Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 11

Thứ hai, Việt Nam thường xuyên phải chịu hậu quả của thiên tai, bão lụt, hạn hán với tần suất xuất hiện trong năm càng lớn. Hàng năm có khoảng 700 người chết vì bão lũ và sạt lở, mỗi năm thiệt hại trung bình 3-4 nghìn tỷ đồng và lên đến 10 tỷ đồng năm 2009. Vì vậy, đối tượng CTXH cần đến sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng là rất lớn.

Ngoài ra, yếu tố già hóa dân số cũng được xem xét khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật CTXH trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề người già không chỉ riêng Việt Nam quan tâm mà còn mang tính toàn cầu. Theo báo cáo của Liên hợp quốc (2002) cho thấy: người già từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 10% dân số thế giới, tỷ lệ này dự kiến tăng lên 21% vào năm 2050. Ngoài ra chiếm khoảng 12% người già là những người trên 80 tuổi và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 19% năm 2050. Ngày càng có nhiều người già thì khả năng ngân sách nhà nước phải chi cho CTXH cũng phải tăng lên, không chỉ đối với người già cô đơn mà còn đối với những người sống trên 85 tuổi.

3.1.3.Hoàn thiện pháp luật CTXH nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng CTXH hướng tới mục tiêu bao quát toàn bộ dân số.

Xây dựng, pháp luật CTXH một mặt vừa phải xem xét yếu tố tài chính, vừa phải cân nhắc các tiêu chí của đối tượng được hưởng sao cho đảm bảo nguồn kinh phí trợ cấp và đảm bảo đúng đối tượng. Theo quy định pháp luật hiện nay về CTXH chúng ta thấy vẫn còn những bất cập như trẻ em mồ côi từ 16-18 tuổi vẫn được hưởng trợ cấp; người cao tuổi thuộc hộ nghèo; người trên 85 tuổi không có lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội…N ếu xây dựng tiêu chí không đúng sẽ dẫn đến tình trạng CTXH không đúng đối tượng. Đối tượng đáng lý được hưởng lại không được xét (do họ mới chạm mức cận nghèo hoặc khó tiếp cận các chính sach),trong khi đó các đối tượng khác đủ khả năng tự mình vươn lê, nhiều trường hợp có kinh tế lại được nhà nước trợ cấp xã hội. Nếu các quy định của pháp luật CTXH hoàn thiện, chắc chắn độ bao phủ của CTXH sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay.

Nội dung này, vừa là định hướng vừa là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ quốc gia nào hướng tới một xã hội công bằng, phát triển văn minh.

3.1.4.Hoàn thiện pháp luật CTXH phải hướng tới thiết lập được pháp luật CTXH tiến bộ, kế thừa thành tựu lập pháp, khắc phục những hạn chế của pháp luật CTXH hiện hành.

Thiết lập được pháp luật CTXH vững mạnh, phù hợp đặc điểm riêng quốc gia và tiếp cận xu hướng tiến bộ chung của pháp luật quốc tế là mong muốn chung của bất kỳ quốc gia nào.Trên cơ sở những nội dung phân tích trên, pháp luật CTXH hiện hành còn một số tồn tại như: chưa có văn bản về CTXH mang tính pháp lý cao; các quy định về đối tượng hưởng chế độ CTXH chưa chính xác; nhóm người nhận nuôi dưỡng người già; người có điều kiện khó khăn, người nước ngoài…chưa được hưởng chế độ CTXH theo pháp luật hiện hành; chế độ CTĐX còn rất đại khái chưa mang tính thuyết phục theo quan điểm CTXH là “lưới đỡ kinh tế cuối cùng”; cách thức tổ chức còn thiếu cơ quan chuyên trách về CTXH, nhân sự thực hiện CTXH còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn…

Vì vậy,việc hoàn thiện pháp luật CTXH phải dựa trên những hạn chế để xây dựng các quy định có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế là hết sức cần thiết. Đồng thời, kế thừa các thành tựu của pháp luật trước đây và tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cũng rất quan trọng với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật CTXH.

3.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội

Từ những đánh giá về những điểm bất hợp lý trong chính sách pháp luật CTXH,chúng ta đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật CTXH hiện nay trên cơ sở các nội dung: đối tượng và điều kiện hưởng CTXH; các chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng CTXH; nguồn kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện pháp luật và pháp điển hóa pháp luật CTXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

3.2.1. Về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH.

Thứ nhất, mở rộng hơn nữa đối tượng được hưởng CTXH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ. Điều này được lý giải bởi pháp luật CTXH của chúng ta hiện nay quy định các điều kiện hưởng trợ giúp của Nhà nước quá khắt khe, pháp luật chỉ trợ giúp cho các trường hợp “đặc biệt” khó khăn bao gồm 9 trường hợp theo nghị định số 67/2007/N Đ-CP. Song thực tế, số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng là rất lớn như trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, các đối tượng nghèo…

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 11

Mặt khác, mở rộng đối tượng CTXH tức là thể hiện độ bao phủ của chính sách đến cộng đồng dân cư. Mức độ bao phủ của hoạt động CTXH càng lớn thì sự ổn định kinh tế-chính trị quốc gia càng đảm bảo. Thực hiện nội dung này góp phần công bằng xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển ổn định, bền vững. Các đối tượng nên được bổ sung vào diện hưởng CTXH thường xuyên trước tiên đó là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị nhiễm HV/AIDS… Các đối tượng này rất cần sự quan tâm, chăm sóc của Nhà nước và cộng đồng. Ngoài ra, nhóm đối tượng là cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa cũng cần đưa vào đối tượng hưởng chế độ CTXH thường xuyên. Xuất phát từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như tập quán, truyền thống người dân Việt Nam cho thấy người già được nuôi dưỡng tại gia đình tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với mô hình sống tập trung. Do vậy cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi đối tượng này cần được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.Trong nhóm đối tượng CTXH đột xuất nên bổ sung cho các cá nhân gặp khó khăn đột xuất mà không phải do nguyên nhân khách quan như đối tượng là nạn nhân của bao lực gia đình, nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ, trẻ em. Đây là vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay, các đối tượng này hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Khác với đối tượng CTXH đột xuất do nguyên nhân khách quan, đối tượng CTXH thường xuyên do nguyên nhân chủ quan (đối tượng là

nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân buôn bán phụ nữ, trẻ em) họ không chỉ thiếu thốn về kinh tế mà còn sự hụt hẫng, mất mát lớn lao về mặt tinh thần. Xét ở góc độ này, các đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ trẻ em đáng thương hơn nhiều so với những đối tượng CTXH đột xuất bởi các nguyên nhân khách quan. Mặt khác, xem xét đối tượng này nạn nhân đều là phụ nữ, trẻ em. Quan tâm đến phụ nữ, trẻ em không chỉ là trách nhiệm của toàn quốc gia mà còn của cả xã hội. Khi trợ giúp các đối tượng này, bên cạnh việc trợ giúp về mặt kinh tế chúng ta cần có những trợ giúp về mặt tinh thần như động viên các đối tượng sớm hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện khám chữa bệnh miễn phí và bảo vệ danh dự cũng như sức khỏe của họ trước cuộc sống thường nhật. Người nước ngoài, trong một số trường hợp nhất định cũng nên cho họ hưởng chính sách CTXH đột xuất của Nhà nước Việt Nam. Mặc dù đề xuất này không đúng cho mọi trường hợp người nước ngoài sinh sống, làm việc hay du lịch ở Việt Nam nhưng trong trường hợp vì những lý do bất khả kháng đáp ứng nhu cầu “cấp cứu” để giúp họ vượt qua những khó khăn trước mắt ban đầu thì Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ. Các hình thức trợ giúp có thể bằng lương thực, quần áo, vật dụng, thuốc men… hay khoản tiền hỗ trợ chi phí trở về nước…Bằng quy định này, pháp luật Việt Nam không chỉ đảm bảo thực hiện quyền con người mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Thứ hai, chỉnh sửa lại các điều kiện hưởng CTXH.Xác định được đối tượng hưởng CTXH đã là điều khó khăn nhưng xây dựng các tiêu chí cho từng đối tượng để đảm bảo sự công bằng lại càng khó hơn. Đặc biệt, khi nguồn kinh phí còn hạn hẹp, đối tượng CTXH cần hướng tới sự bao phủ lớn trong cộng đồng. Vì vậy, rà soát và chỉnh sửa các điều kiện hưởng CTXH của các đối tượng là rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật CTXH trong giai đoạn hiện nay.Đối với nhóm trẻ em mồ côi và các đối tượng tương tư theo quy định tại khoản 1 Điều 4 nghị định 67/2007/NĐ-CP để đảm bảo sự

84

thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em được hưởng CTXH với việc xác định độ tuổi của người lao động. Thiết nghĩ, nên hạ độ tuổi của nhóm đối tượng này xuống dưới 15 tuổi để đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời hạn chế đối tượng hưởng CTXH này sẽ giúp Nhà nước có khoản phúc lợi để tạo cuộc sống cho các đối tượng khó khăn khác.Đối với quy định của nhóm người của nhóm người cao tuổi cô đơn, yếu tố sức khỏe nên được xác định là tiêu chí cần thiết khi xét điều kiện hưởng CTXH. Nếu chỉ căn cứ vào độ tuổi (từ 60); hộ gia đình nghèo thì chúng ta chưa thể biết được nguồn gốc khó khăn do đâu. Mặt khác, do sự già hóa dân số hiện nay thì tình trạng người cao tuổi sẽ không phải là ít. Vì vậy, xem xét yếu tố sức khỏe “không thể tự lao động kiếm sống” là phù hợp với thực tiễn.Cũng cần bổ sung điều kiện hưởng CTXH của nhóm người trên 85 tuổi không có lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp họ không có các nguồn trợ cấp từ con cháu hoặc nguồn thu nhập phát sinh bên ngoài như tiền từ kinh doanh, thuê cửa hàng, tiền tiết kiệm…thì quy định này rất phù hợp và tạo điều kiện cho người già sống ổn định khoảng thời gian cuối cùng của đời người. Nhưng trong điều kiện hiện nay nhiều người già không có lương hưu, không có bảo hiểm xã hội nhưng cuộc sống lại rất khá giả. Do vậy, trong quy định pháp luật bổ sung điều kiện kinh tế của họ khi bản thân và gia đình không có điều kiện đảm bảo cuộc sống thường nhật hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định thu nhập của người già phát sinh từ nguồn trợ cấp của con cháu, tiền tiết kiệm…là rất khó khăn. Đòi hỏi trách nhiệm cao từ những người làm nghề xã hội tại địa phương và nhận thức của đối tượng được hưởng.

Ngoài ra, trong chế độ CTXH đột xuất với các khoản CTXH mang tính cấp thiết như tiền bạc, lương thực, đồ dùng cho người bị thiên tai, hỏa hoạn là cần thiết đáp ứng nhu cầu thiếu thốn trước mắt. Tuy nhiên với các quy định còn mang tính đại khái cho hộ gia đình khi có người bị thương, bị chết, nhà bị hỏng nặng….cần phải có các quy định cụ thể hơn.

Thứ ba, hiện nay khi nói đến CTXH chúng ta mới đề cập đến các đối tượng khó khăn về kinh tế cần sự trợ giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng mà chưa quan tâm đến những đối tượng thiếu thốn tình cảm, sự chia sẻ từ người thân và xã hội. Thiết nghĩ, khi xã hội càng phát triển điều kiện kinh tế sẽ bớt khó khăn, ngoài việc hỗ trợ về kinh tế chúng ta cần trú trọng đến đời sống tinh thần của người dân, có như vậy quốc gia mới ổn định và phát triển bền vững. Hiện nay, nhiều người già có điều kiện kinh tế nhưng con cái bận rộn không chăm sóc được, hay những người thành niên họ rất cần sự động viên chia sẻ của cộng đồng khi họ vấp ngã. Chi phí cho hoạt động của trung tâm, nhà dưỡng lão do các gia đình, cá nhân đóng góp.Trong tương lai, xây dựng những mô hình như nhà dưỡng lão cao cấp cho các đối tượng người già có điều kiện kinh tế, thành lập các trung tâm tư vấn giúp đỡ những người lầm lỡ...

3.2.2. Về chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng CTXH

Nâng mức hưởng trợ cấp cho các đối tượng CTXH thường xuyên là điều cần thiết trong thời điểm hiện tại. Mặc dù nghị định số 13/2010/N Đ-CP vừa mới được ban hành và thay đổi mức trợ cấp mới (180.000 đồng/tháng/hệ số 1) chưa đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của các đối tượng CTXH. Nên chăng mức trợ cấp ít nhất bằng chuẩn nghèo áp dụng cho từng thời kỳ, chẳng hạn chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 là 260.000 đồng/người/tháng (khu vực thành thị); 200.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn); giai đoạn 2011- 2015 mức áp dụng là 450.000/người/tháng (khu vực thành thị); 350.000 đồng/người/tháng(khu vực nông thôn). Sở dĩ có thể sử dụng chuẩn nghèo để xác định mức trợ cấp vì chuẩn nghèo được xác định trên cơ sở mức chi tiêu tối thiểu. Đối với đối tượng không có thu nhập thì trợ cấp xã hội là thu nhập chính của họ. Vì vậy,mức trợ cấp phải đảm bảo cho đối tượng hưởng đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

3.2.3. Nguồn kinh phí thực hiện CTXH

Thứ nhất,bên cạnh việc duy trì kinh phí thực hiện cứu trợ từ hai nguồn như hiện nay đó là ngân sách nhà nước và cộng đồng xã hội, chúng ta cần điều tiết kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác CTXH một cách hợp lý hơn. Ngân sách dành cho an sinh xã hội nói chung và CTXH nói riêng quá thấp, trong khi đầu tư cho phát triển kinh tế lại quá cao chiếm 40% GDP, trong khi các nước trên thế giới thì dành khoảng 25% cho lĩnh vực này. Theo luật Ngân sách Nhà nước quy định, kinh phí cho hoạt động CTXH được cấp trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước giao và khoản dự phòng từ 2-5% trong tổng số chi phục vụ cho phòng chống lụt bão, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về an ninh…Vì vậy, trong thời gian tới thiết nghĩ chúng ta nên có cái nhìn toàn diện phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội.Tập trung kinh tế nên dừng lại ở mức đầu tư 25%-30% như các nước khác đang làm và hướng sang ổn định xã hội, trong đó có công tác CTXH.

Thứ hai, nên thành lập quỹ CTXH thống nhất để có thể tập trung, khuyến khích các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và quản lý chi tiêu đúng mực đích đạt hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ chính của quỹ CTXH là quản lý nguồn tài chính do ngân sách nhà nước cấp; tập hợp các nguồn thu ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; đồng thời thực hiện công tác minh bạch, công khai trong công tác chi liên quan đến CTXH. Quỹ CTXH nên giao cho Bộ lao động-thương binh và xã hội quản lý tránh trường hợp đơn vị thực hiện là Bộ lao động-thương binh và xã hội nhưng Bộ tài chính quản lý tài chính như hiện nay.

Xây dựng được Quỹ CTXH với nguyên tắc hoạt động như trên sẽ giúp chúng ta hạn chế được rất nhiều bất cập trong công tác thực hiện CTXH.

3.2.4.Trong công tác tổ chức thực hiện.

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,vận động toàn dân tham gia công tác CTXH, trong đó nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi hơn mô hình “chăm sóc thay thế”. Mô hình “Chăm sóc thay thế” được hiểu là hộ gia

đình, cá nhân có điều kiện tự nguyện nhận chăm sóc các đôi tượng CTXH. Ở nước ta mô hình này cũng bắt đầu xuất hiện quy định chế độ với cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi và trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc nhiễm HIV (Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/07/2007).

Khi xây dựng mô hình chăm sóc thay thế,chúng ta cần lưu ý: (i) điều kiện tiêu chuẩn của cá nhân,hộ gia đình nhận nuôi đối tượng CTXH để tránh trường hợp trục lợi,lợi dụng không vì mục đích nhân đạo; (ii) đối tượng CTXH của mô hình này ngoài đối tượng là trẻ em mồ côi,bị bỏ rơi thì cần mở rộng thêm đối tượng là người già không nơi nương tựa.

Thứ hai,cần nhân rộng hơn nữa mô hình”nhà xã hội” và khuyến khích phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội của tư nhân để khắc phục hiện tượng quá tải của các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.Về quy mô,mô hình “nhà xã hội”gần giống với các cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay nhưng nhỏ hơn,được thành lập tại các địa phương và do địa phương quản lý;kinh phí thành lập do ngân sách địa phương phối hợp với các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ…sự ủng hộ của tổ chức,cá nhân…Đối tượng được đưa vào sinh sống tại “nhà xã hội”phải là những đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp CTXH.

Thứ ba,phát triển mạng lưới nhân viên xã hội.Hiện nay,số lượng nhân viên làm công tác này còn rất thiếu hoặc đã có nhưng yếu về chuyên môn.Vì vậy,việc bổ sung đội ngũ nhân sự làm nghề xã hội đã được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.Bằng việc ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội chúng ta cần phấn đấu trong giai đoạn 2010-2015 đội ngũ làm công tác xã hội tăng khoảng 10% giai đoạn 2010-2015 tăng 50% mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các đối tượng CTXH.Nhân viên xã hội chủ yếu làm các công việc liên quan đến tham vấn,hỗ trợ các đối tượng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH,ngoài ra cũng có thể quy định cho họ một số công việc khác nhằm thực hiện tốt pháp luật CTXH như kiểm tra,giám sát việc nuôi dưỡng,chăm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023