Lập Kế Hoạch, Tuyển Dụng Gv Trường Thpt Chuyên Trên Cơ Sở Vị Trí Việc Làm Và Yêu Cầu Công Việc

có khả năng công bố các tài liệu trên tạp chí khoa học để thể hiện vai trò làm chủ đề tài nghiên cứu.

Tiêu chí 5. Chuyển giao và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học

Có khả năng đề xuất chuyển giao kết quả nghiên cứu đến HS nhằm làm tư liệu cho HS nghiên cứu; Giúp HS nghiên cứu khoa học thông qua các mục tiêu cần giải quyết trong thực tiễn; Thực hiện đánh giá kết quả nghiên cứu của HS, từ đó phát hiện năng lực, sở trường của HS để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm người công dân; Thực hiện nghiêm những quy định về đạo đức nhà giáo, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa trong giáo dục và luôn phải thể hiện là người có tư cách mẫu mực; Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và sứ mạng của bản thân trong trường và trong chuyên môn giảng dạy.

Tiêu chí 2. Định hướng mục tiêu và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Xây dựng mục tiêu nâng cao năng lực của bản thân thông qua phương thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn; Xây dựng các nội dung, chương trình, phương pháp phát triển nghề nghiệp thông qua các khả năng mà mình có; Lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cùng khả năng hợp tác với đồng nghiệp, các tổ chức đào tạo khác.

Tiêu chí 3. Năng lực tự học

Phát huy được năng lực tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong chuyên môn để nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt kiến thức dạy chuyên sâu; Tiếp thu những nhận xét, đánh giá về năng lực của đồng nghiệp, của HS. Khiêm tốn học hỏi và tiếp thu để nâng cao năng lực sư phạm; Có khả năng tự đánh giá và tự điều chỉnh những kết quả tự học trong quá trình nghiên cứu, học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Tiêu chí 4. Tư vấn, hỗ trợ kiến thức cho HS

Khai thác được các nội dung kiến thức, phương pháp truyền tải nội dung để có thể truyền đạt tới học sinh một cách dễ hiểu nhất; Tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học, chủ động liên kết giữa thực tiễn và kiến thức để phát triển kĩ năng xử lý các tình huống khi truyền đạt kiến thức tới HS giúp HS có cách nhìn tổng quan về bài học và

Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 16

nghiên cứu có hiệu quả; Hiểu và nắm bắt được khả năng, năng lực của từng HS để phát hiện sở trường của HS, từ đó tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo tài năng cụ thể của HS.

Tiêu chí 5. Khả năng hợp tác làm việc theo nhóm

Có khả năng hợp tác, phối hợp làm việc theo tổ nhóm, tiếp thu, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp, HS, những người có kinh nghiệm, các nhà khoa học, CBQL nhà trường; Biết chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình khi được tổ nhóm phân công giao phó.

Tiêu chí 6. Năng lực ngoại ngữ, CNTT

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ giao tiếp, ngoại ngữ chuyên ngành để phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập và trao đổi chuyên môn; Có thể sử dụng thành thạo các thiết bị CNTT để phục vụ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu cũng như phát triển nghề nghiệp. Biết khai thác thông tin và nguồn tài nguyên học tập trên internet hoặc các kênh khác nhau. Sử dụng được các phần mềm trong lĩnh vực chuyên môn để phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động xã hội

Tiêu chí 1. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Tiêu chí 2. Quản lý và phối hợp với gia đình học sinh

Có khả năng phối hợp với gia đình HS trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh, giúp phụ huynh HS và HS có được nhận thức về khả năng thực sự của mình từ đó có hướng phát triển trong học tập và cuộc sống cho HS.

Tiêu chí 3. Trách nhiệm trong cộng đồng

Phối hợp với các đoàn thể và cộng đồng trong hỗ trợ những cá nhân, tập thể có khó khăn, đồng thời góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phát triển nhà trường cũng như tập thể, cá nhân trong trường.

Tiêu chí 4. Hoạt động xã hội cho HS

Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng mềm và thái độ chuyên cần cho HS, các hoạt động xã hội thực tế và phục vụ cộng đồng cho HS.

Dựa trên các tiêu chí trong khung năng lực được xây dựng ở trên, tác giả đề xuất các cấp độ năng lực của GV trường THPT chuyên cần đạt được, với các cấp độ này có

thể làm cơ sở để đánh giá chính xác năng lực hiện tại của GV cũng như năng lực của GV sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể các cấp độ năng lực như sau:


Cấp độ 5


Cấp độ 4

Cấp độ 3

Cấp độ 2

Cấp độ 1

Sáng tạo, thay đổi

Thuần thục

Thực hiện chưa hoàn chỉnh

Am hiểu

Có hiểu biết

Mô hình 3.2: Tháp cấp độ năng lực của khung năng lực

Cấp độ 1: Có hiểu biết; đây là cấp độ năng lực cơ bản của GV trường THPT, tất cả GV đạt chuẩn đào tạo đều đạt cấp độ này, trong trường THPT chuyên, GV đạt cấp độ này có thể tham gia giảng dạy ngoài chuyên.

Cấp độ 2: Am hiểu; đây là cấp độ năng lực trên chuẩn của GV trường THPT, đối với GV trường THPT chuyên thì mức độ này là cơ bản, GV có kiến thức chuyên sâu nhưng ở mức trung bình, năng lực giảng dạy chuyên sâu lại rất hạn chế, chưa thể trực tiếp tham gia giảng dạy chuyên sâu.

Cấp độ 3: Thực hiện chưa hoàn chỉnh; đây là cấp độ năng lực đạt mức khá đối với GV trường THPT chuyên, ở cấp độ này GV có kiến thức chuyên sâu đạt mức khá, năng lực giảng dạy chuyên sâu chưa cao, kinh nghiệm giảng dạy chuyên chưa nhiều, nên chỉ có thể phụ giảng cho những GV đang giảng dạy chuyên sâu cho HS.

Cấp độ 4: Thuần thục; ở cấp độ năng lực này GV đạt được kiến thức ở mức độ giỏi cả về kiến thức chuyên sâu cũng như có kinh nghiệm giảng dạy chuyên sâu. Đây là cấp độ dành cho những GV có thành tích cao trong giảng dạy chuyên sâu thông qua thành tích của công tác bồi dưỡng HSG các cấp.

Cấp độ 5: Sáng tạo, thay đổi; với cấp độ này, GV ngoài năng lực thuần thục về kiến thức chuyên sâu, năng lực giảng dạy chuyên, kinh nghiệm trong dạy chuyên sâu còn là những GV có năng lực NCKH, có các năng lực mềm khác như ngoại ngữ,

CNTT và năng lực tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng. Đây là cấp độ rất ít GV có thể đạt được trong trường THPT chuyên.

Như vậy, chiếu theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên thì với GV trường THPT chuyên cần phải có các tiêu chí, tưng ứng với đó là các cấp độ về năng lực theo từng tiêu chí, tùy từng GV sẽ có cấp độ năng lực khác nhau theo các tiêu chí khác nhau, từ đó có thể giúp CBQL các cấp có thể đánh giá tổng quát được năng lực của từng GV trong toàn bộ ĐNGV hiện tại của nhà trường để có được kế hoạch sử dụng, phát triển, bồi dưỡng cho từng GV theo đúng năng lực của họ.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi các trường THPT chuyên cần xây dựng khung chuẩn của GV trường THPT theo Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học nói chung, khung năng lực của GV trường THPT chuyên nói riêng. Căn cứ vào thực trạng và điều kiện hiện có của nhà trường, thực hiện việc bố trí nhiệm vụ GV trường THPT chuyên theo khung năng lực vừa xây dựng, đồng thời quan tâm đúng mức đến việc đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng GV trường THPT chuyên đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Lập kế hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu công việc

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quy hoạch, tuyển dụng trong quản lý GV trường THPT chuyên nhằm giúp cho các cấp quản lý có được kế hoạch chiến lược về phát triển GV trường THPT chuyên theo chuẩn năng lực đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng về trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, làm cơ sở cho việc phát triển ĐNGV một cách dài hạn. Xây dựng quy hoạch, tuyển dụng GV trường THPT chuyên là bố trí, sắp xếp, tuyển dụng ĐNGV theo một trình tự hợp lý, quy trình từng bước, lộ trình thời gian, làm cơ sở định hướng cho việc phát triển ĐNGV trường THPT chuyên hiện nay.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trên cơ sở mục tiêu phát triển ĐNGV trường THPT chuyên trong Chiến lược phát triển giáo dục và Đề án phát triển trường THPT chuyên giai đoạn 2011 – 2020; Việc quy hoạch phát triển GV trường THPT chuyên gồm hai nội dung chính: Lập kế hoạch chiến lược phát triển GV trường THPT chuyên theo chuyên ngành; Đổi mới cơ chế tuyển dụng GV trường THPT chuyên.

1. Lập kế hoạch chiến lược phát triển GV trường THPT chuyên theo chuyên ngành

Để làm tốt công tác qui hoạch phát triển GV trường THPT chuyên, các cấp quản lý phải căn cứ vào biên chế hiện tại, dự báo biên chế tương lai, trong đó chú trọng đến việc GV nghỉ hưu, GV chuyển đi, chuyển về trường, GV điều động, bổ nhiệm, thuyên chuyển trong nhà trường. Muốn triển khai tốt công việc trên, CBQL nhà trường cần có kế hoạch nhân sự đồng bộ từ các tổ chuyên môn, các tổ chuyên môn xác định rõ những GV đủ tiêu chuẩn, chưa đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực dạy chuyên sâu. Khi đó CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn cần chú trọng đến lộ trình sau:

Bước 1: Điều tra, khảo sát thực trạng ĐNGV trong đơn vị hiện có, phân tích, đánh giá ĐNGV trên các phương diện: số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, đồng thời làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ này.

Bước 2: Xây dựng tầm nhìn chiến lược cho ĐNGV theo từng tổ chuyên môn, từng GV trong tổ.

Bước 3: Xác định mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể cho từng tổ chuyên môn.

Bước 4: Xác định các biện pháp chiến lược về phát triển ĐNGV cho từng tổ chuyên môn.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hoạt động và lộ trình thực hiện cho từng mục tiêu cụ thể. Bước 6: Xác định các điều kiện thực hiện.

Trong quá trình tổ chức lập kế hoạch chiến lược phát triển ĐNGV trường THPT chuyên theo chuyên ngành, cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Rà soát, đánh giá thực trạng ĐNGV về số lượng, cơ cấu, năng lực GV. Đảm bảo tính liên tục và ổn định ĐNGV, chú trọng đến các tổ chuyên môn có nhiều GV chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu nhằm ổn định về số lượng và tính kế thừa về kinh nghiệm của những GV cao tuổi có nhiều kinh nghiệm. Phải xác định kế hoạch phát triển ĐNGV theo từng giai đoạn từ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sở dự báo nhu cầu về NNL chất lượng cao của xã hội hiện tại và tương lai.

- Căn cứ vào lịch giảng dạy và công tác của từng giáo viên đã được phân công sau khi rà soát về năng lực của GV, từ đó tổ trưởng tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng, giao nhiệm vụ và phát triển chuyên môn cho từng GV cụ thể trong tổ để không ảnh hưởng đến công việc hiện tại.

- Dự báo nhu cầu GV trường THPT chuyên theo từng bộ môn chuyên ở từng năm học và tại các thời điểm khác nhau và trong tương lại dựa trên sự biến động về nhân sự như trên.

- Thông qua việc dự giờ đánh giá các tiết dạy của giáo viên và kết quả học tập của HS, đặc biệt những giờ dạy chuyên sâu và kết quả HSG, từ đó CBQL, tổ trưởng tổ bộ môn bố trí GV giảng dạy đúng sở trường, năng lực của GV, cần quan tâm đến nguyện vọng, hoàn cảnh của từng GV để bố trí, động viên, khuyến khích họ hoàn thành tốt công việc được giao.

- Các cấp quản lý cần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho GV, khuyến khích GV hoàn thành tốt công việc được giao, khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, làm việc theo nhóm và có chính sách hỗ trợ hợp lí.

2. Đổi mới cơ chế tuyển dụng GV trường THPT chuyên

Trong kế hoạch tuyển chọn GV trường THPT chuyên hiện nay, HT trường THPT chuyên có vai trò và trách nhiệm rà soát số lượng ĐNGV biên chế hiện có tại trường, các vị trí việc làm, vị trí giảng dạy thừa, thiếu hiện tại theo từng môn, căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được cấp trên giao, HT lập báo cáo yêu cầu về chỉ tiêu, cơ cấu GV cần tuyển dụng, để gửi về cấp quản lý trực tiếp. Trong quá trình tuyển dụng, HT trường THPT chuyên tham gia với vai trò là Phó chủ tịch Hội đồng tuyển dụng dưới sự chỉ đạo của chủ tịch là Giám đốc Sở GD&ĐT. Trong toàn bộ quá trình thẩm định và dự tuyển GV, HT hầu như không tham gia vào thẩm định chuyên môn của GV dự tuyển, việc thẩm định chuyên môn do Giám đốc Sở GD&ĐT điều động và thẩm định.

Để đánh giá đúng năng lực chuyên môn, đặc biệt là năng lực dạy chuyên sâu của GV dự tuyển vào trường THPT chuyên phải do đội ngũ GV trường THPT chuyên như Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, hoặc GV có nhiều năm kinh nghiệm về giảng dạy chuyên sâu thì mới có thể đánh giá chính xác được năng lực dạy chuyên sâu của GV dự tuyển vào trường THPT chuyên. Do đó trong việc tuyển dụng GV cho trường THPT chuyên thì Giám đốc Sở GD&ĐT cần giao quyền tuyển dụng cho HT trường THPT chuyên, Giám đốc Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ đóng vai trò làm người phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng theo vị trí việc làm, giám sát tiến trình tuyển dụng, phê duyệt kết quả tuyển dụng. Kết quả chất lượng GV được tuyển dụng do HT chịu trách nhiệm.

Để thực hiện được công tác tuyển dụng như trên, HT trường THPT chuyên cần triển khai một số việc sau:

- Khảo sát nhu cầu về ĐNGV của trường, vị trí tuyển dụng theo yêu cầu công việc, đặc biệt vị trí dạy chuyên sâu.

- Lập kế hoạch tuyển dụng GV đặc biệt kế hoạch tuyển dụng GV giỏi tại các trường THPT công lập và trình các cấp quản lý phê duyệt.

- Công khai chỉ tiêu, tiêu chí tuyển dụng theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên, hồ sơ dự tuyển.

- Tuyển chọn đảm bảo đúng qui trình dân chủ, công khai, chất lượng, đúng vị trí việc làm và yêu cầu khác.

- Đánh giá đúng năng lực dạy chuyên sâu theo vị trí tuyển dụng.

- Trình các cấp quản lý phê duyệt kết quả tuyển dụng.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để triển khai tốt cần phải có sự nhất quán, đồng thuận giữa các cấp quản lí từ cấp Sở đến cấp trường, cấp tổ bộ môn. Tất cả các cấp quản lý đều tham gia vào công tác tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển ĐNGV dựa trên hệ thống khung năng lực chuẩn của GV trường THPT chuyên, chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động và qui hoạch ĐNGV đúng người, đúng chuyên môn.

- Các cấp quản lý gồm Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ cần giao quyền tuyển dụng GV cho HT trường THPT chuyên, Giám đốc Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ đóng vai trò làm người phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng theo vị trí việc làm, giám sát tiến trình tuyển dụng, phê duyệt kết quả tuyển dụng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyển dụng GV của mình theo đúng chức năng và quyền hạn.

3.2.3. Sử dụng, phát huy năng lực của GV cốt cán để phát triển thành chuyên gia trong nhà trường

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đánh giá năng lực của GV theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên, phân công, sử dụng hợp lý và có hiệu quả ĐNGV hiện có tại trường theo đúng năng lực của từng người.

- Từng bước định hướng cho từng GV tham gia học tập, bồi dưỡng bằng các hình thức khác nhau, đặc biệt là định hướng cho những GV có đủ năng lực dạy chuyên

sâu nhằm xây dựng được ĐNGV có đủ trình độ và năng lực trở thành người chuyên gia về chuyên môn trong nhà trường cũng như trong toàn tỉnh.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

GV cốt cán phải là chuyên gia về khoa học giáo dục nói chung và lý luận dạy học môn học nói riêng, được biểu hiện ở khả năng phát triển chương trình, phân tích chương trình môn học; chuyển hóa tri thức khoa học môn học thành tri thức môn học nhà trường, và tổ chức dạy học môn học có hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực; phân tích đánh giá sách giáo khoa, tài liệu tham khảo môn học để lựa chọn, tư vấn cho GV và HS sử dụng phù hợp đặc điểm cá nhân, điều kiện môi trường giáo dục nhà trường, địa phương, tổ chức dạy học tích hợp, dạy học phân hóa…

Công tác quy hoạch, sử dụng, bồi dưỡng phát triển ĐNGV cốt cán cần được tiến hành bắt đầu từ việc đánh giá năng lực, xác định quy mô, chuyên ngành đào tạo, cơ cấu nguồn lực, phân tích hiện trạng đội ngũ. Từ đó xác định nhu cầu cần phát triển, bồi dưỡng và tiến hành các biện pháp để nâng cao chất lượng ĐNGV tiến tới phát triển họ thành những chuyên gia về chuyên môn trong và ngoài nhà trường.

1. Xác định, lựa chọn GV cốt cán trong trường THPT chuyên

i. Xây dựng tiêu chuẩn để lựa chọn GV cốt cán

- Tiêu chuẩn lựa chọn GV cốt cán dựa vào hệ thống các tiêu chí năng lực theo khung năng lực của GV trường THPT chuyên, gồm: Năng lực giảng dạy; Năng lực phát triển chuyên môn; Năng lực nghiên cứu; Năng lực xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp.

- Sau khi xây dựng được các tiêu chuẩn năng lực để lựa chọn GV cốt cán, bước tiếp theo là thực hiện quá trình lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn năng lực để quy hoạch và tham gia vào các đợt bồi dưỡng về chuyên môn chuyên sâu cũng như những chuyên môn khác.

- Chú trọng các tiêu chí, tiêu chuẩn, công khai, minh bạch, có yếu tố cạnh tranh trong việc lựa chọn thì mới có thể lựa chọn được những người giỏi nhất và thu hút được GV giỏi khác cùng tham gia kế hoạch bồi dưỡng và phát triển.

ii. Cơ cấu lựa chọn GV cốt cán

- Đảm bảo về số lượng, hợp lý, đồng bộ, cân đối về cơ cấu cả về kinh nghiệm, trình độ đào tạo, xã hội, chính trị, độ tuổi, phải thực hiện đúng nguyên tắc lấy tiêu

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí