nghiệm để việc hợp tác, quảng bá có hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. [14,tr.2]
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử, đa dạng dân tộc, nhiều lễ hội, nhiều món ăn ngon, phong tục tập quán mỗi vùng miền cũng biến đổi độc đáo, phong phú. Tận dụng ưu thế đó để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái một cách bền vững là vấn đề đặt ra không chỉ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, mà còn với chính người dân bản địa - là những chủ thể được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động kinh doanh du lịch
Thực tế cho thấy, sự phát triển của du lịch Việt Nam và thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây:
Một là, du lịch thế giới đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội; (2) Mạng lưới và phương tiện giao thông ngày càng được hoàn thiện, nhất là phương tiện hàng không ngày càng phát triển đã tạo cho khách du lịch có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham quan; (3) Xu hướng hòa bình thế giới ngày càng được củng cố, sự liên kết, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng;
(4) Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan... đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình.
Hai là, có sự thay đổi hướng đi của khách du lịch quốc tế. Nếu như trong những năm cuối thế kỷ XX nguồn khách du lịch tập trung vào các nước thuộc Châu Âu và Mỹ thì sang những năm đầu thế kỷ XXI khách du lịch lại tìm đến những nước đang phát triển thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Điều này mở ra cho các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương triển vọng to lớn cho việc phát triển du lịch. Trong báo cáo năm 2015 "Triển vọng du lịch toàn cầu 2020", Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc dự báo ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng
nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5% hàng năm trong 15 năm tới (tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành du lịch thế giới trong thời gian này là 4,1%).
Ba là, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Những năm trước đây, phần chi tiêu của khách du lịch chủ yếu dành cho việc ăn, ở, đi lại... thì nay việc chi tiêu của du khách phần lớn tập trung cho việc mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí...
Có thể bạn quan tâm!
- Tóm Tắt Những Kết Quả Đạt Được Và Hạn Chế Của Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Gia Lai Trong Thời Gian Qua
- Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Du Lịch
- Dự Báo Phát Triển Ngành Du Lịch Và Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai Đến Năm2020
- Các Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai
- Tổchức Và Cũng Cốbộmáy Quản Lý Nhà Nướcvà Nhânsự Các Cơ Quan Nhà Nước, Nhằm Phát Triển Du Lịch
- Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng Đối Với Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Bốn là, việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng lựa chọn các loại hình như: (1) Du lịch bằng máy bay tư nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; (2) Du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khác nhau trong một gia đình; (3) Du lịch không mang theo con cái; (4) Du lịch cùng với đoàn tùy tùng (những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, đầu bếp... của các nhân vật nổi tiếng); (5) Du lịch lều trại, du lịch sinh thái.
3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển du lịch
Từ Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991 đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển du lịch. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng ghi rõ: "Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế". Năm 1994, khi Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình mới nhằm tập trung chỉ đạo phát triển du lịch. Năm 1998, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ Chính trị họp chuyên đề về du lịch và ban hành Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT, trong đó nêu rõ ý kiến chỉ đạo về tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nghị quyết 92 của TW Đảng về một số giải pháp đẩy mạnh phát triễn du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, tiếp tục
khẳng định rõ chủ trương “Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao; Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam; Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và gìn giữ vệ sinh môi trường; Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn, chất lượng cao”.
Ngày 16/1/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Trong Nghị quyết, Bộ Chính trị đánh giá mười lăm năm qua, ngành Dulịch, đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP. Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.[3,tr.2]
- Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.” “Phát triển du lịch Vùng theo hướng tăng cường liên kết giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong cả nước và liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương và của toàn Vùng. Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi, trong đó lấy du lịch văn hóa với hạt nhân là giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch xanh để tăng khả
năng cạnh tranh. Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Tây Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.”[16,tr.2]
- Từ nhận thức về vai trò, vị trí của du lịch đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã xác định rõ : “ mục tiêu phát triển ngành du lịch nhanh và bền vững để đến năm 2015 trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong GDP của lĩnh vực dịch vụ; phấn đấu sau năm 2020 ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ”.[10,tr.3]
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 525 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. “Phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai và định hướng Quy hoạch chung thành phố Pleiku đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Phát huy những lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về cảnh quan, môi trường, lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị văn hóa giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng (di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại) để khai thác và tổ chức các loại hình du lịch sinh thái gắn với thể thao, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch lễ hội cồng chiêng, du lịch nghỉ dư ng kết hợp chăm sóc sức khỏe. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, có chính sách, cơ chế tăng cường xã hội hoá đầu tư phát triển du lịch. Phát triển du lịch phải đảm bảo quốc phòng-an ninh và trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, tiếp thu văn minh nhân loại; đồng thời chú trọng bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái. Phát triển đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở tích cực khai thác mọi tiềm năng có thể nhưng phải bảo đảm sự phát triển du lịch bền vững.Phát triển du lịch Gia Lai trong mối quan hệ mật thiết liên vùng, gắn kết với các tuyến điểm du lịch của khu vực, quốc gia và quốc tế.”[20,tr.2,3,4]. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV đã đưa vào nghị quyết về chủ trương phát triển du lịch, nhưng các hoạt động cụ thể để thúc đẩy du lịch phát triển đã được triển khai.định hướng đến năm 2030 du xếp ngang hàng với nhiều ngành khác.
Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác định: phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển KT-XH của Đảng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả cao trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.
Nội dung quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau đây:
Một là, phát triển du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào du lịch và sự quản lý của Nhà nước đối với du lịch là hai mặt thống nhất của một vấn đề: vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch nước ta phát triển nhanh, bền vững.
Hai là, phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt.
Du lịch là ngành kinh tế tế mang tính chất tổng hợp, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta, bởi vì phân công lao động trong nước chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, giải quyết việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho người lao động.
Ba là, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
Quan điểm phát triển du lịch quốc tế bắt nguồn từ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, phù hợp với xu thế phát triển của du lịch thế giới và đón trước thời cơ của làn sóng du lịch thế giới đang đổ dồn về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.[6,tr.90]
Có thể thấy, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa đều là những động lực quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Muốn đạt được điều đó, cần tránh tư tưởng xem nhẹ mặt này hay mặt khác.
Bốn là, phát triển du lịch nhanh và bền vững.
Việc phát triển du lịch ở nước ta đang nằm trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Phát triển du lịch nhanh là để tránh rơi vào nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực. Song mặt khác, ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác ở nước ta đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn nữa du lịch là ngành định hướng tài nguyên nên phát triển du lịch phải đảm bảo yếu tố bền vững, đảm bảo đủ sức cạnh tranh với du lịch bên ngoài.
Năm là, phát triển du lịch phải đi đôi bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Điều đó cho thấy, kinh doanh du lịch cũng như các ngành kinh doanh khác, ngoài việc đảm bảo lợi nhuận nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước, còn phải bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, đây cũng chính là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch bền vững và lâu dài.
3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn Gia Lai
Thời gian qua nhận thấy tiềm năng phát triển của du lịch Gia Lai, Đảng và nhà nước đã ban hành những Văn bản đúng đắn và kịp thời nhằm tạo động lực phát
triễn của du lịch Gia Lai, một số Quyết sách sau đây:
- Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 16/3/2012;
- Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 của Tỉnh ủy Gia Lai về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 525/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai Về việc phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020 , tầm nhìn đến năm 2030”
Được tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
Hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử ở các khu du lịch, coi đây là yếu tố quyết định sự phát triển của du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách để vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch..., vừa bảo đảm môi trường thông thoáng thuận lợi trong kinh doanh dịch vụ trên cơ sở các quy hoạch đã được xây dựng.
Ba là, phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc, Bana,Jarai dân tộc bản địa ở Gia Lai nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương, đất nước, chống các tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ rừng.
Bốn là, phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh không để các thề lực thù địch thông qua con đường du lịch để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm gây rối, bạo loạn chia rẽ đoàn kết dân tộc nhằm lật đỗ sự lãnh đạo của Đảng.
Năm là, phát triển thành phố PleiKu thành trung tâm du lịch du lịch của khu vực Tây Nguyên với các hình thức dịch vụ chất lượng cao. phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đây là một quá trình lâu dài, phải có quy hoạch và bước đi thích hợp, không chủ quan, nóng vội, duy ý chí, nhưng phải kiên quyết và chủ động phối hợp với các ngành Trung ương trong triển khai thực hiện.
- Mục tiêu tổng quát:
Phát triển du lịch để từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa dân gian, các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ văn hóa dân tộc đặc biệt là không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa của nhân loại, đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Từng bước hình thành đa dạng, phong phú, các loại hình du lịch theo đặc điểm, ưu thế của từng vùng, từng khu du lịch, tạo ra các sản phẩm vừa mang tính hiện đại, vừa mang được nét đặc thù của tỉnh.
Cơ bản hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống điện, sân bay, bến cảng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc...) trong tỉnh nói chung và đến các khu, điểm du lịch nói riêng đảm bảo cho sự phát triển bền vững du lịch sính thái và du lịch tâm linh, văn hóa - lịch sử của tỉnh. Đầu tư tu bổ nâng cấp một số cảnh quan, duy tu tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, đi đôi với đầu tư sáng tạo thêm tài nguyên du lịch mới ở những nơi có điều kiện. Trang bị các phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không, đường thủy hiện đại. Có chính sách ưu đãi để huy động các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có khách sạn đạt tiêu