Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 34





trưởng Trường École Primaire de Garçon (Trường Nam Tiểu học Phan Thanh Giản), khi nghỉ hưu, ông tiếp tục đi tu lập Thánh tịnh Tây Tông vô cực cung ở ấp Phú Chánh, xã Phú Hưng rồi trở thành Thượng Ðầu Sư của phái Cao đài Tiên Thiên. Năm 1947, ông lãnh đạo phái Tiên Thiên quy hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh. Sau đó, ông rút lui khỏi Toà Thánh Tây Ninh trở về tái lập phái Tiên Thiên tại xã Tiên Thủy, Châu Thành, Bến Tre, cơ bút của ông phong ông chức Giáo tông của phái Tiên Thiên.


8

Hội Nông dân tỉnh

- Số 03 đường Trần Quốc Tuấn, Hai Bà Trưng, phường An Hội, Tp Bến Tre

Thập niên 1930

Nhà là công xá của các công chức người Pháp. Năm 1962, thầy Bùi Văn Mạnh, Hiệu trưởng Trường Trung học công lập Kiến Hòa cư ngụ. Năm 1972-1975 là nhà công vụ của Chánh án Tòa án tỉnh. Sau năm 1975, cơ quan Hội Nông dân tỉnh. Năm 2016 – nay là Văn phòng Đăng ký đất đai.


9

Biệt thự Bác sĩ Trần Quế Tử


- Số 91 D đường Hùng Vương, tổ 14, khu phố 4, phường 7, tp Bến Tre

1939

Nhà có kiến trúc Châu Âu rất sang trọng. Phía cổng bên phải trước nhà ghi Villa Daniel-Dr Trần Quế Tử, phía trái ghi Từ đường. Bác sĩ Trần Quế Tử sinh năm 1907, quê quán tại làng An Thạnh, huyện Thạnh Phú. Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1946, quân Pháp tái chiếm tỉnh Bến Tre, lúc này ông chuẩn bị đi tập kết ra miền Bắc nhưng không được, gia đình bỏ nhà đi nơi khác, mượn người trông giữ. Quân đội Pháp tự chiếm lấy ngôi nhà của ông làm bót trung tâm.


10

Nhà cổ của ông Huyện Liên nay là Ngân hàng SB, -- Số 37, đường Cách Mạng Tháng Tám.

Năm 1947, người Pháp chiếm nhà làm Hội quán* (Foyer) cho những người lính Pháp sinh hoạt ăn uống vui

Trước năm 1946

Năm 1946, ông Lê Văn Minh (ông Ký Minh, cháu rễ cụ Nguyễn Đình Chiêm) nghỉ làm thư ký Tòa bố về làm ruộng tại xã Hữu Định và tham gia Việt Minh, khi Tây ruồng bố tàn sát nhiều gia đình ở xã Hữu Định, ông cùng gia đình chạy từ Hữu Định đi sang Tỉnh lộ 5 (lộ số 5)

về Ba Tri, vì đầu cầu Chẹt Sậy có bót


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 34



chơi. Năm 1966-1972, đơn vị Thám sát tỉnh PRU (Province Reconaissant Units=Đơn vị Thám sát tỉnh) làm căn cứ đồn trú tại ngôi nhà này. Năm 1973, các cố vấn Mỹ rút đi, đơn vị lính Thám sát trở thành biên chế trinh sát thuộc Tiểu khu Kiến Hòa đóng cạnh Văn phòng Bộ chỉ huy Trung đoàn 10, ngôi nhà trả lại chủ nhân. Năm 1978-1987, nhà số 37, đường Cách Mạng Tháng Tám làm cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa và về sau làm cơ quan Ngân hàng SB.


của lính Pháp rất khó khăn; về Ba Tri lại gặp Tây ruồng nên kéo trở lên xã Hữu Định. Khi đi ngang xã Châu Hòa lính Tây đi ruồng ông chạy không kịp, chém dè dưới đám lá, Tây bắt lên, người lính Việt đánh 1 bá súng vào lưng, người lính Tây thấy ông Ký Minh nước da trắng nên từ xa chạy lại can ra không đánh. Lính Tây nói với lính Việt: “Ông này là con lai, quay lại hỏi “Ông có phải con lai không? Ông Minh trả lời bằng tiếng Pháp: “Qui” = “phải”. Lính Tây bắt ông đưa về Bến Tre giam vài ngày rồi đem ra làm bồi bàn ở Foyer (Hội quán người Pháp) tức là tại ngôi nhà cổ này, làm được vài tháng ông lại tiếp tục trốn ra đi theo Việt Minh.



Nghiên cứu sinh và cộng sự thực hiện – 2020.


PHỤ LỤC 23.

DANH MỤC BỘ NHẠC CỤ DỪA CỦA NGHỆ NHÂN VÕ VĂN BÁ


TT

TÊN NHẠC CỤ

SỐ LƯỢNG

NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH

THỜI GIAN CHẾ TÁC


1


Đờn cò Đại


1

Gỗ dừa trên 80 năm, Mặt đờn: 0,63 m; Dài: 1,03 m; Cao: 2,65m.


2 tháng công.

2

Đờn cò Trung

1

Gỗ dừa trên 70 năm.

8 ngày công.

3

Đờn cò Tiểu: (số lượng: 3 cây)

3

Gỗ dừa trên 70 năm.

7 ngày công.

4

Đờn cò Tiểu bằng Tre

5

Tre gai dà.

5 ngày công.

5

Đờn Gáo

8

Gáo dừa.

4 ngày công.

6

Đờn Gáo Hồ lô

2

Gáo dừa kiểu bầu Hồ lô năm.

5 ngày công.

7

Đờn Kéo vỏ dừa 3 dây

5

Vỏ dừa.

5 ngày công.

8

Đờn Kéo vỏ dừa 2 dây

10

Vỏ dừa.

5 ngày công.

9

Đờn Kéo vỏ dừa có 2 tai

- 2 dây

1

Vỏ dừa có 2 nhánh mọc lên như lỗ tai.

5 ngày công.

10

Đờn Cò tiểu 2 dây

1

Gỗ dừa, Mo nang dừa.

3 ngày công.

11

Đờn Cò tiểu sừng bò tót 2 dây

1

Gỗ dừa.

3 ngày công.

12

Đờn Cò Quả đào tiên - 2 dây

1

Quả đào tiên.

3 ngày công.

13

Đờn Sến

7

Gỗ dừa, Mặt quau, gỗ thông Canada.

6 ngày công.

14

Đờn Sến Tre Gai già, Mặt quau

1

Tre Gai già, cây quau.

6 ngày công.


TT

TÊN NHẠC CỤ

SỐ LƯỢNG

NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH

THỜI GIAN CHẾ TÁC

15

Đờn Sến: Vỏ dừa, Mặt quau

2

Vỏ dừa; Gỗ Quau.

6 ngày công.

16

Đờn Sến 3 dây

1

Vỏ dừa, Mặt quau, mặt thông Canada.

6 ngày công.

17

Đờn Tam

2

Gỗ dừa, Mặt quau.

3 ngày công.

18

Đờn Tam: Gỗ dừa, Mặt da trăng

1

Gỗ dừa; Da trăng.

3 ngày công.

19

Đờn Tứ: Gỗ dừa, Phím lõm

1

Cây dừa.

5 ngày công.

20

Đờn Tứ: Gỗ dừa, Phím bằng

1

Cây dừa.

4 ngày công.

21

Đờn Guitar: Thùng gỗ dừa, Phím lõm

2

Cây dừa.

8 ngày công.

22

Đờn Guitar: Thùng gỗ dừa, Phím bằng

2

Cây dừa.

7 ngày công

23

Đờn Guitar: Thùng gỗ dừa, Mo nang dừa

1

Cây dừa, Mo nang dừa.

7 ngày công.

24

Đờn Guitar: Tre Gai già. Mặt gỗ thông Canada

1

Tre Gai già, Thông Canada.

8 ngày công.

25

Đờn Guitar điện: Thùng gỗ dừa

5

Cây dừa.

7 ngày công.

26

Đờn Guitar thùng: Gỗ dừa, Vỏ dừa, Gáo dừa

3

Cây dừa, vỏ dừa, gáo dừa; Chế tác vỏ dừa cẩn gáo dừa.

9 ngày công.

27

Đờn Guitar Bass điện: Gỗ dừa

1

Cây dừa.

4 ngày công.

28

Đờn Kìm: Gỗ dừa, Mặt

1

Cây dừa, cây Quau.

7 ngày công.


TT

TÊN NHẠC CỤ

SỐ LƯỢNG

NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH

THỜI GIAN CHẾ TÁC


gỗ quao




29

Đờn Kìm: Gỗ dừa, Mặt gỗ ngô đồng

1

Cây dừa, cây Ngô đồng.

7 ngày công.


30

Đờn Kìm: Mo Nang dừa. Mặt cây Thông Canada


1

Mo Nang dừa, cây Thông Canada.


7 ngày công.

31

Đờn Kìm: Tre

1

Tre Gai già, gỗ Thông Canada.

6 ngày công.

32

Đờn Kìm dừa

1

Gỗ dừa, gỗ quao.

6 ngày công.

33

Đờn Kìm Đại Dừa

1

Gỗ dừa. Mặt 1,1 m. Cao 2,96

m. Bề dày 0,25 m.

60 ngày công.

34

Đờn Violon Dừa

5

Gỗ dừa, Gỗ thông Canada, gỗ quao.

7 ngày công.

35

Đờn Banro: Vỏ dừa

3

Vỏ dừa.

6 ngày công.

36

Đờn Mandolin Dừa

2

Gỗ dừa, Mo nang dừa.

7 ngày công.

37

Đờn Banroalto: Gỗ dừa

2

Gỗ dừa.

6 ngày công.


38


Đờn Bầu Đại hình bản đồ nước Việt Nam


1

Gỗ dừa trên 70 năm. Đờn bầu có ráp máy khuếch đại âm thanh. Cao 1,85 m; Ngang 1 m.


45 ngày công.

39

Đờn Bầu Hồ lô

2

Gỗ dừa. Kiểu bầu Hồ lô có ráp máy khuếch đại âm thanh.

10 ngày công.


40

Đờn Bầu suông: Có ráp máy khuếch đại âm thanh


2


Gỗ dừa.


8 ngày công.

41

Đờn Bầu Mo nang dừa:

2

Mo nang dừa.

7 ngày công.


TT

TÊN NHẠC CỤ

SỐ LƯỢNG

NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH

THỜI GIAN CHẾ TÁC


Có ráp máy khuếch đại âm thanh




42

Đờn Bầu suông

1

Tre Gai già.

4 ngày công.

43

Đờn Bầu Hồ lô

1

Tre Gai già.

5 ngày công.

44

Đờn Hạ huy cầm: Gỗ dừa. Có tăng âm

1

Gỗ dừa.

5 ngày công.

45

Đờn Hạ huy cầm không có tăng âm

1

Gỗ dừa.

4 ngày công.

46

Đờn Tính tẩu hai dây của người Cờ ho

2

Gỗ dừa.

4 ngày công.

47

Đờn Tính tẩu ba dây của người Chăm

1

Gỗ dừa.

4 ngày công.

48

Đờn Tranh lớn 24 dây

1

Gỗ dừa. Gỗ Ngô đồng.

10 ngày công.

49

Đờn Tranh trung 16 dây

1

Gỗ dừa. Gỗ Ngô đồng.

8 ngày công.

50

Đờn Tranh trung 17 dây

1

Gỗ dừa. Gỗ Ngô đồng.

8 ngày công.

51

Đờn Tranh Khuyết Nguyệt cầm 21 dây

1

Gỗ dừa. Gỗ thông Canada.

10 ngày công.

52

Trống chiến

2

Gỗ dừa.

14 ngày công.

53

Trống Tiều

1

Gỗ dừa.

8 ngày công.

54

Cây kép lá

2

Gỗ dừa. Loa gáo dừa.

12 ngày công.

55

Mỏ sổ dừa

1

Gỗ dừa.

1 ngày công.

Tổng cộng: 55 loại nhạc cụ, 112 (Một trăn mười hai) nhạc cụ.


THÔNG TIN NGHỆ NHÂN VÕ VĂN BÁ. Nghệ danh: Ba Bá

Sinh ngày: 18/02/1942. Quê quán: xã Nhơn Thạnh, Tp. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

Địa chỉ: số 8D, đường Lạc Long Quân, ấp 4, xã Nhơn Thạnh, Tp. Bến Tre, Tỉnh Bến Tre. Điện thoại: DĐ: 0918718307. Email: sangtaotre2016@gmail.com

