội dung GDMT. Thành phần có đủ cha mẹ HS của các khối lớp. Có thể mời thêm những cha mẹ HS không nằm trong ban này nhưng có hiểu biết về lĩnh vực GDMT và có tâm huyết cùng tham gia.
- Hiệu trưởng thông qua dự thảo trong HĐSP để lấy ý kiến góp ý bổ sung, điều chỉnh. Sau đó hoàn thiện và hiệu trưởng kí ban hành.
(3). Tổ chức triển khai thực hiện nội dung HĐGDMT mới (vừa xây dựng)
- Hiệu trưởng phổ biến nội dung GDMT đã xây dựng và kế hoạch thực hiện trong toàn thể HĐSP nhà trường để cùng biết, cùng thực hiện.
- Hiệu trưởng yêu cầu mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện nội dung GDMT nhà trường đã xây dựng sao cho phù hợp với vị trí, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân; thể hiện cụ thể trong giáo án giảng dạy các môn học, trong giáo án HĐGDNGLL, sổ chủ nhiệm lớp (Phó HT chuyên môn, phó HT HĐGDNGLL, Tổng phụ trách, GVCN lớp, GV bộ môn)
- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung GDMT của giáo viên thông qua kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, dự giờ tiết dạy có nội dung lồng ghép GDMT, dự giờ giờ sinh hoạt chủ nhiệm, thăm lớp.
- Sau mỗi học kì, Hiệu trưởng tổ chức sơ kết học kì, trong đó lưu ý đánh giá việc thực hiện nội dung GDMT theo kế hoạch đã đề ra, có ghi nhận và khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình.
(4). Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về các nội dung GDMT mới
- Hiệu trưởng tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ GV để họ thực hiện có hiệu quả nội dung GDMT nhà trường đã xây dựng. Đội ngũ giáo viên là
lực lượng nòng cốt trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục môi trường ở trường học.
- Hiệu trưởng cần đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng về chuyên môn, phương pháp và kỹ năng GDMT cho đội ngũ giáo viên; giới thiệu giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề; tổ chức hội thảo, hội nghị về chủ đề GDMT; tăng cường các tài liệu, giáo trình, phương tiện dạy học hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho GV giảng dạy, nghiên cứu về chủ đề GDMT.
- Nội dung bồi dưỡng, tập huấn là những nội dung GDMT đã được xây dựng, ban hành cần thiết thực, bổ ích. Yêu cầu của việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn là tính hiệu quả, tức là theo hướng đầu tư ít nhất về thời gian, công sức và tài chính nhưng kết quả thu được là nhiều nhất.
- Có nhiều cách thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn: mời chuyên gia có kinh nghiệm từ các trường đại học, các viện nghiên cứu đến trường; cử CBQL, GV, NV đi học các khóa học về GDMT; cung cấp tài liệu cho GV tự nghiên cứu và sau đó trao đổi trong tổ chuyên môn. Điều quan trọng là hiệu trưởng cần đánh giá hiệu quả vận dụng những điều đã được tập huấn và bồi dưỡng vào thực tiễn GDMT cho HS.
- Tổ chuyên môn bồi dưỡng những nội dung đơn giản hơn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn (tiết thực hành, kiểm tra đánh giá học sinh).
- Giáo viên tự bồi dưỡng bằng cách: tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, tạp chí hay những thông tin mới để cập nhật kiến thức và phương pháp GDMT cho HS.
3.2.3. Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL
3.2.3.1. Mục đích xây dựng biện pháp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học là điều kiện thuận lợi và phù hợp với nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh. Để HĐGDNGLL phát huy hiệu quả trong việc GDMT cho HS, nhà quản lí cần cần quan tâm hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL. Việc hoàn thiện hình thức, phương pháp GDMT qua từng hoạt động, từng chủ điểm của HĐNGLL giúp cho nhà quản lí xác định được kết quả hoạt động, tận dụng được những lợi thế
từ HĐNGLL đem lại trong HĐGDMT cho HS như sự đa dạng về các hình thức tổ chức HĐGDMT, sự phong phú về các nhóm phương pháp giáo dục (trải nghiệm, nêu gương, thực địa, dạy học dự án…), sự linh hoạt về thời gian – địa điểm sẽ làm cho HS hứng thú hơn và kết quả HĐGDMT cho HS sẽ đạt được mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học.
Theo CTGDPT 2018, HĐGDNGLL ở cấp Tiểu học được thay bằng hoạt động trải nghiệm. Vì thế, trong quá trình vận dụng biện pháp này, tùy theo khối lớp giảng dạy mà thầy, cô lựa chọn các hình thức phương pháp phù hợp.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Quản lí hình thức, phương pháp GDMT cho HS ở trường tiểu học là phân tích bản chất của các phương pháp giáo dục trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung GDMT cho HS, từ đó xác định phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu GDMT. Ngoài ra, cần quản lí việc gắn kết giữa lý thuyết trên lớp với hoạt động thực tiễn bên ngoài, sự thống nhất giữa nhận thức và hành động nhằm góp phần hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin và hành vi đúng đắn của học sinh đối với MT.
Tương ứng với từng nội dung giáo dục môi trường và hình thức GDMT, nhà quản lí cần giúp người giáo viên cần xác định, lựa chọn được các phương pháp giáo dục tương ứng nhằm đạt được mục tiêu GDMT đã đề ra. Phương pháp giáo dục nói chung và GDMT nói riêng được tiến hành đồng thời, song song với nhau, chúng hỗ trợ cho nhau nhằm hướng đến việc khai thác hiệu quả nội dung GDMT nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Để hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL cho HS ở trường tiểu học, cần thực hiện các nội dung sau:
Hoàn thiện quản lí hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL cho HS ở trường tiểu học | |
(1) | Xác định và xây dựng hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL |
(2) | Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV về hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lí Kiểm Tra, Đánh Giá Hđgdmt Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Đánh Giá Mức Độ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hđgdmt Cho Hs Ở Trường Tiểu Học
- Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Tiểu Học Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Tiêu Chí 1 - Quản Lí Con Người Trong Hđgdmt Cho Hs Tiểu Học
- Tăng Cường Huy Động Các Điều Kiện (Nguồn Lực) Thực Hiện Hđgdmt Cho Hs Tại Trường Tiểu Học
- Bảng Quy Ước Xử Lí Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Biện Pháp
Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.
Tăng cường chỉ đạo tổ chức các cuộc giao lưu, thi tài về GDMT cho HS | |
(4) | Xây dựng 1 số mô hình GDMT theo hướng thực địa, trải nghiệm |
Để triển khai thực hiện biện pháp nêu trên với 4 bước, cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:
(1). Xác định và xây dựng hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL
- Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xác định các HĐGDNGLL trong năm, tháng, tuần của nhà trường, trong đó xác định cụ thể thời điểm nào là HĐGDMT cho HS.
- Sau khi xác định, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các HĐGDMT thông qua HĐGDNGLL cho HS ở trường tiểu học, Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận chuyên môn lựa chọn, thiết kế các nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp với từng hoạt động.
- Hình thức GDMT thông qua HĐGDNGLL cũng đa dạng, phong phú (sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, hoạt động văn thể mỹ, lao động, hoạt động trải nghiệm, dã ngoại, cắm trại…) nên cũng cần chú ý, quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp GDMT cho HS phù hợp với từng hoạt động.
- Mục tiêu cuối cùng của GDMT là nhằm hình thành và phát triển cho người học những thái độ và hành vi cư xử đúng đắn đối với môi trường. Vì vậy, GDMT cần lựa chọn các phương pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi BVMT cho học sinh; đó phải là những phương pháp cho phép người học suy nghĩ một cách độc lập, tìm tòi dựa vào những phán đoán có lý lẽ. Các phương pháp thích hợp với HĐGDMT ngoài giờ lên lớp là: Phương pháp giải quyết tình huống, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận, phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan, phương pháp thuyết trình, đọc tài liệu, phương pháp thực hành, phương pháp thực địa. Trong đó, PP thực hành, thực địa được xem là PP được HS ưa thích nhất.
- Hiệu trưởng tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên chủ chốt của nhà trường về các phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL.
(2). Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GV về hình thức, phương pháp GDMT thông qua HĐGDNGLL (HĐTN theo CTGDPT 2018)
- Hiệu trưởng phân công phó HT tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nắm vững hình thức và phương pháp GDMT cho HS ở trường tiểu học. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trong HĐSP, sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm định hướng nội dung hình thức tập huấn hướng dẫn các trò chơi cho GV phụ trách và cán bộ lớp để tổ chức GDMT thông qua các giờ hoạt động tập thể của lớp.
- Hiệu trưởng tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn – Đội tổ chức nhiều hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường; trong đó chú trọng việc nâng cao hiệu quả của các đội tuyên truyền măng non về vệ sinh môi trường, phổ biến các bài hát có nội dung giáo dục môi trường. Khuyến khích động viên các em tham gia thi tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài viết, tranh vẽ, chụp ảnh, làm băng hình.
Để thực hiện tốt nội dung này, nhà quản lí cần quán triệt cho nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng các hình thức, phương pháp giáo dục tiên tiến; phân tích và lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục hiệu quả theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Nhà quản lí cần khuyến khích các LLGD ứng dụng các thành tựu công nghệ trong việc tổ chức HĐGDMT.
(3). Tăng cường chỉ đạo tổ chức giao lưu, thi tài về GDMT cho HS
Mục đích của giao lưu và thi tài là kích thích động cơ của các LLGD trong công tác GDMT như: hiểu biết về MT của HS, hiểu biết về biện pháp BVMT cho HS. Ví dụ, có thể tổ chức cho GV thi đua dạy học lồng ghép nội dung GDMT trong các môn học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục MT, tổ chức cho tổng phụ trách thi tổ chức hoạt động GDMT, tổ chức cho cha mẹ HS thi xử lý các tình huống về GDMT. Phạm vi thực hiện cần đa dạng, có thể là tổ chức trong từng khối lớp, từng trường hoặc cụm trường. Cách tổ chức cần đa dạng, có thể sử dụng phương pháp trắc nghiệm, xử lý
tình huống, sắm vai. Hiệu trưởng cần huy động tất cả CBQL, GV, NV trong trường cùng tham gia giao lưu và thi tài.
HĐGDMT cần được triển khai thông qua các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín các hoạt động trong suốt năm học. Có thể lựa chọn các hoạt động như sau:
- Thành lập nhóm phát thanh măng non tuyên truyền các kiến thức về môi trường qua các buổi phát thanh của trường. Phân công lịch cụ thể để các lớp viết bài, xây dựng chương trình tuyên truyền 1 tháng/lần/lớp, được tính vào thi đua của lớp.
- Tổ chức thi biểu diễn văn nghệ sưu tầm và hát các bài hát về môi trường vào các lần sinh hoạt chủ điểm.
- Tổ chức hội thi tìm hiểu về môi trường dành cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 với các chủ đề như: “Vai trò cây xanh với môi trường quanh em”, “Rác thải và đời sống con người”, “Rừng giúp ích gì cho chúng ta”, “Nghiên cứu ứng dụng kiến thức bảo vệ môi trường vào sinh hoạt hằng ngày”, “Ngày hội tái chế, tái sử dụng các loại phế phẩm” (có trưng bày sản phẩm).
- Tổ chức các hoạt động điều tra khảo sát: Tìm hiểu về chủ đề “Dân số và ô nhiễm môi trường”. Sự bùng nổ dân số, đô thị hóa và những khó khăn sẽ xảy ra khi tập trung dân cư quá đông ở thành phố, Học sinh điều tra khảo sát tình hình dân cư ở địa phương. Tìm hiểu thông tin trên sách báo, báo cáo theo đơn vị lớp, thảo luận phân tích vấn đề, nêu trách nhiệm và hành động của học sinh. Với chủ đề “Nước sạch và ô nhiễm nguồn nước”, em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch cho nhà trường, khu phố, gia đình? Báo cáo điều tra thực tế.
- Tổ chức đợt thi vẽ với chủ đề “Hành tinh xanh của chúng ta”, dành cho học sinh lớp 2, 3, 4, 5.
- Thông qua hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, qua các đợt sinh hoạt chủ đề, chủ điểm trong năm để lồng ghép nội dung GDMT. Các nội dung GDMT có thể xem là một phần của chương trình hoạt động trong năm. Sau mỗi đợt hoạt động đều tổ chức tuyên dương khen thưởng kịp thời.
(4). Xây dựng 1 số mô hình GDMT theo hướng thực địa, trải nghiệm
Phương pháp thực địa: là PP học tập ngoài lớp học. Nó giúp cho học sinh có điều
kiện quan sát các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa môi trường và hoạt động của con người.
Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với MT, với sự vật, hiện tượng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tương tác, cảm nhận về sự vật, hiện tượng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinh nghiệm của cá nhân về sự vật, hiện tượng. GDMT dựa vào trải nghiệm là quá trình hình thành ở người học những kiến thức, thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường dựa trên vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp với việc sử dụng các giác quan để quan sát, cảm nhận các sự vật và hiện tượng có liên quan. Trong quá trình đó, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS trải nghiệm, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu về kiến thức, thái độ và thể hiện hành vi.
- Hiệu trưởng nhà trường cần nghiên cứu kĩ công văn 3535/BGDDT ngày 19/8/2019 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018 để hiểu rõ và triển khai Hoạt động trải nghiệm đến giáo viên.
- Hiệu trưởng xác định được các loại hình, quy mô, địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm để có sự lựa chọn phù hợp với nội dung GDMT cần hướng đến.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các LLGD thiết kế các hoạt động GDMT theo hướng thực địa, trải nghiệm cần đảm bảo các bước thực hiện như sau:
+ Chọn địa bàn, bối cảnh môi trường thích hợp
+ Nêu nhiệm vụ thực hiện
+ Nêu cách thực hiện
+ Nêu các yêu cầu về sản phẩm cuối cùng cần đạt.
+ Học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ Giáo viên giám sát quá trình thực hiện, giúp đỡ.
+ Học sinh trình bày kết quả thực hiện (cá nhân hoặc nhóm)
+ Đánh giá (Học sinh tự đánh giá - Nhóm hoặc cá nhân - GV định hướng - Giúp học sinh phân tích kết quả).
- CBQL, nhất là Hiệu trưởng tham khảo, nghiên cứu GDMT theo hướng thực địa, trải nghiệm của một số nước trên thế giới và một số trường TH các tỉnh, thành bạn, có thể đưa ra áp dụng và xây dựng một số mô hình GDMT phù hợp với NT.
3.2.4. Cải tiến kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lí, đồng thời, cũng là chức năng của mọi cấp quản lí nhằm xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lí cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra. Nhà quản lí có thể kiểm tra các vấn đề như: kiểm tra kế hoạch, tài chính hay chuyên môn. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐGDMT cho HS.
Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập; Giúp cho giáo viên có cơ sở để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện HĐGD của mình, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Như vậy, kiểm tra, đánh giá HĐGDMT không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Muốn quản lí công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS tại nhà trường thì Hiệu trưởng nhà trường cần nắm vững các quy định của các cấp về kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó, tùy vào đặc điểm tình hình nhà trường để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và tổ chức thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá muốn đạt hiệu quả thì cần có bộ công cụ cho hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng. Bộ công cụ đánh giá chính là các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.
Để cải thiện quản lí công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS ở thực các trường tiểu học, Hiệu trưởng cần thực hiện các bước sau: