Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hđgdmt Cho Học Sinh Tiểu Học


môi trường và hoạt động của con người), phương pháp điều tra (điều tra là tìm tòi, khám phá về một vấn đề).

Tóm lại, mục tiêu của GDMT là nhằm hình thành và phát triển cho người học những thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn đối với môi trường. Vì vậy, GDMT cần lựa chọn các phương pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi BVMT cho học sinh; đó phải là những phương pháp cho phép người học suy nghĩ một cách độc lập, tìm tòi dựa vào những phán đoán có lí lẽ.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDMT cho học sinh tiểu học

Việc triển khai HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học cần được kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDMT của HS nhằm giúp nhà giáo dục đối chiếu với mục tiêu GDMT đã đề ra, đo lường kết quả đạt được trên HS về kiến thức, thái độ, kĩ năng về GDMT. Từ việc kiểm tra, đánh giá, giúp nhà giáo trong hoạt động giáo dục của mình về nội dung GDMT cho HS ở trường TH.

Kiểm tra, đánh giá HĐGDMT của HS bao gồm các công việc sau:

- Giáo viên cần xác định mục đích, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá HĐGDMT cho HS. Giáo viên xác định hình thức kiểm tra, đánh giá: đột xuất hay có báo trước; kiểm tra miệng hay viết; kiểm tra kiến thức hay thái độ, kĩ năng.

- Giáo viên thực hiện theo dõi kết quả GDMT của HS thông qua sổ điểm, sổ theo dõi HS. Giáo viên kịp thời động viên, khen thưởng HS đạt kết quả cao hoặc nhắc nhở, phê bình HS đạt kết quả chưa cao sau mỗi tháng, kì, năm học.

- Giáo viên cần khách quan, công bằng trong đánh giá HS trong HĐGDMT.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá HS thông qua việc dạy học trên lớp (bài kiểm tra trên lớp, thông qua viết các bài thu hoạch); thông qua quá trình tham gia các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp; thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, qua việc tham gia lao động ở lớp, ở trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

1.3.6. Các điều kiện tổ chức HĐGDMT cho học sinh tiểu học

1.3.6.1. Nhà giáo dục

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 9

Nhà giáo dục là những người tham gia hoạt động giáo dục học sinh. Nhà giáo dục có vai trò định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, khuyến khích, đánh giá


học sinh thực hiện các hoạt động tự giáo dục một cách có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp với điều kiện, phương tiện phù hợp; qua đó, phát triển ở học sinh tính tự giác, tích cực và khả năng tự giáo dục.

Nhà giáo dục tham gia HĐGDMT cho học sinh tiểu học bao gồm các lực lượng giáo dục trong nhà trường: BGH, tổng phụ trách, giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng có vai trò định hướng, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá HĐGDMT cho học sinh, là trung tâm điều hành HĐGDMT của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng, được hiệu trưởng phân cấp, phân công chịu trách nhiệm ở một khâu nào đó trong HĐGDMT cho HS. Tổng phụ trách Đội là người được BGH phân công chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động GDNGLL tại nhà trường, là người tham mưu cho BGH xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐGDNGLL, cùng với BGH triển khai, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. GV đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu GDMT, vì họ là người trực tiếp lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐGDMT cho HS và đồng thời là người tổ chức, thực hiện và đánh giá học sinh. Nhân viên nhà trường là người tham gia, phối hợp thực hiện HĐGDMT cho học sinh, đó có thể là bảo vệ, nhân viên y tế, quản sinh, cấp dưỡng trong nhà trường.

1.3.6.2. Học sinh

Học sinh tiểu học là đối tượng giáo dục tiếp nhận sự tác động có mục đích của nhà giáo dục. Học sinh còn là chủ thể tự giáo dục tiếp nhận tác động giáo dục một cách có ý thức, có khả năng tự vận động đi lên, có khả năng chuyển hóa những yêu và chuẩn mực của giáo dục thành nhu cầu phát triển bản thân. Học sinh tiểu học vừa là đối tượng tiếp nhận sự tác động của nhà giáo dục trong hoạt động GDMT, vừa là chủ thể tự giáo dục môi trường.


1.3.6.3. Các điều kiện hỗ trợ

Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài chính trong hoạt động giáo dục môi trường là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động GDMT. Một môi trường chật hẹp, thiếu tài liệu bổ trợ và thiết bị hỗ trợ giáo dục, không có nguồn kinh phí cho HĐGDMT sẽ là những rào cản cho việc triển khai HĐGDMT cho học sinh ở các trường tiểu học.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục môi trường, làm cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn nhằm hình thành các kỹ năng cần huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về cung cấp nước sạch và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Các trường có thư viện đủ tranh giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, báo chí, có phòng học, thiết bị nghe nhìn phục vụ công tác giáo dục môi trường, có điều kiện về đất đai cần xây dựng vườn trường, bồn hoa, cây cảnh, góc sinh thái… Ngoài ra, nhà trường cần cân đối nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thực tiễn, hoạt động tham quan thực địa nhằm GDMT cho HS.

1.3.7. Sự phối hợp của các lực lượng trong hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều lực lượng giáo dục. Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng GDMT là hoạt động chủ động tích cực của hiệu trưởng, của nhà trường trong việc tổ chức các lực lượng xã hội tham gia thực hiện GDMT. Để phối hợp có hiệu quả, hiệu trưởng phải xác định tổ chức nào cần phối hợp, phối hợp nội dung gì, phương pháp huy động như thế nào cho hiệu quả, mỗi tổ chức phải làm gì? Trách nhiệm mỗi thành viên như thế nào? Bên cạnh đó HT cần tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương để tập hợp, tổ chức, động viên, phân công và phối hợp hoạt động với các lực lượng này để HĐGDMT được triển khai rộng rãi, đem lại hiệu quả thiết thực.

HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học cần có sự tham gia của tất cả các LLGD trong và ngoài nhà trường, bao gồm BGH, GV, NV, HS, PHHS, chính quyền địa phương và các tổ chức phi Chính phủ. Mỗi lực lượng sẽ có vai trò, nhiệm vụ cụ thể


phù hợp với vị trí, chức năng được giao. Hiệu trưởng là người quyết định rõ trách nhiệm của mỗi lực lượng và chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp để mỗi LLGD phát huy vai trò của mình trong quá trình tham gia HĐGDMT cho HS ở nhà trường.

Thực tế hiện nay, để GDMT đạt mục tiêu đề ra, hiệu trường đã có sự phối hợp với PHHS, với cộng đồng địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ để thực hiện nhiệm vụ GDMT cho HS thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa dưới cờ, hoạt động trải nghiệm thực tế, các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học.

1.4. Lí luận về Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Căn cứ vào các thành tố của HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học, công tác quản lí HĐGDMT cho học sinh ở trường tiểu học bao gồm các nội dung sau:

1.4.1. Quản lí mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học

Để đảm bảo cho công tác quản lí HĐGDMT ở trường tiểu học đi đúng hướng và đạt được hiệu quả như mong muốn thì việc quản lí mục tiêu là quan trọng hàng đầu của hiệu trưởng nhà trường; việc xác định đúng đắn mục tiêu GDMT để nhà quản lí đưa ra định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục của nhà trường, quyết định hiệu quả giáo dục mà chủ thể quản lí mong đợi và theo đuổi (Trần Ngọc Giao, 2013). Trên cơ sở các hình thức GDMT cho HS trong các trường tiểu học hiện nay được trình bày ở mục 1.3.3 thì quản lí mục tiêu GDMT cho HS ở trường tiểu học cụ thể như sau:

*Quản lí mục tiêu chung về giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học: trang bị cho HS hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS; hình thành cho các em ý thức quan tâm đến môi trường và thái độ trách nhiệm đối với môi trường; trang bị cho HS những kĩ năng và hành vi ứng xử tích cực trong việc BVMT.

*Quản lí mục tiêu giáo dục môi trường tích hợp trong các môn học ở tiểu học: Ở trường tiểu học, một số môn học có liên quan chặt chẽ với GDMT là các môn Tiếng Việt, Đạo đức có trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5; Tự nhiên – Xã hội có trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 3; môn Khoa học, Địa lý và Lịch sử có trong chương trình lớp 4 và lớp 5. Mục tiêu GDMT tích hợp trong môn Tiếng Việt nhằm giúp HS hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội gần gũi với HS; hình thành


những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với môi trường xung quanh; giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp qua các hành vi ứng xử; bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh quê hương, đất nước, bước đầu biết nhắc nhở mọi người BVMT để làm cho cuộc sống tốt đẹp. Mục tiêu GDMT tích hợp trong môn Đạo đức ở tiểu học nhằm giúp HS có hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp lứa tuổi trong quan hệ với bản thân, người khác, công việc, cộng đồng và với môi trường tự nhiên; bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người xung quanh, có kĩ năng lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản trong cuộc sống; bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu cái đúng, không đồng tình với cái xấu. Mục tiêu GDMT tích hợp trong môn Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học nhằm giúp HS có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, biết và kể được một số họat động của con người làm cho môi trường bị ô nhiễm; biết được một số nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ; yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống; có thái độ tích cực đối với việc BVMT; biết tham gia một số hoạt động BVMT phù hợp lứa tuổi. Mục tiêu GDMT tích hợp trong môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp cung cấp những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với HS, môi trường sống của con người; hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; hình thành những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và BVMT một cách thiết thực, rèn luyện năng lực nhận biết về các vấn đề môi trường; tham gia vào các hoạt động môi trường phù hợp với lứa tuổi và thuyết phục bạn bè, người thân có ý thức, hành vi BVMT. Mục tiêu GDMT qua môn học Địa lý - Lịch sử giúp HS hiểu biết về môi trường gắn bó với các em, môi trường sống của con người trên đất nước Việt nam, khu vực và thế giới; nhận biết những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, BVMT đề phát triển bền vững; hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường và những kĩ năng ứng xử, BVMT; có ý thức BVMT và tham gia các hoạt động BVMT xung quanh phù hợp lứa tuổi.

*Quản lí mục tiêu giáo dục môi trường thông qua HĐGDNGLL: Việc đặt mục tiêu GDMT vào các hoạt động này giúp nhà quản lí vận dụng triệt để thời gian, môi


trường và nguồn lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDMT cho HS. Bởi, mục tiêu của các hoạt động giáo dục này không nằm ngoài mục tiêu chung về giáo dục của nhà trường. Mục tiêu GDMT trong các hoạt động GDNGLL nhằm củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của môi trường và mối quan hệ giữa chúng; sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; xác định trách nhiệm của cá nhân trong việc BVMT; hình thành và phát triển tình cảm yêu quý thiên nhiên, quan tâm tới BVMT và có khả năng tham gia một số HĐBVMT phù hợp với lứa tuổi.

Tóm lại, để quản lí mục tiêu HĐGDMT cho HS ở trường tiểu học, Hiệu trưởng cần tiến hành các công việc sau:

+ Hiệu trưởng cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xác định mục tiêu GDMT cho HS cấp tiểu học thông qua các môn học.

+ Hiệu trưởng cần thường xuyên quan tâm chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xác định mục tiêu GDMT cho HS cấp tiểu học thông qua HĐGDNGLL.

+ Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền, triển khai mục tiêu GDMT đến hội đồng sư phạm để từng bộ phận, từng LLGD nắm rõ và thực hiện.

+ Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu GDMT cho HS đã đề ra.

1.4.2. Quản lí nội dung giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Có thể nói, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình quản lí trong nhà trường, là thành tố nòng cốt chi phối hoạt động quản lí. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cũng đồng thời là nguyên vật liệu cơ bản để tiến hành thực hiện HĐGD, bởi vì, trên cơ sở nội dung sẽ quy định nên những cách thức, những phương pháp, những quy trình tương ứng, phù hợp để nhà giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục một cách khoa học và hiệu quả (Huỳnh Trọng Cang, 2020).

Nội dung GDMT ở nước ta không cấu thành một môn học riêng như ở một số nước mà được tích hợp vào một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mà đối tượng nghiên cứu có quan hệ gần gũi với môi trường. Mặt khác, hoạt động GDMT cho HS còn được thực hiện thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp


do nhà trường phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường quản lí và tổ chức cho tất cả các học sinh với các hình thức: Sinh hoạt tập thể, vui chơi, tham quan, du lịch, đố vui học tập, văn nghệ, thể dục thể thao… phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh tiểu học. Nội dung GDMT cho HSTH được xác định cụ thể theo hệ thống kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi như đã trình bày ở mục 1.3.2.

Vì vậy, để quản lí nội dung GDMT cho học sinh tiểu học, hiệu trưởng cần thực hiện những nội dung quản lí như sau: Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo các LLGD xây dựng, xác định rõ nội dung GDMT cho học sinh tiểu học một cách cụ thể lưu ý đến việc xác định hệ thống kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi đến từng phần, từng tiết, từng hoạt động và tương ứng với 2 hình thức lồng vào các môn học và qua HĐGDNGLL của kế hoạch giáo dục; Tổ chức và phân công các bộ phận đảm trách các nội dung GDMT; Chỉ đạo các lực lượng giáo dục triển khai thực hiện các nội dung GDMT thông qua hoạt động giảng dạy, thông qua HĐGDNGLL; Kiểm tra việc thực hiện nội dung GDMT thông qua 2 hình thức và đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi theo từng bài dạy, từng hoạt động GD cho HS.

1.4.3. Quản lí hình thức, phương pháp GDMT cho học sinh tiểu học

Quản lí hình thức, phương pháp GD cho HS ở trường tiểu học là phân tích bản chất của các hình thức và phương pháp giáo dục trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung GD cho HS, từ đó xác định hình thức, phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra (Trần Ngọc Giao, 2013).

Để quản lí hình thức tổ chức và phương pháp GDMT, hiệu trưởng cần quản lí cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên trong việc lồng ghép các nội dung GDMT vào bộ môn theo chương trình sách giáo khoa cấp học, quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học…quản lí công tác GDMT thông qua HĐGDNGLL: hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch, cắm trại, lao động dọn vệ sinh môi trường.

Ngoài ra cần quản lí việc gắn kết giữa lý thuyết trên lớp với hoạt động thực tiễn bên ngoài, sự thống nhất giữa nhận thức và hành động nhằm góp phần hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin và hành vi đúng đắn của HS đối với môi trường.


Tương ứng với từng nội dung giáo dục môi trường và hình thức GDMT, nhà quản lí cần giúp người giáo viên cần xác định, lựa chọn được các phương pháp giáo dục tương ứng nhằm đạt được mục tiêu GDMT đã đề ra. Hình thức và phương pháp giáo dục nói chung và GDMT nói riêng được tiến hành đồng thời, song song với nhau, chúng hỗ trợ cho nhau nhằm hướng đến việc khai thác hiệu quả nội dung GDMT nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Vì vậy, quản lí hình thức và phương pháp GDMT cho HS ở trường tiểu học bao gồm các nội dung sau:

- Tổ chức thảo luận nhằm xác định và xây dựng các nhóm phương pháp GDMT phù hợp với 2 hình thức GDMT đó là: lồng ghép, tích hợp vào các môn học và thông qua HĐGDNGLL. Do đặc trưng, đặc thù của từng môn học mà việc lựa chọn, xác định phương pháp lồng ghép GDMT phải phù hợp vừa đảm bảo đặc trưng bộ môn, vừa đạt được mục tiêu, nội dung về GDMT.

- Tổ chức họp lấy ý kiến các thành viên chủ chốt của nhà trường về các phương pháp giáo dục môi trường cho HS ở trường tiểu học.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nắm vững hình thức và phương pháp GDMT cho HS ở trường tiểu học. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: Sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trong HĐSP, sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn.

- Kiểm tra việc vận dụng các hình thức, phương pháp GDMT của GV thông qua việc soạn giáo án, việc tổ chức giảng dạy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Để thực hiện tốt nội dung này, nhà quản lí cần quán triệt cho nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng các hình thức, phương pháp giáo dục tiên tiến; phân tích và lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục hiệu quả theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Nhà quản lí cần khuyến khích các lực lượng giáo dục ứng dụng các thành tựu công nghệ và vận dụng các phương pháp giáo dục kết hợp với hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học trong việc tổ chức HĐGDMT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024