Nghệ nhân Ba Bá sinh ra và lớn lên ở xã Nhơn Thạnh, Tp. Bến Tre, từng là nhạc công đờn cò, đờn tranh của Đoàn Văn công Giải phóng tỉnh. Cha ông là nhạc công thổi kèn của đoàn hát bội địa phương. Từ nhỏ Nghệ nhân Ba Bá đã để tâm học hỏi và nghiên cứu âm nhạc truyền thống, vừa được cha truyền lại kiến thức âm nhạc tài tử, vừa học qua lớp đàn anh đi trước trong Đoàn Văn công Giải phóng. Chính vì vậy ông đã thành thục và diễn tấu được bài bản nhạc lễ qua nhiều loại nhạc cụ khác nhau như diễn tấu được bài bản âm nhạc qua đàn tranh, ghi-ta, măng-đô-lin và nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Năm 2011, được sự động viên của lãnh đạo địa phương, ông cùng đồng đội bắt đầu chế tác bộ nhạc cụ bằng dừa và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp Bằng xác lập “Kỷ lục gia” bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam năm 2012. Nhân dịp Lễ hội Dừa lần IV-2015, GS. Trần Văn Khê về Bến Tre trao đổi với Nghệ nhân Ba Bá và thẩm âm bộ nhạc cụ dừa. Vào năm 2016 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cấp Bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cho Nghệ nhân Ba Bá. Bộ nhạc cụ dừa của Nghệ nhân Ba Bá được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, khách du lịch ở 7 nước: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật đến tìm hiểu và giao lưu với Nghệ nhân Ba Bá và dùng thử các nhạc cụ Dừa.

Nguồn: Nghệ nhân cung cấp, Nghiên cứu sinh thực hiện – 2020.


PHỤ LỤC 24.

MÔ HÌNH VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ -VĂN HÓA GẮN VỚI DU LỊCH


Bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH trong PTDL chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch trên cơ sở giá trị của di tích hiệu quả nhất. Bảo tồn là căn bản, là cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy và ngược lại phát huy giúp bảo tồn di sản tốt hơn, tỏa sáng hơn. Những mô hình thành công trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với PTDL được nghiên cứu sinh đặc biệt quan tâm.


1. Mô hình ngoài nước


1.1- Bảo tồn DTLS-VH trong chiến lược du lịch nông nghiệp ở Ba Lan, [1] bảo tồn DTLS-VH và sự tham gia của cộng đồng là 2 yếu tố tác động tích cực đến du lịch nông nghiệp ở Ba Lan. Chiến lược du lịch Ba Lan chỉ rõ nếu không nghiên cứu tác động của văn hóa, xác định tiêu chuẩn, đánh giá tác động của du lịch đối với di sản, thiếu sự tham gia của người bản địa, thiếu chương trình giáo dục về di sản sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực do du lịch gây ra đối với DTLS-VH và sự phát triển bền vững.


1.2- Mô hình “Eco- cultural” tourism [2] ở Bali trở thành điểm đến nổi bật nhất của Indonesia, tiêu biểu cho thành công của du lịch văn hóa là bởi đất nước này luôn tôn trọng lối sống, tập quán, văn hóa của người bản địa và gìn giữ nó, tạo ra bản sắc riêng. Indonesia l nước thành công nhất với loại hình “Eco- cultural” tourism, là mô hình kết hợp du lịch văn hóa và sinh thái. Chiến lược này được thiết kế từ năm 2011 đã đổi mới du lịch Indonesia, đưa du lịch lên một bước tiến mới, đạt tới vị thế quan trọng trong quá trình phát triển. Với du lịch sinh thái văn hóa, Indonesia hướng đến thu hút du khách thông qua những chuyến phiêu lưu, khám phá cảnh quan, sinh thái, văn hóa và di sản chứ không chỉ tham quan, nghỉ dưỡng đơn thuần. Cách làm này giúp các tour du lịch hấp dẫn, đa dạng hơn, khai thác được nhiều giá trị của địa phương hơn.


1.3- Cộng đồng tham gia bảo tồn di sản Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng [3]. Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Đông Bắc Xiêng Khoảng nước Lào là Di sản thế giới, nơi lưu giữ hàng trăm chiếc chum đá cỡ lớn, nguồn gốc lịch sử của chúng vẫn còn là điều bí mật. Điều đặc biệt khó khăn là hàng trăm chiếc chum nằm rải rác khắp một vùng rộng lớn, khoảng cách giữa các chum rất xa nhau nên rất khó quản lý. UNESCO và Sở VHTT tỉnh đã áp dụng mô hình tổ chức có sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động du lịch và bảo tồn. Cộng đồng ký thỏa thuận xây dựng một quầy bán vé; vé tham quan được Sở VHTT in và giao làng bán cho du khách, làng giữ 40% thu nhập từ bán vé tham quan, 60% còn lại trả cho Sở VHTT để duy trì hoạt động quản lý hành chính chung. Trong 40% chia cho làng, số tiền chia đều cho các gia đình ký thỏa thuận và gia đình có người bán vé, dọn dẹp khu vực chum đá. Một số làng có các quầy hàng nhỏ tại khu chum cổ, bán thức ăn nhẹ và đồ uống cho du khách để có thêm thu nhập.

Xem tất cả 298 trang.

Ngày đăng: 06/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí