Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 6

Dưới đây xin dẫn một vài ví dụ cho các dạng hiệp vần vừa thống kê:

+ Dạng AAAA:

Cánh cú sọc ọng cháu ọng tạu Mọc chạc sặn lọng lan lỏu tạu Mọc chạc sặn lọng lan lỏu hau

Tắng nhổ phốu nhẵn thúi lổu tau. [5, bài 962]


+ Dạng -AAA:


+ Dạng AA-A:


+ Dạng ABAB:


Vạ lẩy lện mỏi dển cnụn chại

Cau phệt mảo phong nẹng cnặt dău Cặm nhặt phong nẹng nạn hái hau

Cnện phồu nhện nhổi chải jặm tạu. [5, bài 151]


Cnên tịu lẩy lồu màn tịu hại Nhặn cnên cối tầy hôu vạ hại Nhặn cnên cối tầy vạ hại chôu

Tảy hắm cnên tịu lẩy lốu lai.[5, bài 128


Thện hản jam nên cạng sui tủn Mỏi mảo sệt lạng si tìu jện

Lai tốu cạng pện vặn tạch tủn

Cạng sui cắn lạu vặn cắn lện. [5, bài 213]


+ Dạng gieo vần ở câu đầu và câu cuối:


Cnắng côộ jến phòng chôi nhặn ọng Chôi nhặn hây ọc dắng cạy phụng Cắm nện phòng hây mạnh nện dẳu

Trội cạy ngộ ạp chến cao thọng. [5, bài 344]

+ Dạng gieo vần ở câu đầu và câu thứ ba:

Kẹc cạng sẹng vạ vạ dảu chôu Còng mỏi tọng cnụn mành mồ dên Chọng cọc lạc tạng sẹng tặc chôu

Kẹc cạng jéng mùng cú cnên cnạu. [5, bài 75]

+ Dạng gieo vần câu thứ hai và câu thứ tư:

Jốu ạnh cắn tạy vặn jeng jậy Sẹng dì vồi vạ jay vồi vThện hẳn vu sịu cạnh xặn oc

Vồi vạ dến thạn pặt xặn c. [5, bài 15]

Vần lưng

Vần lưng (yên vận) là vần được gieo vào giữa dòng thơ, là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam. Qua khảo sát các bài dân ca Sán Chí, chúng tôi nhận thấy xuất hiện hai dạng vần lưng sau: vần lưng gieo trong cùng một câu, và dạng vần lưng: tiếng cuối câu trên bắt vần với các tiếng câu dưới.

Dạng vần lưng gieo trong cùng một câu có số lượng lớn trong dân ca Sán Chí (998/1058 khúc ca), chiếm tỉ lệ trên 90%. Ví dụ cách gieo vần lưng ở các câu trong khúc ca sau:

Cnện tịu lẩy lồumàn lẩy lồu

Hòi sui cnăng lạu mànlẩy sặm

Langhối lang dặng jamnhặt lồu

Cây sậyvặn lẻngtặc jéngphọng. [5, bài 278]

Cách gieo vần ở dạng này có điểm đặc biệt: hai vần gieo liền nhau thường là trái dấu thanh điệu, hai vần gieo cách nhau thường là cùng dấu thanh điệu. Khúc ca trên là một minh chứng rõ nét.

Dạng gieo vần lưng thứ hai được sử dụng phổ biến trong các khúc ca Sán Chí: cách bắt vần giữa tiếng cuối của câu trước với các tiếng của câu sau. Biểu hiện qua một số ví dụ sau:

+ Tiếng cuối câu trước bắt vần với tiếng thứ nhất của câu sau:


Nhặn jéng ngặn cnện còng cọc mảy

Tảy jéng xặn nẹng tạng phốu cnạy.[5,bài 170]

(Người nghĩ bạc tiền cùng lúa gạo Riêng anh nghĩ sao cưới được nàng).

+ Tiếng cuối câu trước bắt vần với tiếng thứ hai của câu sau:


Tíu nẹng nhện nhổi lang jặm jéng

Jéng nẹng nhện nhổi tạng cnên cặm.[5,bài 5]

(Lời em nói khiến lòng chàng nhớ Lời em nói đáng ngàn vàng).

+ Tiếng cuối câu trước bắt vần với tiếng thứ ba của câu sau:


Hôu vạ sẹng chải cối nhặn lẩy

Vúng lai jậy jeng cú cnện nên.[5,bài 89]

(Hoa đẹp sinh ở làng qúy nhân

Để anh vương vấn quá ngàn năm).


+ Tiếng cuối câu trước bắt vần với tiếng thứ tư của câu sau:


Lẩy sội cắt nhặt nhặn tắng khối

Khéng lang nhện nhổi lạc cạng hộ.[5,bài109]

(Đã chọn ngày lành đợi đón đi Lời anh nói nay chẳng còn gì).

+ Tiếng cuối câu trước bắt vần với tiếng thứ năm của câu sau:


Lang cặm tú sỉ păn chền chí

Lỏc mành sẹng lai dì mảo dên.[5,bài 52]

(Anh nay như thể người hèn kém Lục mệnh sinh ra cũng chẳng đồng).


+ Tiếng cuối câu trước bắt vần với tiếng thứ sáu của câu sau:


Cnặt hội mải pốu lẻng cộn cnặt

Mỏc thánh hạn nhện cộn cnăt cnặng.[5,bài 164]

(Đi ra mua vải theo thước quan

Chẳng nghe nói xuông thước quan dài).


Ngoài ra vần lưng còn được gieo ở các tiếng có cùng vị trí trong cả bốn câu (gieo vần theo chiều dọc) như khúc ca:

Tài cnên lặu lạng chải cạng hòi Nhẩy lôi lặu lạng vồi cnạu tọng Pẹc pôn lặu làng cnội cnụn phat

Sặn lang lạu làng vồi cà pằn.[5,bài 470]

( Thuyền lớn lênh đênh trên biển khơi Cá chép ngược xuôi suốt thu đông Mọi cách ngược xuôi từ xuân khởi Còn chàng ngược xuôi nhà trống không)

Hoặc cách gieo vần tiếng cuối câu trên gieo vần với tiếng thứ sáu của câu dưới cả ở hai cặp câu như:

Nhệt sẳng tọng phụng chíu dong sùi Nhệt lạc jạy sạn dong sùi dặm Doong sùi chi dặm cộn nhắm chau

Phòng vụng phội nhặp tặc tạu dặm.[5,bài 106]

(Trăng ló phương đông rọi cây sung Trăng lặn phía tây, cây sung tối Cây sung khi tối quan uống rượu

Phượng hoàng bay vào núp bóng râm).

Cách gieo vần chéo cũng khá phổ biến ở các khúc ca Sán Chí như:

Còng mỏi tọng cang cnên pôn nhổn Nhến nhổi còng nẹng cang cú tộ Lạc cạng jáy sặn còng sui cang

Cnên pôn nhện nhổi sui mồ lạu. [5, bài 99]

(Cùng em nói chuyện muôn ngàn chuyện Nói chuyện cùng em, mãi không thôi Xuống sông tắm mát nói chuyện nước Muôn ngàn câu chuyện nước dừng trôi).

Hoặc vần tiếng thứ hai câu trước hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu sau ở cả hai cặp câu:

Như vậy cách gieo vần trong những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của dân ca Sán Chí rất phong phú đa dạng. Vần lưng được sử dụng ở hầu khắp các khúc ca với nhiều cách bắt vần linh hoạt. Vần chân được gieo ở qúa nửa các khúc ca, trong đó dạng vần cách gieo ở hai câu chiếm số lượng lớn.

Nhìn chung yếu tố hiệp vần trong dân ca Sán Chí đóng vai trò quan trọng vào việc biểu hiện hình thức kết cấu của văn bản cũng như đem lại giá trị biểu đạt cao về mặt thẩm mĩ, nội dung tư tưởng của mỗi khúc ca.

2.1.3. Nhịp thơ

Nhịp điệu “là một trong những phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức của văn bản văn học… là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu đơn nhất của văn bản nghệ thuật[9, 238]. Nhịp điệu thông thường được biểu hiện ở sự phối hợp âm, thanh, tiết tấu tạo ra sự nhịp nhàng, khoan thai hay gấp gáp, thể hiện điệu tình cảm của văn bản…

Trong dân ca Sán Chí, nhịp điệu cũng được tạo nên từ cách gieo vần, điệp vận, phối hợp âm thanh của ngôn ngữ… Hơn nữa cách ngắt nhịp dài, ngắn đa dạng đã góp phần thể hiện những trạng thái tâm hồn, tình cảm phong phú của nhân vật trữ tình trong các khúc ca.

Khảo sát các bài dân ca làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chúng tôi nhận thấy hầu hết các khúc ca có sử dụng nhịp 4/3 (ít nhất từ hai câu trong bài). Khúc ca sau ngắt nhịp 4/3 đều đặn ở cả bốn câu:

Nhệt tạu lạc lảnh / sỉnh lạc chăn Cộu sạn dến chí / chẳn cạy lọng Dến chí mảo sụng / nhặt dì kíu

Tảy mọc phộu cnạy / nhặt dì sạu.[5, bài 135]

(Trăng rơi đỉnh núi / rơi xuống giếng Chim én non cao / thảy về lồng

Én chẳn có đôi / đêm ngày hót

Anh luôn buồn khổ / chửa vợ chồng).

Ngoài ra ở các khúc ca còn có cách ngắt nhịp 2/2/3; 3/4…

Ở những khúc ca “biến thể”, cách ngắt nhịp có sự biến đổi ở câu thứ nhất (chỉ có năm chữ). Câu mở đầu sẽ không ngắt nhịp 4/3 hay 3/4 mà hầu như chỉ có một nhịp lẻ 5/. Câu hát nhịp lẻ này thường biểu hiện một lời thông báo, lời gọi đáp, lời mời của các chàng trai hay cô gái khi đối đáp giao duyên cùng nhau. Chẳng hạn lời tạm biệt, lời thông báo, cũng là lời nhắn nhủ đầy tha thiết, lưu luyến của chàng trai với cô gái lúc chia tay được biểu hiện khá sâu sắc qua khúc hát làm theo dạng biến thể câu đầu có năm chữ như sau:

Nẹng cạy hối líu nảy

Tíu nẹng nhện nhổi chải lang jặm Tíu nẹng nhện nhổi lang jặm jéng

Jéng nẹng nhện nhổi tạng cnên cặm. [5, bài 5]

(Em hãy ra về đi thôi

Lời em nói còn trong lòng chàng Lời em nói khiến lòng chàng nhớ Nhớ lời em nói đáng ngàn vàng).

Xét về hình thức, ở câu có năm chữ, sự biến đổi nhịp như vậy sẽ khiến cho lời hát có những khoảng trống khi diễn xướng. Vì vậy, để bù vào khoảng trống đó, khi hát, người hát sẽ phải dùng thêm các âm đệm như “ư..a..ơ..ây” sau câu mở đầu, vừa có tác dụng đưa đẩy, tạo nhịp điệu cho lời hát, vừa để nối với các câu hát sau cho liền mạch.

So với cách ngắt nhịp của lục bát (chủ yếu là nhịp 2/2/2) thì nhịp trong dân ca Sán Chí phức tạp hơn, cụ thể là ở các khúc ca có sự đan xen nhịp chẵn, lẻ (ngoài nhịp 4/3 còn có nhịp 3/4; 2/2/3; 2/5…)

Nhìn chung cách ngắt nhịp trong sịnh ca của người Sán Chí chủ yếu theo nhịp truyền thống của thể thơ thất ngôn (4/3). Nhịp điệu được sử dụng ở các khúc ca không chỉ là hình thức mà còn thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của người hát. Chẳng hạn ở câu thơ bảy chữ, hầu như chỉ có một nhịp ngắt dàn đều, có tác dụng biểu hiện trạng thái mênh mông, nỗi buồn man mác,… phù hợp với tâm trạng nhớ nhung, mong đợi của đôi lứa yêu nhau.

Ngoài ra có thể nhận thấy cách ngắt nhịp chính là yếu tố làm nên sự hấp dẫn của lời ca trong những khúc hát giao duyên, kết bạn của người Sán Chí. Hơn nữa sáng tác dân ca dựa trên thể thơ quen thuộc trong văn học Trung Quốc và nước nhà, bên cạnh việc duy trì những khuôn mẫu đã định sẵn, người Sán Chí đã cách điệu hóa, bình dị hóa một số phương diện như ngôn ngữ, nhịp, vần… để tạo nên nét riêng trong tư duy sáng tạo thơ ca của dân tộc mình. Ngôn ngữ trong dân ca Sán Chí vừa trang trọng, giàu hình ảnh, vừa nôm na đời thường. Nhạc tính được tạo nên từ cách hiệp vần đa dạng, phối hợp âm thanh nhịp nhàng, tiết tấu hài hòa… đã góp phần diễn tả mọi trạng thái tâm lý trong thế giới tâm hồn, tư tưởng tình cảm của người Sán Chí cũng như đem lại giá trị nghệ thuật cao cho dân ca Sán Chí nói chung.

2.1.4. Thanh điệu

Yếu tố thanh điệu cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện cảm xúc hay tâm trạng của nhân vật trữ tình trong dân ca Sán Chí. Khảo sát 318 bài hát ban ngày (hát chục cộ) chúng tôi nhận thấy có các kiểu loại thanh điệu được sử dụng như sau:

Về thanh bằng - trắc: có đến gần 100 % khúc ca sử dụng số tiếng thanh trắc nhiều hơn số tiếng thanh bằng trong cùng một bài.

Về âm vực: qua khảo sát 318 bài hát ban ngày, chúng tôi thống kê cách sử dụng thanh điệu (về mặt âm vực) qua bảng sau:

Số bài

Tỉ lệ

Biểu thị sắc thái

Âm vực cao

(ngang, ngã, sắc)

10

3,1 %

sự tươi vui, phấn chấn

Âm vực thấp

(huyền, hỏi, nặng)

308

96,9 %

sự trầm buồn, u tối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 6

Âm vực

Nhận xét: ưu thế về thanh trắc, âm vực thấp ở các khúc ca “chục cộ” đã góp phần quan trọng vào việc biểu thị sắc thái đột ngột, mạnh mẽ và trạng thái tinh thần, tâm trạng chất chứa nhiều suy tư, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Đáng lưu ý là trong số nhiều tiếng thanh trắc được sử dụng thì thanh nặng chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với thanh hỏi và thanh sắc, không có thanh ngã. Việc sử dụng nhiều thanh trắc như vậy đã tạo nên giọng cao, vang, và rõ khi hát lên. Song âm vực thấp lại khiến lời thơ như mang nặng tâm tư, nỗi niềm, tình cảm của người hát ẩn chứa trong mỗi khúc ca giao duyên. Chẳng hạn ở khúc hát sau:

Jậy trặc xặn nẹng jặm lẩy sạu Sạu xặn dến thán lùi sụng lạu Phạo tìu tên tàng lang mảo chóng

Tổu lẩy jậy nẹng cnệt tủn cnăng.[5,bài 96]

(Nhớ tới em anh sầu trong bụng Tiếng sầu oán thán lệ đôi hàng

Bỏ bẵng ruộng đồng không trồng cấy Trong dạ nhớ em đứt ruột gan).

Ưu thế thanh điệu của khúc ca trên thuộc các tiếng có âm vực thấp (câu 1: 7/7; câu 2: 5/7; câu 3: 4/7; câu 4: 5/7) đặc biệt các hình thức cấu âm trắc / thấp chiếm tới 2/3 tổng số tiếng (19/28). Bởi vậy nó góp phần quan trọng vào việc thể hiện trạng thái âu sầu, nhớ nhung da diết người yêu của chàng trai. Thậm chí nỗi nhớ của nhân vật trữ tình ở đây như lên đến đỉnh điểm, như đang sôi trào, căng thẳng, mạnh mẽ ở trong lòng tưởng như có thể “đứt ruột gan”. Để diễn tả trọn vẹn điều đó, không thể không kể đến ưu thế về thanh điệu được vận dụng trong khúc ca trên.

Còn ở khúc ca sau, việc sử dụng thanh điệu có một vài điểm khác biệt so với khúc ca trên:

Cây cú chêt líu nẩy

Văt vu sắng thện hóu vu dện Vu dện sắn thện kệt vắn màu

Vu dện lạc sui kệt cnăn tai. [5, bài 104]

(Đã qua mấy tiết rồi

Lửa chẳng lên trời xem lửa khói Lửa khói lên trời kết mây mù

Lửa khói xuống nước kết rêu xanh).

Ưu thế thanh điệu của khúc ca trên lại thuộc về các tiếng có âm vực cao (câu 1: 4/5; câu 2: 5/7; câu 3: 3/7; câu 4: 4/7), số tiếng thanh trắc chiếm gần 2/3 số tiếng của bài (15/26). Hình thức cấu âm trắc / cao trong khúc ca đã góp phần diễn tả tâm trạng háo hức, đợi chờ, hy vọng vào điều hạnh phúc hay kết thúc tốt đẹp ở tương lai của nhân vật trữ tình.

Nhìn chung yếu tố thanh điệu được vận dụng khá linh hoạt, đa dạng trong dân ca Sán Chí. Song hầu hết các khúc ca đều nghiêng về việc sử dụng các tiếng mang thanh trắc, âm vực thấp. Điều này cho thấy khi hát giao duyên, người Sán Chí thường có xu hướng đẩy cao giọng cho có độ ngân dài, xa nên họ ưa dùng tiếng thanh trắc, song âm vực thấp chiếm tỉ lệ lớn kết hợp xen kẽ với các tiếng mang âm vực cao (chiếm tỉ lệ nhỏ) lại giúp cho việc giãn nhịp lời thơ tạo nên cảm xúc, trạng thái cân bằng cho người hát. Thanh điệu trong dân ca, ngoài việc tạo nên giá trị nhạc cảm cho câu thơ, mà còn góp phần vào việc biểu đạt có hiệu quả tâm tư, tình cảm (hoặc phấn khởi, hồi hộp hoặc u buồn, trĩu nặng) của nhân vật trữ tình.

2.2. KẾT CẤU LỜI THƠ

“ Tác phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp”. Khái niệm cấu trúc hiện vẫn còn nhiều tranh luận. GS Trần Đình Sử đưa ra khái niệm về cấu trúc như sau: “xét từ lý luận chỉnh thể, cấu trúc của tác phẩm bao gồm các yếu tố được đặt trong trật tự phụ thuộc vào nhau như sau đây: tư tưởng - chủ đề (gồm cả đề tài), hệ thống hình tượng (có thể bao gồm cả cốt truyện), kết cấu, ngôn từ” [9, 51]. Theo GS. Trần Đình Sử : Kết cấu không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong... của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí