Giải Pháp Củng Cố Pháp Luật Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư Ở Việt Nam

phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong hoạt động thương mại điện tử, vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin (đặc biệt là thông tin cá nhân và quyền riêng tư khi tham gia giao dịch trên môi trường điện tử nói chung, môi trường Internet nói riêng) là một trong những yếu tố tiên quyết cho thành công của thương mại điện tử. Vì vậy, để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của sự phát triển không ngừng của lĩnh vực này, yêu cầu cốt lòi đặt ra là phải tăng cường bảo đảm quyền được bảo vệ bí mật đời tư một cách nghiêm túc.

Thứ năm: Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cần phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và có sự hợp tác quốc tế

Trong điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn, trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật còn chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế thì việc củng cố pháp luật về bảo vệ quyền về đời sống riêng tư cần phải được cân nhắc, bảo đảm sự phát triển hợp lý trên nhiều phương diện. Việc củng cố pháp luật về bảo về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cần phải nghiên cứu, tham khảo, nhưng cần tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước trên thế giới mà phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Củng cố pháp luật về bảo về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cũng cần dựa trên cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế. Điều này là bởi trong thời đại ngày nay, các thông tin về đời sống riêng tư của một cá nhân có xu hướng được số hóa ở dạng dữ liệu điện tử, việc xử lý những thông tin đó cũng chủ yếu tập trung trên môi trường mạng nên vấn đề bảo vệ thông tin mang tính quốc tế rất cao. Bối cảnh đó đòi hỏi sự hợp tác giữa các chủ thể quốc tế để làm hài hoà giữa pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như pháp luật của các nước với nhau.

Thứ sáu: Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cần phải tiến hành toàn diện, đồng bộ, nhưng tập trung bảo vệ những thông tin bí mật đời tư của cá nhân ở những lĩnh vực thiết yếu và gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phải đồng bộ, toàn diện cả về nội dung lẫn hình thức; cả trong và ngoài hệ thống. Cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ ở trong hệ thống có nghĩa là sự đồng bộ về quan điểm, nguyên tắc, nội dung, cơ chế, biện pháp, cách thức giữa 4 nhóm nội dung trong luật bảo vệ thông tin cá nhân và giữa các đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng…Đồng bộ ở ngoài hệ thống là sự phù hợp, tương thích giữa các quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin bí mật đời tư với các văn bản chuyên ngành, xét theo chiều ngang và theo chiều dọc của hệ thống quy phạm pháp luật. Ví dụ, sự đồng bộ giữa Luật Bảo vệ thông tin cá nhân với Luật trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Căn cước công dân… Ở phạm vi rộng hơn, đó là sự đồng bộ, tương thích giữa pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết, là thành viên.

Bên cạnh đó, củng cố pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phải có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng tập trung, ưu tiên hoàn thiện các quy định pháp luật để bảo vệ những thông tin đời tư quan trọng, thuộc các lĩnh vực trọng yếu của đời sống một cá nhân. Điều này là để tránh sự đầu tư dàn trải, gây lãng phí về thời gian, tiền bạc, nguồn lực.

Theo cách tiếp cận trọng tâm, trọng điểm, ngoài việc tập trung hoàn thiện các quy định liên quan đến Hiến pháp 2013, cũng cần tập trung xây dựng các quy định pháp luật để bảo vệ một số nhóm thông tin về bí mật cá nhân nhất định có mức nhạy cảm cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, vật

chất, tinh thần của cá nhân trong một số lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, tài chính, hôn nhân, gia đình…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Củng cố pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cũng cần tính đến sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thời đại kỷ nguyên số, hầu như mọi quan hệ, giao dịch trong đời sống xã hội đều diễn ra trên môi trường Internet. Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ chóng mặt, tốc độ khoa học phát triển nhanh kéo theo sự ứng dụng công nghệ thông tin cũng thay đổi theo từng giờ thì sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ xã hội có liên quan đến bảo vệ thông tin bí mật đời tư cũng thay đổi theo, đặt ra thách thức lớn về tính ổn định, tính khả thi, tính toàn diện của pháp luật về thông tin về đời sống riêng tư. Vì vậy, việc củng cố pháp luật cũng cần phải tiếp cận những xu thế mới, mang tính dự báo để tránh bị lạc hậu.

3.2. Giải pháp củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 13

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Như đã đề cập ở Chương 2, pháp luật về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư ở nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập xét trên nhiều tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện. Thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình ngày càng diễn ra phổ biến, nghiêm trọng ảnh hướng tới danh dự, nhân phẩm, vật chất, tính mạng của cá nhân. Vì vậy, nhu cầu hoàn thiện là cấp thiết.

Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định định khung pháp luật về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Cần bổ sung quy định về các

trường hợp loại trừ áp dụng cho cá nhân (ví dụ: tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân vì mục đích cá nhân, gia đình hoặc mục đích phi thương mại); cơ quan nhà nước (ví dụ: để phòng, chống hoạt động tài chính bất hợp pháp, hoạt động rửa tiền, điều tra, chứng minh tội phạm hoặc để tôn vinh cá nhân, vì mục đích nhân đạo, vì cộng đồng…); đối với doanh nghiệp (ví dụ: xử lý thông tin cá nhân là nhân viên để phục vụ hoạt động quản lý, sử dụng nhân viên, sử dụng vì mục đích liên lạc phục vụ hoạt động kinh doanh)...

Về các nguyên tắc chung: cần bổ sung các nguyên tắc như trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức quản lý thông tin cá nhân; mục đích của hành vi thu thập thông tin; phải được sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân; hạn chế thu thập thông tin; hạ chế sử dụng, tiết lộ, lưu giữ thông tin; sự chính xác của thông tin; các biện pháp an toàn; sự công khai, minh bạch.

Về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư: Cần bổ sung các quy định về bảo đảm sự đầy đủ của các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ thông tin bí mật đời tư, như xâm phạm, tiết lộ trái phép mọi thông tin đến cá nhân mà việc xâm phạm đó có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản, vật chất, tinh thầm, nhân phẩm, danh dự của cá nhân.

Bên cạnh đó, cần xây dựng những khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về đời tư chính xác, có tính nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế, ví dụ như khái niệm “bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư”. Bởi lẽ, khi định nghĩa được khái niệm thì mới có thể bảo đảm tính toàn diện và xác định rò được phạm vi điều chỉnh.

Thứ hai: Hoàn thiện các quy định quyền, nghĩa vụ của chủ thể thông tin cá nhân và chủ thể bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư

Cần ghi nhận quyền, nghĩa vụ của cá nhân là chủ thể thông tin với cách

tiếp cận là cá nhân có quyền tự quyết đối với tất cả thông tin cá nhân của mình, trừ trường hợp có quy định khác được ghi nhận trong các đạo luật, đồng thời phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng với quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo cam kết đã ký. Có thể xác lập một số quyền cơ bản như:

- Quyền được biết. Quyền này phái sinh một số quyền cụ thể như quyền được cảnh bảo, quyền được biết về mục đích tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân đời tư của mình.

- Quyền được quyết định đối với thông tin cá nhân của mình: Bao gồm cho phép tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng, xóa bỏ các thông tin cá nhân của mình. Quyền này phái sinh một số quyền khác như quyền đồng ý hoặc không đồng ý, quyền được tiếp cận, truy cập thông tin của mình…

- Quyền được bảo vệ đối với thông tin cá nhân của mình.

- Quyền được hưởng lợi ích hợp pháp từ việc cung cấp thông tin của mình.

Về nghĩa vụ, cần quy định một số nghĩa vụ của chủ thể thông tin cá nhân như nghĩa vụ tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình; nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ trả lời thông báo; nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu…

Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của chủ thể bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư

Nguyên tắc chung là các chủ thể bảo vệ thông tin đời sống riêng tư phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân, hạn chế việc tiếp cận, thu thập, xử lý, sử dụng, xóa bỏ, hủy bỏ thông tin đời tư cá nhân; phải gửi thông báo, công khai mục đích và tuân thủ đúng mục đích khi tiếp cận, xử lý, sử dụng, xóa bỏ, hủy bỏ thông tin; phải đảm bảo tính toàn vẹn, tính bảo mật.

Về cơ bản, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể bảo vệ bí mật thông tin cá nhân về đời sống riêng tư được thiết kế trên nền tảng quyền, nghĩa vụ chủ thể bảo vệ thông tin cá nhân và tương ứng với quyền và nghĩa vụ của chủ thể thông tin nhưng ở mức độ cao hơn, được xác định là tôn trọng sự riêng tư

nhưng được tiếp cận, thu thập khi cần thiết ở mức độ là hợp lý và không trái pháp luật; hạn chế việc xử lý, sử dụng, xóa bỏ, hủy bỏ thông tin về đời sống riêng tư thì chính sách lập pháp đối với bảo vệ thông tin đời sống riêng tư cá nhân là hạn chế tối đa việc tiếp cận, thu thập xử lý và chỉ sử dụng, xóa bỏ, hủy bỏ trong trường hợp luật định và khi có sự đồng ý rò ràng, bằng văn bản của chủ thể thông tin.

Thứ ba: Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của các chủ thể khác có liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Cần bổ sung các quy định chung về nội dung, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cũng như của các chủ thể khác có liên quan trong việc bảo vệ thông tin về đời sống riêng tư. Cụ thể, cần thành lập cơ quan quốc gia chuyên trách bảo vệ thông tin đời sống riêng tư, hoặc quy định rò bộ phận quản lý chuyên ngành có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý thống nhất về bảo vệ thông tin cá nhân; đồng thời quy định rò trách nhiệm của một số bộ, ngành nắm giữ những nhóm thông tin bí mật cá nhân quan trọng, thiết yếu trong đời sống cá nhân. Điều này là bởi trên thế giới, để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả hoạt động bảo vệ thông tin bí mật đời tư, nhiều nước đã thiết lập cơ quan chuyên biệt, thường có tên gọi chung là Ủy ban quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân. Các Ủy ban này thường được thành lập trên cơ sở Hiến pháp hoặc Luật Bảo vệ thông tin bí mật cá nhân. Thiết chế này có thể do Quốc hội bầu hoặc do Chính phủ thành lập và thuộc cơ cấu hành pháp nhưng phải đảm bảo tính độc lập.

Về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý an toàn thông tin bí mật đời sống riêng tư của cá nhân của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ thống nhất, quản lý.

Thứ tư: Cần quy định trách nhiệm ban hành và sớm ban hành một số tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chế, quy trình bảo vệ thông tin nội bộ

Đây là giải pháp về mặt thể chế nhằm bảo vệ quyền với thông tin đời sống riêng tư. Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông, cần sớm xây dựng, cập nhật một số tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân.

Thứ năm: Cần hoàn thiện các quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư

Việc khen thưởng, xử lý vi phạm dựa trên khuôn khổ chung của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, để rò hơn cơ chế bảo vệ thì cần hoàn thiện theo hướng bổ sung, quy định đầy đủ và chi tiết hơn các hành vi vi phạm làm cơ sở cho việc xây dựng các trách nhiệm pháp lý từ dân sự, hành chính và hình sự.

Cụ thể, để đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, cần bổ sung nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin đời tư cá nhân theo hướng: Tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ thông tin về đời tư cá nhân thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính và hình sự. Cùng với đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành, nhất là trong các đạo luật chuyên ngành theo từng lĩnh vực để đảm bảo không bỏ sót các hành vi vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính, nghiêm khắc hơn các chế tài ở lý các hành vi vi phạm. Cụ thể, có thể bổ sung thêm các hình phạt như tịch thu, hủy bỏ, giữ các công cụ, tài liệu làm tiết lộ thông tin đời tư của người khác, tạm đình chỉ hoặc cấm hành nghề vĩnh viễn…

Thứ sáu: Cần sớm nghiên cứu xây dựng một đạo luật riêng về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Đây được đánh giá là giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo tính toàn diện, tập trung, thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về bảo vệ quyền về đời sống riêng tư. Trong tình hình hiện nay, với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống xã hội, dữ liệu cá nhân đang trở thành một nguồn liệu cơ bản, ngày càng quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, nhưng trên thực tế tồn tại nhiều văn bản pháp quy có sự trùng dẫm, chồng chéo nhưng lại thiếu hiệu lực hiệu quả. Việc xây dựng một văn bản mới, điều chỉnh toàn bộ các vấn đề là cần thiết. Trước mắt, để có hiệu quả, nên xây dựng một Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để có thời gian đánh giá tác động, sau khi có thời gian kiểm nghiệm sẽ nâng lên thành một Luật hoàn chỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành rà soát tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan, từ đó sử dụng kỹ thuật lập pháp ban hành một luật sửa nhiều luật và tiến hành hợp nhất, pháp điển hóa quy phạm pháp luật.

3.2.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

- Một là: Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức, phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các chủ thể bảo vệ thông tin đời tư cá nhân gồm các thiết chế nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

Bảo vệ thông tin đời tư cá nhân cần sự chung tay của toàn xã hội, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là đặc biệt quan trọng, từ trung ương đến địa phương và cả các cơ quan thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngoài ra không thể thiếu vai trò của Đảng, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí