Theo Dõi Dọc Trong Thời Gian Can Thiệp, Sàng Lọc Phát Hiện Sớm Các Học Sinh Có Dấu Hiệu Rối Loạn.


- Chuẩn bị tài liệu tập huấn, phiếu điều tra, tài liệu truyền thông, biểu mẫu báo cáo...

- Chuẩn bị kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu.

2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp

Mô hình can thiệp chăm sóc SKTT học sinh được thiết kế theo sơ đồ 2.2.


Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

Y TẾ CƠ SỞ

SDQ25

HỌC SINH

6-15 TUỔI-TPTN

(1- SÀNG LỌC)

SDQ25

HỌC SINH

CÓ ĐIỂM SDQ >14

KHÁM

CHA MẸ GIÁO VIÊN

TẬP HUẤN

Y TẾ CHUYÊN KHOA

GDSK

CHẨN ĐOÁN

BÌNH THƯỜNG

(3- DỰ PHÕNG)

CÓ RỐI LOẠN

(2- GIẢI QUYẾT)

HÀNH VI TỐT CỦA

CHA MẸ, GIÁO VIÊN

GDSK

Y TẾ CƠ SỞ

Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

TẬP HUẤN


Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh

Trong đó, hoạt động can thiệp tác động vào các khâu chính:

(1) Sàng lọc, phát hiện sớm các RLTT & HV ở học sinh, từ đó thực hiện việc chẩn đoán các học sinh có rối loạn.

(2) Giải quyết các trường hợp có RLTT & HV bằng hóa dược, tâm lý liệu pháp và cải thiện môi trường.

(3) Dự phòng các RLTT & HV cho tất cả các học sinh.

- Ban chỉ đạo CSSKTTHS thực hiện việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các thành viên trong Nhóm CSSKTTHS.


2.4.3.1. Theo dõi dọc trong thời gian can thiệp, sàng lọc phát hiện sớm các học sinh có dấu hiệu rối loạn.

Công việc này chủ yếu do giáo viên, CBYT phường, y tế học đường và cha mẹ thực hiện định kỳ 1 tháng 1 lần dọc thời gian can thiệp.

Giáo viên và cha mẹ học sinh quan sát các hoạt động hàng ngày và kết quả học tập của học sinh, nếu phát hiện thấy các biểu hiện khác thường thì báo cho y tế học đường theo dõi và sử dụng thang SDQ 25 để sàng lọc. Nếu kết quả sàng lọc thấy học sinh có điểm SDQ 25 > 14 điểm thì để thông báo cho bác sỹ chuyên khoa khám và chẩn đoán.

2.4.3.2. Các hoạt động nhằm mục đích dự phòng các rối loạn cho học sinh

Các hoạt động này do giáo viên chủ nhiệm, trạm y tế phường, cán bộ y tế học đường thực hiện, bao gồm:

- Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cha mẹ học sinh về SKTT học sinh và các biện pháp dự phòng cũng các rối loạn. Hoạt động này thực hiện chủ yếu qua lồng ghép các buổi họp phụ huynh, phát tài liệu truyền thông và qua giáo viên chủ nhiệm, trạm y tế phường, cán bộ y tế học đường.

- Tạo môi trường học tập, vui chơi khoa học, tổ chức lớp học hợp lý… nhằm dự phòng các rối loạn.

2.4.2.3. Các hoạt động can thiệp học sinh có rối loạn

- Tổ chức thảo luận nhóm và truyền thông cho cha mẹ các trẻ có bệnh về các vấn đề liên quan đến SKTT và biện pháp CSSKTT học sinh.

- Điều trị nhóm học sinh có rối loạn bằng phối hợp các biện pháp: hoá dược, tâm lý và cải thiện môi trường, trong đó liệu pháp tâm lý và cải thiện môi trường đóng vai trò chủ đạo, định kỳ khám, đánh giá lại dọc theo thời gian can thiệp.

Các hoạt động này do y tế chuyên khoa, y tế cơ sở, y tế học đường và giáo viên thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của y tế chuyên khoa.

2.4.4. Giám sát và hỗ trợ các hoạt động của mô hình

- Định kỳ kiểm tra các hoạt động của đội ngũ CSSKTTHS tại trường 3 tháng một lần.

- Tham dự các buổi họp nhóm với các thành viên trong Nhóm CSSKTT học sinh để nắm được các khó khăn, vướng mắc và giúp đưa ra cách giải quyết.


2.5. Phương pháp đánh giá

2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25

Kết quả sàng lọc SDQ 25 sẽ được nhập vào máy tính để tính tổng điểm. Nghi ngờ trẻ có vấn đề SKTT khi tổng điểm SDQ >14 điểm.

2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi

Các rối loạn tâm thần và hành vi của học sinh sẽ được đánh giá trên những trẻ có nghi ngờ (tổng điểm SDQ > 14) bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần và dựa theo bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp CIDI và theo các tiêu chí chẩn đoán của ICD10 (Phiên bản dành cho nghiên cứu) [24], [25]. Các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên được xếp vào các mục:

- F70 - F79 Chậm phát triển tâm thần, trong đó:

+ F70 Chậm phát triển tâm thần nhẹ

+ F71 Chậm phát triển tâm thần vừa

+ F72 Chậm phát triển tâm thần nặng

+ F73 Chậm phát triển tâm thần trầm trọng

+ F78 Chậm phát triển tâm thần khác

+ F79 Chậm phát triển tâm thần không biệt định

- F80 - F89 Các rối loạn về phát triển tâm lý, với các đặc điểm chung:

(a) Bắt buộc phải bắt đầu ở lứa tuổi trẻ bé hay trẻ lớn.

(b) Suy giảm hay chậm trễ trong sự phát triển các chức năng có liên quan chặt chẽ đến sự chín muồi sinh học của hệ thần kinh trung ương.

(c) Một sự phát triển liên tục không có những thời kỳ thuyên giảm và tái phát là những nét đặc trưng cho nhiều rối loạn tâm thần.

Trong đó:

+ F80 Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ

+ F81 Các rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ năng ở nhà trường

+ F82 Các rối loạn đặc hiệu về phát triển chức năng vận động

+ F83 Các rối loạn hỗn hợp và đặc hiệu về phát triển

+ F84 Các rối loạn phát triển lan tỏa

+ F88 Các rối loạn khác của phát triển tâm lý


+ F89 Các rối loạn không đặc hiệu của phát triển tâm lý

- F90 - F99 Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm:

+ F90 Các rối loạn tăng động

+ F91 Các rối loạn hành vi

+ F92 Các rối loạn hỗn hợp của hành vi và cảm xúc

+ F93 Các rối loạn cảm xúc với sự khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em

+ F94 Các rối loạn hoạt động xã hội với sự khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

+ F95 Các rối loạn tic

+ F98 Những rối loạn hành vi và cảm xúc khác thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

+ F99 Các rối loạn tâm thần, không biệt định cách khác

Các rối loạn này lại được chia nhỏ thành nhiều tiểu mục khác, mỗi tiểu mục có các đặc điểm và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán riêng. Từ Bảng phân loại ICD 10F- 1992, Tập “Mô tả lâm sàng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán” này, Tập “Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu” – WHO, 1993 với các tiêu chuẩn phân loại và hướng dẫn dành cho nghiên cứu đã giúp cho các nhà nghiên cứu thuận lợi trong công tác phân loại và chẩn đoán các RLTT & HV trẻ em [25].

Bên cạnh các rối loạn mà khởi phát và biểu hiện ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên, còn một số rối loạn có thể gặp ở các lứa tuổi hoặc gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành mà khởi phát sớm ở trẻ em như: tâm thần phân liệt khởi phát sớm (F20.); Một số rối loạn liên quan đến stress (F4..); Rối loạn giấc ngủ(F51.)….

Bên cạnh đó, các thang đánh giá trầm cảm Beck, thang lo âu Zung, thang tăng động giảm chú ý Valderbilt cũng được sử dụng trong quá trình khám để hỗ trợ cho các bác sỹ chuyên khoa trong chẩn đoán các rối loạn.

2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh

* Đánh giá KAP CSSKTTHS: dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn KAP của cha mẹ học sinh và giáo viên (phụ lục 3 và 4).


Đánh giá kiến thức: phần kiến thức, mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng số điểm của phần kiến thức được phân chia làm 3 mức độ kém, trung bình, tốt theo phân loại của Bloom như sau [19]:

- Số điểm đạt < 60% : Kém

- Số điểm đạt được từ 60 - 79% : Trung bình

- Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt

Đánh giá thái độ: mỗi câu hỏi có 6 mức trả lời và được cho điểm từ 1 – 6 điểm tương ứng với các mức. Tổng điểm phần thái độ được đánh giá theo 2 mức:

- Số điểm đạt < 80 % : Chưa tốt

- Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt

Đánh giá thực hành: mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng số điểm của phần thực hành được đánh giá theo 2 mức:

- Số điểm đạt < 80 % : Chưa tốt

- Số điểm đạt được ≥ 80%: : Tốt

2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị nhóm học sinh có rối loạn

Việc đánh giá kết quả can thiệp học sinh có rối loạn được tiến hành định kỳ trong thời gian theo dõi quản lý. Kết quả cuối cùng được phân tích theo các tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị các rối loạn tại cộng đồng:

- Khỏi: khi học sinh hoàn toàn hết các dấu hiệu bệnh lý, học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể trở về bình thường.

- Thuyên giảm nhiều: giảm về cơ bản ở mức độ cũng như số lượng các triệu chứng so với ban đầu.

- Thuyên giảm ít: các triệu chứng bệnh lý có giảm nhưng vẫn còn nhiều, còn ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt của trẻ.

- Không thuyên giảm: các biểu hiện bệnh lý giảm rất ít hoặc không giảm.

2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Kết quả can thiệp được đánh giá dựa vào chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp

- Chỉ số hiệu quả (CSHQ) % = (p1 – p2)/p1 x 100

Trong đó p1 là tỷ lệ trước can thiệp, p2 là tỷ lệ sau can thiệp

- Hiệu quả can thiệp (HQCT) % = CSHQ can thiệp – CSHQ chứng


2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp

Ghi chép lại, phân nhóm thông tin theo các nội dung đánh giá và nhận định kết quả.

2.6. Phương pháp khống chế sai số

Cán bộ điều tra là các bác sỹ, điều dưỡng, học viên chuyên khoa tâm thần. Tất cả các điều tra viên đều được tập huấn thống nhất về phương pháp trước khi thực hiện và tiến hành dưới sự giám sát của nhóm nghiên cứu.

Các phiếu điều tra, bệnh án, biểu mẫu ghi chép được xây dựng chi tiết theo yêu cầu của đề tài.

2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được nhập và quản lý trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm Epidata, được xử lý thống kê dựa trên phần mềm Stata 10.0 và Epinfo 6.04.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu

Các trường được chọn vào nghiên cứu trên cơ sở thoả thuận đồng ý hợp tác giữa Ban chủ nhiệm đề tài với Ban giám hiệu các trường vào đầu năm học 2009

- 2010. Các đối tượng (học sinh, phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, cán bộ y tế, cán bộ nhà trường ...) được mời tham gia nghiên cứu đều có ký cam kết tự nguyện tham gia, sau khi được giải thích về yêu cầu, mục đích nghiên cứu. Một hội thảo triển khai công tác nghiên cứu được tổ chức tại các trường trước khi thực hiện nhằm giải đáp các thắc mắc của các đối tượng tham gia.

Học sinh được chẩn đoán có rối loạn được cam kết đảm bảo bí mật cá nhân. Các học sinh có bệnh tại trường can thiệp được thực hiện tư vấn điều trị, dự phòng bởi các bác sỹ chuyên khoa tâm thần của Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên và Khoa Tâm thần – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối với học sinh có bệnh ở trường không can thiệp, tùy theo mức độ nặng nhẹ cụ thể trên học sinh mà chúng tôi có biện pháp tư vấn cho gia đình đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi của học sinh.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh

3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.1. Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu


Các đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Tuổi

6 -11 tuổi

1638

57,5

12-15 tuổi

1212

42,5

Giới

Nam

1433

50,3

Nữ

1417

49,7

Dân tộc

Kinh

2399

84,2

Thiểu số

451

15,8

Tổng

2850

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên - 8

Nhận xét:

- Tỷ lệ học sinh 6 – 11 tuổi (học sinh TH) tham gia vào nghiên cứu là 57,5 %, 12-15 tuổi (học sinh THCS) là 42,5%.

- Giới tính nam và nữ của nhóm nghiên cứu là tương đương nhau.

- Đa số học sinh là người dân tộc kinh 84,2 %, học sinh các dân tộc thiểu số chiếm 15,8%.



22.9



0-14 điểm

> 14 điểm

77.1


Biểu đồ 3.1. Kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25

Nhận xét: Tỷ lệ chung của học sinh nghi ngờ có vấn đề sức khỏe tâm thần (điểm SDQ >14 điểm ) là 22,9 %.


8.2

Rối loạn

Bình thường

91.8


Biểu đồ 3.2. Kết quả khám lâm sàng xác định chẩn đoán

Nhận xét: tỷ lệ học sinh có các biểu hiện rối loạn tâm thần và hành vi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán chiếm tỷ lệ 8,2% trong tổng số 2850 học sinh tham gia nghiên cứu.

Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh



Kết quả khám

Số lượng

(n=233)


Tỷ lệ %

Trầm cảm

177

76,0

Lo âu

41

17,6

Ám ảnh sợ

7

3,0

ADHD

75

32,2

RL HV ứng xử

20

8,6

RL khác

34

14,6

RL kết hợp

91

39,1


Nhận xét: Các rối RLTT & HV hay gặp nhất trong nhóm học sinh nghiên cứu là trầm cảm (76%), tiếp theo là tăng động giảm chú ý (32,2%), lo âu (17,6%). Nhiều học sinh có nhiều rối loạn phối hợp (39,1%).

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024