Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Hs Ở Trường Tiểu Học


và kiểm tra nhằm đạt được mục đích chung của hệ thống giáo dục.

1.2.2.3. Quản lí nhà trường

Quản lí nhà trường (QLNT) là một khái niệm thường được bàn luận song song với khái niệm quản lí giáo dục. Nguyễn Ngọc Quang (2012) xem QLNT là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Trần Kiểm (2008) cho rằng QLGD cấp vi mô là quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, nhân viên, học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin…), đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy luật nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Trần Ngọc Giao (2012) định nghĩa QLNT là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Qua phân tích các quan niệm về quản lí nhà trường, có thể định nghĩa: QLNT là quá trình tác động của chủ thể quản lí nhà trường (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lí (GV, NV, HS) trong nhà trường trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nhà trường (PHHS, xã hội) thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục đích giáo dục của nhà trường đề ra.

Đối với trường tiểu học, chủ thể quản lí nhà trường bao gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, khối trưởng, trong đó hiệu trưởng là người đứng đầu. Đối tượng quản lí trong trường tiểu học là các hoạt động dạy học – giáo dục, các hoạt động liên quan được thực hiện bởi đội ngũ GV, NV, HS với sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác, các nguồn lực và điều kiện. Mục tiêu giáo dục của trường tiểu học là nhằm hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh theo hướng phát triển toàn diện nhân cách. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, nhà quản lí cần nắm vững và vận dụng có có hiệu quả các lí luận về quản lí giáo dục, quản lí nhà


trường phù hợp với các quy luật và thực tiễn của nhà trường.

1.2.2.4. Quản lí hoạt động giáo dục môi trường

GDMT là một hoạt động giáo dục. Chính vì thế, quản lí hoạt động GDMT là quản lí một hoạt động giáo dục. Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể định nghĩa như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

- Tiếp cận dựa theo các chức năng của quản lí: Quản lí hoạt động GDMT là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lí hoạt động GDMT bằng một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, phương pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

- Tiếp cận dựa theo các nội dung của quản lí: Quản lí hoạt động GDMT cho HS là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lí đến các yếu tố cấu thành hoạt động GDMT bao gồm mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Đà Nẵng - 8

Từ những khái niệm về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường và sự phân tích quản lí HĐGDMT ở trên, trong Luận án này, chúng tôi sử dụng khái niệm quản lí HĐGDMT theo hướng kết hợp tiếp cận nội dung với tiếp cận chức năng. Từ đó, có thể định nghĩa như sau: Quản lí HĐGDMT là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lí HĐGDMT đến các yếu tố cấu thành HĐGDMT gồm mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ nhằm giúp cho hoạt động GDMT đạt được kết quả mong muốn.

1.2.2.5. Quản lí hoạt động giáo dục môi trường cho HS ở trường tiểu học

Từ khái niệm quản lí HĐGDMT được trình bày ở mục 1.2.2.4 và thực tiễn hoạt động GDMT ở trường tiểu học hiện nay ở Việt Nam, khái niệm quản lí HĐGDMT ở trường tiểu học được dùng trong luận án: “Quản lí HĐGDMT cho học sinh tiểu học là sự tác động liên tục, có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lí đến các yếu tố cấu thành HĐGDMT gồm mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ thông qua việc lồng ghép, tích hợp GDMT vào các môn học ở trường tiểu học (Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tự nhiên và xã


hội, Địa lí và Lịch sử) và qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp cho hoạt động GDMT đạt được kết quả mong muốn”.

1.3. Lí luận về Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường” (Nguyễn Thị Thu Hằng, 1994).

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học của nhà trường Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu các mục tiêu GDMT của các nước trên thế giới, các nhà nghiên cứu về GDMT ở Việt Nam, Nguyễn Dược (1986), Nguyễn Phi Hạnh – Nguyễn Thị Thu Hằng (1994), Nguyễn Thị Thấn (1998) đã xác định những mục tiêu cụ thể về GDMT cho HS cấp Tiểu học như sau:

+ GDMT nhằm trang bị những kiến thức cơ bản phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của HSTH về môi trường, về các yếu tố của môi trường, về quan hệ của chúng với nhau và vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với môi trường.

+ Giáo dục trẻ ý thức quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường, ý thức trách nhiệm trong việc BVMT.

+ Phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, kỹ năng ứng xử tích cực trong công việc giải quyết những vấn đề môi trường.

+ Hình thành cho học sinh một số thói quen BVMT phù hợp với lứa tuổi.

Theo mã modun 43 TH - Giáo dục môi trường trong một số môn học ở Tiểu học của Bộ GD & ĐT (2015), mục tiêu GDMT trong trường tiểu học được xác định như sau:


- Về kiến thức: trang bị cho HS hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS. Cụ thể :

+ Có những hiểu biết cơ bản ban đầu về tự nhiên, về môi trường;

+ Nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con người với MT, những tác động của hoạt động con người đối với MT;

+ Những vấn đề của MT tự nhiên và toàn cầu, hậu quả việc MT bị biến đổi xấu đi gây ra;

- Về thái độ: Cần hình thành cho các em ý thức quan tâm đến môi trường và thái độ trách nhiệm đối với môi trường. Cụ thể:

+ Từng bước bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm trân trọng tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường;

+ Ý thức được về tầm quan trọng của sự trong sạch đối với đời sống của con người, phát triển thái độ tích cực đối với môi trường;

+ Thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện môi trường để có ý thức sử dụng hợp lí chúng, có tinh thần phê phán đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường;

+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

sống.

- Về hành vi: Cần trang bị cho HS những kĩ năng và hành vi ứng xử tích cực

trong việc BVMT. Cụ thể:

+ Có kĩ năng đánh giá những tác động của con người đối với tự nhiên, dự đoán những hậu quả của chúng;

+ Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sự trong sạch của môi trường sống, tham gia tích cực vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên.

Trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu GDMT cho HS tiểu học của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và Modun 43, nghiên cứu sinh nhất quán mục tiêu của GDMT cho HS tiểu học gồm (1) Về nhận thức: Cung cấp kiến thức ban đầu về môi trường; (2) Về ý thức, thái độ: Biết quan tâm đến những vấn đề về môi trường; (3) Về hành vi: Phát triển các kĩ năng ứng xử với MT; (4) Hình thành một số thói quen BVMT cho HS.


1.3.2. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Nội dung GDMT trong nhà trường tiểu học được quy định trong bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ GD&ĐT (2008) bao gồm:

* Về kiến thức giáo dục cho học sinh:

- Hệ thống những kiến thức cơ bản, sơ đẳng về các bộ phận tạo thành của tự nhiên, về những mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, về mối quan hệ giữa môi trường với đời sống của thực vật, động vật, với năng suất cây trồng, vật nuôi, về mối quan hệ giữa cây với các yếu tố khác của môi trường, về hậu quả của việc phá hoại cây cối, tiêu diệt động vật và những hành động làm ô nhiễm môi trường xung quanh, về vai trò của nước đối với đời sống động vật, về mối quan hệ giữa dân số với MT.

- Những tri thức về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tránh khai thác bừa bãi, lãng phí làm cho nguồn tài nguyên chóng bị cạn kiệt.

- Những tri thức về các biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn chế các tác động phá hoại cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành động làm ô nhiễm môi trường.

- Những tri thức về việc BVMT, lao động và nghỉ ngơi giải trí của con người như các biện pháp phòng chống thiên tai, chống những tác nhân lý hóa có hại cho môi trường và lao động của con người như cường độ âm thanh, độ phóng xạ, điện từ trường, độ rung, độ ồn … các biện pháp bảo vệ công trình văn hóa công cộng, di tích lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên.

- Những khái niệm về mối quan hệ giữa dân số và môi trường về quá trình đô thị hóa, vì đó là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

*Về thái độ, giáo dục cho học sinh biết yêu quý thiên nhiên, yêu cây cỏ, con vật, không thích chơi ở những nơi môi trường bị ô nhiễm; có thái độ đúng đắn với trách nhiệm BVMT.

*Về kỹ năng, rèn luyện cho học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh xung quanh; biết quan sát và phân tích hiện trạng môi trường xung quanh; biết bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên như cây cối, động vật, đất, nước …; bước đầu có khả năng đề xuất biện


pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường; biết sử dụng, tái chế một số sản phẩm đơn giản.

*Về hành vi, hình thành cho học sinh một số hành vi BVMT như có thói quen vứt rác đúng chỗ; sử dụng tiết kiệm nước và các nguồn năng lượng; sử dụng tiết kiệm giấy, vở và đồ dùng học tập; tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường sống như phong trào trồng cây, bảo vệ cây, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, xây dựng vườn trường và mô hình “Vườn – ao – chuồng” của gia đình.

1.3.3. Hình thức giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học

Theo bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên về GDMT cho HS ở các trường tiểu học của Bộ GD&ĐT (2008), có hai hình thức GDMT đó là: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học và thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.3.3.1. GDMT thông qua việc tích hợp, lồng ghép trong các môn học

Việc truyền thụ kiến thức GDMT cho học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp, lồng ghép trong các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ giữ gìn.

- GDMT thông qua nội dung các môn học. Bằng con đường giáo dục qua dạy học các môn học, học sinh được hiểu biết, phân tích và tỏ thái độ trước những tình huống, sự cố môi trường; được tiếp nhận thông tin đúng để có đủ bản lĩnh khi ra những quyết định quan trọng đối với vấn đề môi trường nơi mà họ sinh sống; được trang bị những kỹ năng mới nhằm hành động hữu hiệu cho các quyết định của họ.

Tại trường tiểu học, GDMT được lồng ghép, tích hợp vào các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Mĩ thuật. Tích hợp kiến thức GDMT vào nội dung các môn học là việc làm rất khó đối với giáo viên, vì công việc này vừa đòi hỏi phải biết khai thác nội dung môi trường, vừa đảm bảo yêu cầu của môn học được lồng ghép, vừa phải không chiếm thời gian vượt quá quy định của chương trình. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao, quá trình khai thác các cơ hội GDMT cần phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Đó là: Không làm thay đổi tính chất, đặc


trưng các môn học, không biến bài học bộ môn thành bài GDMT; Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan tùy tiện; Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

Ở cấp tiểu học, cơ hội GDMT qua nội dung các môn học là rất lớn. Có thể khái quát thành ba dạng cơ hội sau: Thứ nhất, nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung GDMT. Thứ hai, một số nội dung của bài hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT. Thứ ba, ở một số phần của nội dung môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề GDMT.

1.3.3.2. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học là điều kiện thuận lợi và phù hợp với nhu cầu tham gia hoạt động tập thể của học sinh. Các hình thức đa dạng phong phú của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục, đặc biệt là GDBVMT đến học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hấp dẫn.

Thông qua HĐGDNGLL và các hoạt động tập thể, nội dung GDMT cho HS hết sức đa dạng và hiệu quả: tổ chức các hình thức câu tham quan, dã ngoại; tổ chức sinh hoạt chuyên đề dưới cờ; thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh và Nhi đồng Hồ Chí Minh, các hội thi hiểu biết về GDMT với các nội dung phong phú và hình thức rất đa dạng phù hợp với lứa tuổi HSTH.

Giáo dục môi trường không chỉ được thực hiện tích hợp trong các môn học (trong lớp, ngoài lớp) hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống. Hai hình thức giáo dục trên thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, mỗi hình thức có ưu thế nhất định. Vì vậy, cần sử dụng kết hợp cả hai hình thức đó trong GDMT.

Theo Chương trình GDPT mới 2018, nội dung GDMT cho cấp tiểu học được


triển khai dưới hình thức hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức: hoạt động trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường. Hoạt động trải nghiệm được quy định với tổng số 105 tiết/năm học/khối lớp. Vì vậy, HĐGDNGLL (Chương trình cũ) giờ được thiết kế lại theo hoạt động trải nghiệm theo CTGDPT 2018.

1.3.4. Phương pháp GDMT cho học sinh tiểu học

GDMT có đạt mục tiêu được thể hiện ở các tiêu chí về kiến thức, ý thức, thái độ và hành vi. Để đạt được điều đó việc lựa chọn phương pháp đóng vai trò quan trọng. Hội nghị về GDMT tại Tbilisi (1977) đã khẳng định: GDMT đạt hiệu quả tốt nhất thông qua hoạt động tham gia của người học. Do đó, phương pháp dạy học cũng như giáo dục phải huy động đến mức tối đa sự tham gia đóng góp của học sinh vào hoạt động học tập và thực tiễn BVMT. GDMT được thực hiện theo 2 hình thức lồng ghép vào các môn học và thông qua HĐGDNGLL nên khi tổ chức HĐGDMT, tùy từng hình thức và điều kiện, có thể sử dụng một số phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục như sau:

- Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực. Hoạt động GDMT cho HSTH có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau: giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận, phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan, phương pháp dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu, phương pháp thực hành.

- Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lí về mặt sư phạm những hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm hình thành ý thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện kỹ xảo và thói quen hành vi nhân cách của họ. Phương pháp giáo dục có quan hệ với phương tiện giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục. Hoạt động GDMT cho học sinh tiểu học có thể sử dụng một số phương pháp giáo dục sau: phương pháp nêu gương, phương pháp thi đua – khen thưởng, phương pháp đàm thoại, tranh luận, phương pháp giao việc, phương pháp thực địa (là phương pháp học tập ngoài lớp học giúp cho học sinh có điều kiện quan sát các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên, mối quan hệ giữa

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí