DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ SDD trên học sinh tiểu học theo giới tính 58
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SDD trên học sinh tiểu học theo lứa tuổi 59
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thiếu máu trên học sinh tiểu học theo giới tính 60
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu máu trên học sinh tiểu học theo lứa tuổi. 61
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần 63
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ SDD thể CN/T tại thời điểm T0 và T669
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ SDD thể CC/T tại thời điểm T0 và T670
Biểu đồ 3.8. Mức tăng cân nặng theo nhóm tuổi sau 6 tháng can thiệp (T6-T0) 71
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 - 10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên - 1
- Hấp Thu, Chuyển Hóa, Dự Trữ Và Thải Trừ Selen
- Biểu Hiện Lâm Sàng Của Thừa Và Thiếu Selen
- Mối Liên Quan Giữa Thiếu Sắt Và Thiếu Máu Thiếu Sắt Trong Quần Thể
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.9. Mức tăng chiều cao theo nhóm tuổi sau 6 tháng can thiệp (T6-T0) 72
Biểu đồ 3.10. Thay đổi tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt, thiếu selen sau 6 tháng can thiệp 75
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mối liên quan giữa thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt trong quần thể 23
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT : Bộ Y tế
BMI : Chỉ số khối cơ thể
BMI/T : BMI theo tuổi
CN/T : Cân nặng theo tuổi
CC/T : Chiều cao theo tuổi
DAB : 3,3-diaminobenzidine
DAN : 2,3-diaminophthalene
DNA : Deoxyribonucleic acid
ELISA : Phương pháp xét nghiệm miễn dịch liên kết enzym FAO : Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp quốc
GAIN : Khối liên minh về cải tiến dinh dưỡng GPX : Glutathione peroxidase
GSH-PX1 : Glutathione peroxidases Hb : Huyết sắc tố
Heme : Nhóm thay thế chứa nguyên tố sắt của Hb và myoglobin ILSI : Viện nghiên cứu đời sống quốc tế
LDL : Low density lipoproteins
NCHS : Trung tâm Thống kê sức khoẻ quốc gia (Hoa Kỳ) RDA : Nhu cầu khuyến nghị
SEANUTS : Khảo sát dinh dưỡng Đông Nam á SDD : Suy dinh dưỡng
T0 : Thời điểm bắt đầu nghiên cứu can thiệp
T6 : Thời điểm tháng thứ 6 khi kết thúc can thiệp UI : Đơn vị quốc tế
UNICEF : Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp quốc WHO :Tổ chức Y tế thế giới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu vi chất dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở các nước đang phát triển [1, 95]. Các thiếu hụt này thường xuất hiện đồng thời, có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là trên trẻ em [95]. Khẩu phần ăn không đầy đủ về số lượng và chất lượng ở các đối tượng trong giai đoạn tăng nhu cầu dinh dưỡng cần cho sự phát triển có thể kết hợp với các bệnh nhiễm trùng thường dẫn đến thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Nhóm dễ bị tổn thương nhất, dễ bị thiếu các vi chất quan trọng trên đây thường là trẻ em, kể cả trẻ em tuổi học đường với lý do một hay nhiều nguyên nhân kết hợp kể trên [93].
Về tương tác giữa các vi chất dinh dưỡng, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy mối liên quan giữa thiếu selen và thiếu máu thiếu sắt [67, 75]. Mới đây, nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi sinh sống tại Mỹ, cũng như trên đối tượng trẻ em ở một số quốc gia đã chỉ ra rằng các mức selen huyết thanh thấp có mối liên quan với bệnh thiếu máu [15, 26, 85]. Người ta đã biết rõ thiếu hụt selen có thể dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân chạy thận [49] và người trưởng thành mắc lao phổi [96]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ thiếu selen trên trẻ em tiền học đường, học sinh tiểu học sống ở vùng nông thôn, đặc biệt là Miền Núi của Việt Nam chiếm tỷ lệ trên 75%. Mặt khác nồng độ selen huyết thanh thấp có liên quan với thiếu máu ở học sinh trước tuổi đi học, học sinh tiểu học, trẻ em gái vị thành niên và người trưởng thành tại Việt Nam [77, 97-99].
Bên cạnh những nghiên cứu dịch tễ học mô tả, trong thời gian gần đây một số nghiên cứu can thiệp kết hợp bổ sung sắt và selen cho hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu và được kỳ vọng đóng góp trong phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng ở các nước đang phát triển [28, 69].
Chương trình mục tiêu phòng chống SDD trẻ em cũng như các dự án can thiệp dinh dưỡng khác cho tới nay chủ yếu tập trung vào trẻ em dưới 5 tuổi, chưa có nhiều chương trình can thiệp trên trẻ em tuổi học đường. Trong khi đó, tình trạng SDD, thiếu máu, và thiếu vi chất dinh dưỡng trên đối tượng này còn ở mức cao, dẫn tới hậu quả xấu đối với phát triển thể lực cũng như kết quả học tập của học sinh tiểu học [20]. Mặt khác, chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng phối hợp bổ sung vi chất dinh dưỡng để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em tiểu học mà chủ yếu
là bổ sung các vi chất dinh dưỡng đơn lẻ trên đối tượng này [7, 12]. Vì vậy, một can thiệp phối hợp đa vi chất giữa sắt và selen có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn đến cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, SDD. Ở nước ta, những bằng chứng khoa học về vấn đề này còn ít ỏi. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp bổ sung sắt phối hợp với selen cho trẻ 7-10 tuổi bị thiếu máu tại 4 trường Tiểu học thuộc các xã Miền núi, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa ra bằng chứng khoa học cho một giải pháp can thiệp mới nhằm phòng chống thiếu máu cũng như thiếu selen tại Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7-10 tuổi tại 4 trường tiểu học thuộc 2 xã huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2. Đánh giá hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen so với bổ sung sắt hoặc selen riêng biệt đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7-10 tuổi bị thiếu máu tại 4 trường tiểu học nêu trên.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Bổ sung đồng thời sắt phối hợp với selen trên trẻ em 7-10 tuổi bị thiếu máu có hiệu quả tốt hơn đối với tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thiếu máu thiếu sắt so với bổ sung riêng lẻ sắt hoặc selen.
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 7-10 TUỔI
1.1.1. Đặc điểm dinh dưỡng và phát triển cơ thể
Ở các nước đang phát triển, trẻ em tuổi học đường chiếm một tỷ lệ cao trong dân cư và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây (trung bình 1,4%/năm). Ước tính vào thời điểm năm 2010 thì xấp xỉ 87% số trẻ học đường sống ở các nước đang phát triển [19, 102, 105]. Phát triển và trưởng thành là hai quá trình sinh học khác nhau của thời kỳ tuổi trẻ. Quá trình phát triển và trưởng thành của cơ thể luôn xảy ra trong một trạng thái động để thích ứng với môi trường bên ngoài. Các tổ chức của cơ thể luôn phát triển và tự đổi mới bằng cách sử dụng những chất dinh dưỡng cần thiết lấy từ môi trường bên ngoài [102, 105].
Ở trẻ em, tốc độ phát triển cơ thể nhanh khi trẻ dưới 3 tuổi trong đó nhanh nhất là trẻ dưới một tuổi, sau đó phát triển chậm lại khi trẻ lên 5 tuổi [102]. Thời kỳ thiếu niên của trẻ em bao gồm hai thời kỳ nhỏ, đó là thời kỳ tiểu học và tiền dậy thì. Trong thời kỳ tiểu học, cơ thể trẻ đã phát triển, hình thái và chức năng các bộ phận khá hoàn thiện. Hệ cơ phát triển, răng vĩnh viễn thay thế răng sữa, trí tuệ phát triển nhanh, đã bắt đầu biết làm nhiều động tác tự chăm sóc và phục vụ bản thân. Trong thời kỳ này, sự phát triển và trưởng thành về chất lượng nhiều hơn số lượng [17].
Từ bậc mầm non lên tiểu học là một bước ngoặt lớn của trẻ, hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Do vậy, chăm sóc trẻ trong thời kỳ này phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ phát triển thể lực, trí tuệ. Kiến thức về dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh và giới tính là rất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này, vệ sinh học đường cần được phát triển, nâng cao để đáp ứng nhu cầu chăm sóc tốt sức khoẻ trẻ em ở lứa tuổi này [14, 24].
Ở lứa tuổi này, nhu cầu dinh dưỡng cao do cần nhiều năng lượng cho sinh trưởng phát triển và hoạt động, trong đó nhu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng cao, đặc biệt sắt và selen có vị trí then chốt trong quá trình phát triển và đảm bảo không
thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Do vậy, trẻ em lứa tuổi này cần nhiều vi chất dinh dưỡng.
Ở độ tuổi này, học sinh phải học bán trú, xa nhà, ăn uống tự lập tại trường, thiếu sự chăm sóc của gia đình, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu [14, 105]. Bên cạnh đó, tâm lý dễ bị tác động từ bạn bè và thích ăn vặt, sử dụng những thức uống, thực phẩm giàu năng lượng mà nghèo vi chất dinh dưỡng sẽ dễ làm cho tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị mất cân đối [1, 51]. Vì vậy, chăm sóc dinh dưỡng và điều kiện học tập tốt, sẽ giúp trẻ em tuổi học đường tránh được những ảnh hưởng của thiếu dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng học tập [4, 105].
1.1.2. Đặc điểm bệnh lý trẻ em tuổi học đường
Trong thời kỳ này, mặc dù chức năng các bộ phận cơ thể đã tương đối hoàn thiện, những chưa ý thức được việc tự chăm sóc sức khỏe nên trẻ em đã có các đặc điểm bệnh lý như nhiễm giun sán, tiêu chảy, các bệnh đường hô hấp, mắt, răng miệng... Trẻ đã bắt đầu dậy thì và hình thành tâm lý giới tính nên hay mắc các chứng bệnh rối loạn tâm lý. Các rối loạn phát triển sinh dục cũng sẽ được biểu hiện rõ nhất trong thời kỳ này [8, 11].
Tuổi học đường, cũng là lúc cơ thể trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì, trẻ lớn nhanh, khi đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cao, vì thế nếu chế độ ăn không đầy đủ hoặc trong trường hợp mắc các bệnh nhiễm trùng, trẻ sẽ dễ bị thiếu dinh dưỡng. Lứa tuổi tiểu học, hệ thần kinh cấp cao dần hoàn thiện về mặt chức năng, từ hoạt động vui chơi trẻ bắt đầu làm quen với việc học tập do đó khó tránh khỏi bị áp lực học hành. Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hóa) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,.. tư thế ngồi học của trẻ còn chưa đúng, trẻ em thường phải ngồi học nhiều giờ liền, ít thời gian vận động, nên trẻ dễ bị cận thị, gù vẹo cột sống, suy nhược thần kinh. Vì vậy, chăm sóc dinh dưỡng và điều kiện học tập tốt, sẽ giúp cho trẻ em tuổi học đường tránh được những ảnh hưởng của thiếu dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng học tập [4, 7, 105].
TỔNG QUAN VỀ SELEN
Selen là một nguyên tố hóa học được Jons Jacob Berzelius (1779 - 1848) phát hiện ra năm 1817. Trải qua hơn một thế kỷ sau đó, năm 1957 selen được Klaus Schwarz và Calvin Foltz chứng minh là một chất dinh dưỡng thiết yếu [84].
Selen là một nguyên tố vi lượng, thiết yếu, quan trọng trong khẩu phần ăn của con người. Hầu hết selen có trong các mô tế bào ở người dưới dạng hai axit amin chứa selen, selenocysteine và selenomethionine. Con người và động vật không thể tự tổng hợp được selenomethionine mà nó được tìm thấy trong các protein thực vật, tại đó selen được kết hợp với methionine thành selenomethionine và thay thế methionine tại các tế bào thực vật. Các chức năng sinh học của selen có liên quan thông qua vai trò của nó trong các selenoprotein, một số các selenoprotein này thực hiện chức năng tăng cường và điều tiết chuyển hóa, chống oxy hóa, tăng cường hấp thu các vi chất dinh dưỡng như sắt, i ốt ...[58].
1.2. VAI TRÒ ĐỐI VỚI CHUYỂN HOÁ VÀ ĐIỀU TIẾT NỘI BÀO
1.2.1. Vai trò đối với chuyển hóa
Cho đến nay có khoảng trên 25 selenoenzym hoặc selenoprotein đã được phát hiện ở người [74], bao gồm glutathione peroxidase, phosopholipid hydroperoxide, glutathione peroxidase, selenoprotein P, iodothyronine deiodinases, và thioredoxin reductase. Glutathione peroxidase 1, thành viên chiếm số lượng lớn nhất trong họ glutathione peroxidase, giúp chống lại triệu chứng stress oxy hóa [70], và phospholipid hydroperoxide glutathione peroxidase giúp làm giảm phospholipid hydroperoxide [64]. Tuy nhiên, có khoảng từ 30 đến 50 selenoproteins được tồn tại trong động vật có vú và có thể xác định được số lượng selenoproteins tồn tại trong cơ thể người thông qua hệ gen bằng cách sử dụng các phương pháp sinh học [58].
Selenoprotein P làm điều hòa selen hemotasis [65]. Iodothyronine deiodinases giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của hormone tuyến giáp bằng cách xúc tác quá trình khử iod của thyroxine, triiodothyronine, và triiodothyronine tạo ngược. Thioredoxin reductase thì liên quan đến việc bảo vệ chống oxy hóa và điều hòa quá trình oxy hóa khử của chức năng tế bào [80].