Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Trà Vinh (Giá Trị)


truy nguyên nguồn gốc đã được luật hóa trong lĩnh vực kiểm soát an toàn thực phẩm, gắn liền với ngành chế biến thủy sản.

Mặc dù, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU bị truyền thông làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ cá tra, và sự việc EU cảnh cáo "thẻ vàng" liên quan đến vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhưng tổng giá trị xuất khẩu vào EU trong năm vẫn khả quan nhờ việc tiêu thụ mặt hàng tôm tăng mạnh, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2016 là 41,37% đến năm 2018 chiếm đến 65,54% tổng cơ cấu. Ngoài ra, còn có thêm thị trường Hàn Quốc chiếm t trọng đáng kể từ 0,49% năm 2017 lên 3,29% năm 2018, gấp đôi cơ cấu thị trường Bắc Mỹ trong cùng kỳ. Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (AKFTA) chính thức có hiệu lực, phía Hàn Quốc đã cam kết dành cho Việt Nam ưu đãi xóa bỏ thuế quan và mở hạn ngạch đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có mặt hàng thủy sản. Đặc biệt, đối với 07 mặt hàng tôm của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc được giảm mức thuế từ 20% xuống 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực với hạn ngạch

10.000 tấn/năm.


1.656

3.294

2018

15.078

65.540

14.432

.486

2017

7.674

16.303

63.769

11.769

2016

7.229

40.521

41.373

10.878

2015

12.967

37.728

34.069

15.237

2014

21.493

14.273

45.387

18.847

0%

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Bắc Mỹ Nhật Châu Âu Hàn Quốc Khác

Hình 3.14. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Trà Vinh (giá trị)

(Nguồn: Khảo sát 2019 và tính toán của tác giả


Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018 đạt 8,8 t USD, tăng 5,8% so với năm 2017 với 160 thị trường xuất khẩu. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu gồm: cá tra, tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc, cua ghẹ và giáp xác. Tôm chiếm 18,63% lượng thủy sản xuất khẩu, đứng vị trí thứ hai sau cá tra nhưng lại đem lại giá trị xuất khẩu lớn nhất chiếm 41,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tôm được xuất sang 89 thị trường, trong đó 10 thị trường lớn gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan

Australia 03%

Canada 03%

ASEAN 07%


Hàn Quốc


Các TT khác 13%

2016


EU 17%


Mỹ 21%

(Trung Quốc), Thụy Sỹ với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 95,9% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.


Hình 3.15 biểu diễn cơ cấu kim

09%

TQ và

HKNhật Bản

ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

trên một số thị trường nổi bật vào những

12%

năm 2016, 2017, 2018.

16%



Australia

Canada 03% ASEAN

07%

Các TT khác 12%

EU 18%

Mỹ 17%

Hàn Quốc

Nhật Bản

02%


2017

Australi

a Các TT

2018

02%

Canada AS03E%AN 08%


Hàn Quốc

khác 14%

EU 16%


Mỹ

18%

10%

TQ vàNhật


09% TQ và

HK 15%


16%

HK 13%

Bản 16%


Hình 3.15. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam (giá trị) (Nguồn: Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản- Bộ NN & PTNT và tính toán của tác giả


Xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, thu nhập của dân cư trong nước tăng lên, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản cũng tăng lên tương ứng cả về số lượng lẫn chất lượng, vì thế doanh nghiệp cần tính toán để lựa chọn cơ cấu xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước. Tiêu thụ nội địa cũng có thuận lợi là các doanh nghiệp không phải tiếp xúc với tập quán kinh doanh, tiêu dùng và các rào cản thương mại trên trường quốc tế.

3.3. Thực trạng liên kết trong chế biến thủy sản

Mô hình liên kết trong hoạt động chế biến thủy sản được thực hiện chủ yếu theo liên kết dọc (Hình 3.16)

Đầu vào

Cung cấp nguyên liệu thủy sản

Chế biến

Sơ chế- phân loại- chế biến- đóng gói

Đầu ra

Phân phối- tiêu thụ sản phẩm chế biến

Nông hộ

Thtrường xut khu

Trung gian phân phối (thương lái, vựa)

Doanh nghiệp, Cơ sở kinh tế cá thể

Ngư dân

Thtrường trong nước

Hình 3.16. Sơ đồ liên kết đầu vào- chế biến- đầu ra của ngành CBTS Trà Vinh

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu thực địa)

3.3.1. Liên kết giữa đầu vào – cơ sở chế biến

Thủy sản là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với CNCBTS. Kết quả khảo sát (2019) cho thấy ngành CNCBTS tại tỉnh Trà Vinh được cung cấp nguyên liệu thủy sản để chế biến từ ba tác nhân gồm nông dân, ngư dân và trung gian phân phối (thương lái, vựa). Cơ sở chế biến và các tác nhân này có liên kết, hợp tác với nhau nhưng giữa các nông hộ, giữa các ngư dân hay giữa các trung gian phân phối chưa liên kết với nhau trong cung ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.


Sự liên kết từng tác nhân đầu vào với từng cơ sở chế biến có nhưng chưa tập trung tại gốc (nông dân, ngư dân), thể hiện qua t lệ liên kết, cụ thể: 50% cơ sở có

sự liên kết, hợp tác với trung gian,

Nông hộ, Ngư

Nông hộ,

Ngư dân,

23,91% cơ sở liên kết, hợp tác ngư dân

dân,

TrungTrung

và 6,52% với nông hộ; có 8,7% cơ sở


Nông hộ

Ngư dânTrung

gian

gian


Trung gian

gian


liên kết 02 tác nhân nông hộ, trung gian và đồng t lệ với liên kết 02 tác nhân ngư dân, trung gian để thu mua nguyên liệu; còn lại 2,17% có mối liên kết với 03 tác nhân gồm nông hộ, ngư dân và

trung gian (Hình 3.17)

Hình 3.17. Tỷ trọng cơ sở liên kết với các tác nhân đầu vào

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát năm 2019)

Đánh giá về mức độ liên kết, có 8,7% cơ sở chế biến có hợp tác chặt chẽ với nông dân và 2,17% hợp tác khá chặt chẽ, 4,35% hợp tác trung bình, 2,17% trả lời hợp tác yếu và phần còn lại là không hợp tác, liên kết với nông dân. Khi cơ sở chế biến có mối liên kết với nông dân từ mức độ khá chặt chẽ đến chặt chẽ sẽ được cung cấp sản phẩm đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm đạt từ 87,5 đến 100% theo yêu cầu và thực hiện giao hàng đúng thời hạn như giao kèo. Nếu mức hợp tác trung bình thì phần chất lượng sản phẩm được đánh giá đạt 90%, số lượng nguyên liệu cung cấp đúng thời gian giao kèo đạt từ 70-80%. Tương tự, t trọng cơ sở chế biến có sự liên kết hợp tác chặt chẽ với ngư dân chiếm 26,09%, không có sự hợp tác chiếm 65,22% mà nguyên nhân chủ yếu do các cơ sở không chế biến các sản phẩm từ loài hải sản. Đối với những cơ sở chế biến có mức độ liên kết hợp tác với ngư dân từ khá chặt chẽ trở lên thì có khoảng 87,5% giao đủ số lượng, 81,25% giao sản phẩm đúng chất lượng và chỉ có 75% thực hiện giao đúng thời gian. Riêng với trung gian phân phối có đến 52,17% đáp viên trả lời có hợp tác chặt chẽ, 15,22% hợp tác khá chặt chẽ (Bảng 3.6). Mức độ liên kết này có khoảng 90,63% giao đủ khối lượng, khoảng 56,25% giao hàng đảm bảo đúng chất lượng 100%;


37,51% giao hàng với sản phẩm đạt chất lượng từ 90-98%, 6,25% giao hàng chất lượng khoảng 80% và 71,88% giao hàng đúng thời gian. Khi có sự giao kết giữa cơ sở chế biến, 92,86% các tác nhân đầu vào được tiếp cận các thông tin về nhu cầu sản phẩm, thị trường nhanh hơn, 85,71% nhận được giá cả hợp lý và ổn định và chỉ có 10,71% được bao tiêu sản phẩm.

Bảng 3.6. Đánh giá mức độ hợp tác giữa các tác nhân với CSCB (%)


Mức độ hợp tác, liên kết

giữa cơ sở chế biến với:

Chặt

chẽ

Khá

chặt chẽ

Trung

bình

Yếu

Không

hợp tác

Nông hộ

8,70

2,17

4,35

2,17

82,61

Ngư dân

26,09

6,52

0

2,17

65,22

Trung gian phân phối

52,17

15,22

2,17

0

30,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh - 14

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát năm 2019)

Để khẳng định mức độ liên kết, một lần nữa nghiên cứu đã sử dụng công cụ SPSS để tính điểm trung bình từ bộ dữ liệu khảo sát được. Kết quả cũng cho thấy rằng đối với trung gian phân phối có liên kết, hợp tác chặt chẽ nhất so với các tác nhân khác, với 3,59 điểm. Lợi ích được cơ sở chế biến mang lại cho tác nhân này chỉ là chia sẻ thông tin liên quan đến giá cả từng mặt hàng, nhu cầu về số lượng, mặt hàng, kích cỡ chứ không có sự hỗ trợ về kỹ thuật, hay thiết bị để bảo quản sau thu hoạch và cũng không có sự hỗ trợ về vốn. Liên kết với ngư dân chỉ mang tính thời điểm, đạt 2,28 điểm. Còn đối với nông hộ được đánh giá chung là không có sự liên kết hợp tác, đạt 1,52 điểm (Hình 3.18). Thực tế đã chỉ ra rằng phần lớn các cơ sở chế biến thủy sản tại tỉnh Trà Vinh đều chưa thiết lập được hệ thống tổ chức thu mua nguyên liệu trực tiếp từ nông hộ, ngư dân mà chủ yếu thu mua từ đơn vị trung gian phân phối. Mặc dù, thế mạnh thủy sản của Trà Vinh là tôm, kế đến là cá tra- loại thủy sản được đưa vào quy hoạch để phát triển vì thế nếu có liên kết trực tiếp với nông dân và mối liên kết này phát triển sẽ giúp cho cơ sở chế biến chủ động được nguồn nguyên liệu, nắm rõ được nguồn gốc cũng như chất lượng của nguyên liệu. Việc thu mua thủy sản từ trung gian sẽ đáp ứng được nguyên liệu phù hợp với biến động về nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cách làm này dẫn đến hệ quả là các cơ


sở chế biến phải phụ thuộc vào các thương lái, chủ vựa về tính đầy đủ số lượng nguyên liệu được cung cấp để phục vụ chế biến, không nắm rõ được nguồn gốc cũng như chất lượng của nguyên liệu bởi chất lượng được xem xét dừng lại ở độ tươi, sống của từng mặt hàng,


Cơ sở chế biến đối với Trung gian phân phối (Thương lái/ chủ vựa)

Cơ sở chế biến - Ngư dân


2.28


3.59


Cơ sở chế biến - Nông hộ

1.52


0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4


Hình 3.18. Mức độ hợp tác, liên kết giữa cơ sở chế biến với các tác nhân đầu vào

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2019, sử dụng công cụ SPSS Statistics 20)

Chính vì vậy, việc quan tâm đến xây dựng mối liên kết với hộ nuôi trồng, ngư dân, các cơ sở thu mua với cơ sở chế biến thủy sản thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng nguyên liệu là điều cần thiết. Mối liên kết này phát triển sẽ giúp cho cơ sở chế biến chủ động được nguồn nguyên liệu, nắm rõ được nguồn gốc cũng như chất lượng của nguyên liệu. Tuy nhiên, kết quả điều tra 46 cơ sở biến cho thấy rằng không có hợp đồng bằng giấy được ký kết với nông hộ nuôi trồng mà chỉ có hợp đồng miệng, số nguyên liệu chính được cung cấp từ hợp đồng chiếm 15% sản lượng mà doanh nghiệp cần. Song song đó, cơ sở chế biến cũng có mối liên kết với các cơ sở thu mua thủy sản và cũng bằng hợp đồng miệng, các cơ sở này cung cấp cho cơ sở chế biến khoảng 43% số nguyên liệu. Nhờ có mối liên kết này, các cơ sở chế biến được hỗ trợ thu mua nguyên liệu nhanh chóng hơn, tuy nhiên vẫn có hạn chế trong kiểm soát chất lượng nguyên liệu ngay từ đầu. Mối liên kết giữa người nuôi trồng thủy sản và cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thật sự bền vững, nhiều cơ sở chưa thật sự tin tưởng vào khả năng thành công của việc liên kết, do đó doanh nghiệp không quan tâm đến người nuôi để hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật nuôi trồng và sử dụng hóa chất trong điều trị bệnh sao cho sản phẩm cuối cùng đạt


chất lượng. Cơ sở chế biến chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng của người nuôi trồng thủy sản mang đến bán. Do vậy, hạn chế của việc này chính là không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu thủy sản. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản áp dụng tuân thủ các tiêu chuẩn và đạt các chứng nhận về khai thác, nuôi trồng theo hướng bền vững và bảo vệ thiên nhiên như GLOBALG.A.P, ASC đối với tôm và cá tra, MSC đối với nghêu. Một số doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ lâu dài nên đã có hành vi ép giá người nuôi khi đến mùa thu hoạch, nợ tiền mua hàng của người dân. Hiệp hội có vai trò cung cấp những thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu. Việc cung cấp thông tin nhằm để hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh của ngành công nghiệp [205]. Bên cạnh đó, hiệp hội còn hỗ trợ thiết lập thông tin thị trường để tạo mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, thông tin các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để cơ sở chế biến cải tiến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Thông tin này các cơ sở chế biến tiếp cận từ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam được các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh đánh giá ở mức tốt (80%). Thông tin thị trường về nhu cầu sản phẩm mới, các cơ sở chế biến có tiếp cận được tuy nhiên việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của các cơ sở chế biến còn chậm.

3.3.2. Liên kết giữa cơ sở chế biến - tiêu thụ

Qua khảo sát thực tế cho thấy sản phẩm của các cơ sở chế biến chủ yếu cung cấp qua khâu trung gian phân phối để đến người tiêu dùng (100% cơ sở). Trong tổng số cơ sở đó có 8,7% cơ sở liên kết với nhà xuất khẩu, 4,3% liên kết với nhà nhập khẩu và không có đơn vị nào trực tiếp đưa hàng vào hệ thống siêu thị. Mối liên kết giữa cơ sở chế biến với trung gian thông qua hợp đồng miệng. Mặc dù hợp đồng miệng nhưng cơ sở vẫn thực hiện đúng cam kết về số lượng, thời gian cũng như đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đơn hàng hợp đồng miệng thường xuyên biến động về số lượng theo nhu cầu của khách hàng. Đối với trường hợp liên kết với nhà xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện bằng hợp đồng giấy thể hiện đầy


đủ về khối lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, giá cả và thời hạn giao hàng. Các cơ sở xác nhận trong những năm gần đây chưa có đơn hàng bị trả lại do vi phạm hợp đồng.

Nhìn chung, các cơ sở chế biến có sự liên kết dọc tuy còn yếu nhưng lại chưa xuất hiện sự liên kết giữa các cơ sở chế biến để củng cố vững chắc vị thế, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho từng cơ sở trong quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm bởi sự liên kết này có thể giúp cho cơ sở tiếp cận thông tin thị trường được tốt hơn, hơn thế nữa họ có thể ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm đầu ra để cùng chế biến với quy mô lớn.

3.4. Thực trạng hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong chế biến thủy sản

3.4.1. Hiệu quả kinh tế

3.4.1.1. Năng suất lao động

Năng suất lao động ngành CNCBTS của tỉnh Trà Vinh có xu hướng tăng qua các năm từ 2016 đến năm 2018. Cụ thể, NSLĐ của ngành vào năm 2015 đạt 985,11 triệu đồng/lao động cao hơn khoảng 1,4 lần NSLĐ của tỉnh và gấp 2,3 lần NSLĐ của ngành trong phạm vi cả nước (đạt 420,58 triệu đồng/ lao động). Đến năm 2017, NSLĐ của ngành tăng lên đạt 1.049,51 triệu đồng/ lao động cao hơn năm 2016 (955,60 triệu đồng/lao động), cao gấp 2,17 lần NSLĐ ngành trong phạm vi cả nước trong cùng kỳ. Năng suất lao động tiếp tục tăng và tăng 28,01 % so với năm 2017. Điều đó đã cho thấy có sự đầu tư máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ theo yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới và cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên gặp hạn chế trong việc nâng cao NSLĐ do khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận tín dụng chính thức hạn chế, thiếu lao động có kỹ năng. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018) và Viện Năng suất Việt Nam (2017), năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành năm 2014 đạt 74,66 triệu đồng/lao động, tăng 8,75% so với năm 2013, năm 2015, 2016 tăng chậm hơn với 6,28% và 6,69% so với năm trước liền kề, giá trị đạt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023