Thực Tr Ng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Gắn Với Văn Hóa Người Dao Ở Phú Thọ


duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”. Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo cho rằng : “du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”

1.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Ở Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những bản sắc riêng biệt, ẩn chứa trong đó những đặc điểm mang tính đặc trưng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Từ khoảng những năm cuối thế kỉ XIX du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã có sự phát triển ban đầu, những nhà nghiên cứu đã hướng tới việc nghiên cứu về tiềm năng văn hóa của các tộc người, ở các địa phương khác nhau để phát triển du lịch. Thông qua việc nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng trên thê giới để tìm kiếm một mô hình phù hợp, đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng du lịch ở Việt Nam.

Hàng loạt khái niệm về du lịch cộng đồng đã được đề cập. Tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.”. Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển du lịch cộng đồng trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời


cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” Bên cạnh nội dung xem xét phát triển du lịch cộng đồng là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về du lịch cộng đồng: “du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.”

Những năm 1980 những du khách đầu tiên đến từ khối Đông Âu cũ. Vào đầu những năm 1990 thị trường du lịch đón thêm các khách phương Tây và dần đến khách nội địa. Hòa Bình (Bản Lác – Lai Châu) là những nơi đầu tiên ở Bắc Bộ họa động du lịch cộng đồng. Ở miền Nam, đảo Thoi Sơn ở Tiền Giang và Vĩnh Long đã đón tiếp khách du lịch của Đông Âu ngay từ năm 1985. Cuối những năm 1990, theo dòng phát triển của khách quốc tế từ Tây Âu và Bắc Mỹ Du lịch cộng đồng được khởi xướng ở miền Bắc tại Sapa, một điểm du lịch hội tụ nhiều dân tộc ít người với những đặc sản về văn hóa. Sau đó loại hình du lịch này dần lan đến các vùng miền Trung, Huế, Hội An và các tỉnh miền Tây, là khu vực có nhiều đặc sản văn hóa, là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cộng đồng. Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả đi trước thì khái niệm du lịch cộng đồng nhiều khi được hiểu là du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm bởi sự bao hàm và kết hợp các tài nguyên du lịch trong hoạt động du lịch cộng đồng. Tuy nhiên để nói về du lịch cộng đồng ở Việt Nam có lẽ cần có những kiểm nghiệm lí luận sâu sắc dựa trên tổng kết và đánh giá thực tiễn đầy đủ hơn.

Với sự đa dạng về văn hóa và những nét đẹp của thiên nhiên, khí hậu và sự ổn định về môi trường chính trị Việt Nam đang là điểm đến được chú ý ở Đông


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nam Á. Lượt khách đến Việt Nam liên tục tăng. Theo Báo cáo của Tổng cục Du lịch lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2018 ước đạt 1.188.817 lượt, tăng 0,5% so với tháng 06/2018 và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 7 tháng năm 2018 ước đạt 9.080.347 lượt khách, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 20179.

Với những đặc điểm riêng biệt của 3 miền đất nước thì sản phẩm du lịch ở mỗi miền lại mang những đặc trưng riêng. Ở miền Bắc với sự đa dạng về cảnh quan và sự đặc sắc trong văn hóa của các dân tộc thiểu số tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu, thì ở miền Trung với nhưng giá trị văn hóa truyền thống từ lâu đời, nơi tập trung nhiều di sản văn hóa nhất, với Nhã nhạc cung đình Huế, hệ thống cung điện triều đình Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã làm nên một nét cổ kính thu hút du khách. Còn ở miền nam lại nổi bất với sự trù phú của thiên nhiên, với nét tính cách hào phóng của con người là nguồn tài nguyên sẵn có cho phát triển du lịch.

Nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa của người Dao ở tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển du lịch cộng đồng - 4

Hơn mười năm trở lại đây, loại hình du lịch Cộng đồng đã xuất hiện tại nhiều địa phương trong cả nước. Với lợi thế về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa, Sa Pa được xem như là một điển hình cho sự thành công của mô hình du lịch Cộng đồng tại Việt Nam. Mặc dù phát triển sau so các địa phương khác, song việc khai thác du lịch homestay tại làng chài Cửa Vạn (Quảng Ninh) cũng đã mang lại một số thành công nhất định, góp phần nâng cao đời sống hàng ngày cho người dân tại đây. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Thừa Thiên - Huế và Hội An. Hai địa phương đang dành được nhiều sự quan tâm của du khách bởi vẻ dân dã của nó. Chỉ trong một khoảng thời ngắn tại các homestay, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt cũng như nét văn hóa của cư dân địa phương.

Qua đó có thể thấy, du lịch Cộng đồng là một loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân bản xứ. Loại hình du lịch Cộng đồng

9. Báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018


không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của du lịch mà còn đang có tác động sâu sắc đến xã hội như: tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách; tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau; tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng người dân; sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ; giáo dục ý thức về phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân. Đồng thời, loại hình du lịch này cũng có tác động đến kinh tế như: thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử… tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình nghèo; góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Nhìn rộng hơn ở tầm kinh tế vĩ mô, loại hình du lịch cộng đồng cũng là cách thức tạo nên tính độc đáo trong bức tranh kinh tế du lịch của địa phương. Hay nói cách khác, homestay hứa hẹn tạo nên diện mạo riêng để dần hình thành nên sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời khi xây dựng và triển khai loại hình du lịch homestay cũng là cách thức có tính khả thi và đem lại hiệu quả từ việc nhận thức homestay là một hình thái tích cực của du lịch cộng đồng.

Trong những năm qua du lịch cộng đồng đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Ở nước ta hiện nay các hình thức du lịch cộng đồng thường thấy như: du lịch homestay, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hoá của người dân bản địa, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học,… diễn ra một số nơi như bản Lác - Mai Châu, Chiềng Yên - Sơn La, vườn quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn Cù Lao Chàm - Hội An,

v.v. Trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng vẫn thường mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản và chưa đi vào thực chất. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi


trường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hoá của cộng đồng bản địạ

Bên cạnh đó, một vài địa phương lại quan niệm phát triển Du lịch Cộng đồng gắn với phát triển kinh tế địa phương dựa trên lợi thế vùng miền, địa phương của mình. Như ở Đồng Tháp, tận dụng cảnh quan nguyên sơ với những cánh đồng sen bạt ngàn tại huyện Tháp Mười để phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với sen: như chụp ảnh với đồng sen, tham gia thu hoạch chế biến sản phẩm từ sen, dệt lụa tơ sen,... Hay như tại làng rau Trà Quế, Hội An, Quảng Nam lại cho du khách trải nghiệm nông nghiệp bằng cách tham gia trồng rau, làm đồng, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp... Qua đó tìm hiểu nếp sống, tập quán và du khách được trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế đặc thù của địa phương.

Có thể thấy việc tận dụng các tài nguyên sẵn có trong phát triển du lịch cộng đồng là một lợi thế, hơn thế nữa nếu tận dụng tài nguyên về văn hóa, dạng tài nguyên bất tận được ví như “mỏ vàng lộ thiên” sẽ đảm bảo hơn nữa tính bền vững về kinh tế và trong việc bảo tồn văn hóa.

1.2.3. Thực tr ng phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa người Dao ở Phú Thọ

Ở Phú Thọ du lịch cộng đồng phát triển khá muộn, phải đến khi các mô hình du lịch cộng đồng như ở Sa Pa phát triển và mô hình du lịch này được nhân rộng ở các địa phương khác ở miền Bắc thì Phú Thọ mới bắt đầu có sự hình thành các làng du lịch cộng đồng. Trong đó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thì các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn là nơi phát triển sớm nhất, cùng với nét đặc sắc của văn hóa tộc người là người Dao, người Mường là sự hùng vĩ và nét đẹp của thiên nhiên – Vườn Quốc gia Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá cho sự phát triển của loại hình du lịch này.

Với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội là một lợi thế cho sự phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng ở tỉnh Phú Thọ. Trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của chính quyền trong quy hoạch phát triển du lịch tại các điểm có tiềm năng về du lịch văn hóa, lễ hội, thiên nhiên và thắng cảnh. Ngoài di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ còn có nhiều di tích lịch sử và


các danh thắng đẹp: Đền Mẫu Âu Cơ, chùa Tam Giang, Ao Giời - Suối Tiên, đầm Ao Châu và rất nhiều loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo như hát Xoan, hát ghẹo, cùng các lễ hội: Hội Phết - Hiền Quan, hội bơi chải - Bạch Hạc, hội rước voi - Đào Xá…

Những điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa người Dao đang được tập trung phát huy thế mạnh, được đầu tư bao gồm:

Vư n Quốc X â Sơ

Vườn Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị trong nghiên cứu khoa học cũng như bảo tồn nguồn gien. Thiên nhiên ở đây vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã, khí hậu quanh năm mát mẻ là điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Xuân Sơn, các hộ gia đình kinh doanh du lịch cộng đồng chủ yếu là người Dao. Được sự tư vấn của chính quyền địa phương và sự đầu tư về cơ sở vật chất là một trong những điều kiện để phát triển du lịch. Hiện nay trên cơ sở phát huy và bảo tồn văn hóa gắn với phát triển kinh tế ở Phú Thọ còn phát triển một loại hình du lịch là du lịch có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Ao Gi i - Suối Tiên

Ao Giời suối tiên Phú Thọ được mệnh danh là mảnh đất tiên cảnh của tỉnh Phú Thọ, tọa lạc trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê - huyện Hạ Hoà, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, cách Ao Châu 15 km. Nơi đây hiện là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách bởi nét đẹp tuyệt tác của thiên nhiên.

Khu du lịc ước khoáng nóng Thanh Thuỷ

Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy là một trong những khu du lịch có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên. Đến với Thanh Thủy du khách sẽ được ngâm mình trong những bồn nước khoáng nóng tự nhiên từ trong lòng đất và tận hưởng những giây phút thư thái, hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Trên đỉnh núi có một ao nhỏ gọi là ao Tiên, nước luôn trong xanh và không bao giờ cạn. Xung quanh núi Thắm là hàng trăm ngọn đồi thoai thoải nằm gần kề nhau, nhấp nhô như hình


bát úp. Núi Thắm hiện vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là một trung tâm kinh tế của vùng trung du Phú Thọ.

Hang L ng

Hang Lạng là hang lớn và dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ. Ðến với vùng Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm bao lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, có cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng

Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long ở trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và có nhiều triển vọng của vùng đất tổ Vua Hùng. Ao Châu có những điều kiện thuận lợi để phát triển khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, hay leo núi… đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Trên đây là một số các địa danh có thế mạnh có thể khai thác du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng, tuy nhiên hiện nay các địa danh này được khai thác vẫn chưa tận dụng được tối đa tiềm năng vốn có, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính tự phát, chưa có sự quản lí chặt chẽ và chủ yếu khai thác vẫn còn nhỏ lẻ chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Dựa vào những gì tác giả thực tế là đã điền dã trên các khu vực có người Dao sinh sống, thấy rằng hoạt động du lịch cộng đồng ở các bản người Da ở Phú Thọ còn rất hạn chế, những người kinh doanh chủ yếu là người dân địa phương, mang tính tự phát. Do đó thông qua những nghiên cứu của mình tác giả muốn đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển du lịch cộng đồng khai thác tối đa tiềm năng của tài nguyên văn hóa cũng như tự nhiên của những khu vực này.

Mặc dù đã có định hướng cho hoạt động phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo từng địa phương nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch, tuy nhiên trong thực tế việc phát triển các sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn hạn chế. Các điểm du lịch cộng đồng còn thiếu tính đầu tư của Nhà nước, trong khi hoạt động người Dao ở các khu vực này chưa thấy được lợi ích


từ kinh doanh du lịch, các sản phẩm du lịch đặc biệt thiếu tính đặc thù, tính khác biệt của sản phẩm (tính khác biệt, đặc thù của sản phẩm có thể là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm có những nét độc đáo riêng, cũng có thể là cách thức xây dựng, quản lý, khai thác sản phẩm có những nét độc đáo riêng biệt tạo sự thỏa mãn mong đợi của khách… cũng tạo nên yếu tố đặc thù của sản phẩm) do vậy sản phẩm du lịch cộng đồng Phú Thọ chưa có lợi thế cạnh tranh cao để có thể thu hút hấp dẫn khách du lịch. hi xây dựng sản phẩm du lịch các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ tài nguyên du lịch của địa phương nhằm xác định được một cách cụ thể tính độc đáo, duy nhất, nguyên bản và tính đại diện của tài nguyên du lịch để lựa chọn xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Chưa có sự khảo sát học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm những điểm đến hoạt động du lịch hiệu quả để vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện tự nhiên tài nguyên du lịch văn hóa – xã hội của địa phương cũng như thị hiếu, nhu cầu của thị trường khách du lịch để có được một sản phẩm du lịch đặc thù phát triển bền vững không trùng lặp, rập khuôn với sản phẩm khác sẽ tạo được sức thu hút, hấp dẫn khách du lịch. Trong xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù đặc biệt là các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái cần đặt mục tiêu bảo tồn, gìn giữ phát huy tài nguyên du lịch xây dựng môi trường sinh thái môi trường du lịch có tính bền vững có trách nhiệm với môi trường và xã hội có sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn: Đề xuất tập trung kinh phí đầu tư xây dựng thiết chế nhà văn hoá cộng đồng cùng với sân tổ chức sự kiện như: Mô hình nhà văn hoá cộng đồng xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa lộ, tỉnh Yên Bái), hỗ trợ các hộ dân các trang thiết bị phục vụ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ, tuyên truyền thu hút khách du lịch cho 3 - 5 hộ dân mỗi năm xây dựng mô hình hoạt động du lịch cộng đồng homestay, du lịch sinh thái trải nghiệm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ, các dịch vụ ngâm chân, tắm lá thuốc người Dao, sinh hoạt cùng người dân, trải nghiệm một ngày làm nông dân… phục vụ khách du lịch. Ngoài việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật du lịch của điểm đến; mô hình quản lý khai thác các tài nguyên thiên nhiên rừng, hang động, thác nước; môi trường du lịch xanh sạch

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí