Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Cho Học Sinh

Kết quả bảng 2.11 cho thấy: Xếp vị trí thứ 1 là tiêu chí lập kế hoạch “Lồng ghép mục tiêu giáo dục KNTBVBT cho học sinh trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường”, kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh hoạt động theo các môn học trong chương trình. Hiện nay, trong các nhà trường tiểu học thường lồng ghép giáo dục KNTBVBT trong các môn học. Chính vì vậy nên lồng ghép giáo dục KNTBVBT trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường được đánh giá là thực hiện ở mức độ tốt nhất với ĐTB 2,84.

Đối với “Lập kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh theo năm học, tháng, tuần” và “kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh hoạt động theo các mặt của hoạt động xã hội” lần lượt xếp vị trí thứ 4 và thứ 5 với ĐTB là 2.72 và 2,70. Vì vậy,có thể nói việc lập kế hoạch giáo dục KNTBVBT theo các mặt xã hội và đầu tư cơ sở vật chất chưa được chú trọng trong giáo dục KNTBVBT. Bởi vì, học sinh tiểu học hầu như đã được xã hội hóa những thiết bị, cơ sở vật chất tối thiểu để hoạt động nên việc triển khai giáo dục KNTBVBT và việc lập kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất không được thực hiện thường xuyên. Nhà trường cần chú trọng xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn theo các mặt của xã hội để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí nhằm tăng cường quản lí công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh. Kế hoạch cần có sự phê duyệt trước khi đưa vào thực hiện và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế. Trong xây dựng kế hoạch giáo dục KNTBVBT cần được đặt trong tổng thể kế hoạch giáo dục toàn diện chung của nhà trường gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tại trường, việc xây dựng kế hoạch đã được quan tâm từ đầu mỗi năm học. Tuy vậy, qua khảo sát chúng tôi thấy một số kế hoạch còn chung chung, chưa cụ thể, chủ yếu được lồng ghép vào trong các kế hoạch khác nên có phần khó khăn trong quá trình triển khai, chỉ đạo thực hiện.

Để làm rõ hơn điều này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số CBQL và giáo viên về việc xây dựng kế hoạch quản lí thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh. Với câu hỏi cụ thể: “Xin thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của thầy/cô về việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh trường của thầy/ cô như thế nào?”

Chúng tôi nhận được phản hồi tương đối thống nhất, đó là: “Việc xây dựng các kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh của Trường tiểu học trên địa bàn huyện Lục Nam được thực hiện tương đối tốt .Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNTBVBT chủ yếu dựa vào các hoạt động theo chủ điểm là chủ yếu, chưa chú trọng đến hoạt động theo các mặt của xã hội. Điều này nhà trường sẽ khắc phục trong thời gian tới”.

Điều này phản ánh kết quả nghiên cứu bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu là đáng tin cậy và tương đồng. Như vậy, lập kế hoạch giáo dục KNTBVBT được các khách thể đánh giá “Lồng ghép mục tiêu giáo dục KNTBVBT cho học sinh trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường” là lập kế hoạch thực hiện tốt nhất. Ngược lại, lập kế hoạch “Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” được đánh giá thấp nhất trong 7 nội dung lập kế hoạch thực hiện.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh

Muốn thực hiện tốt kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh thì khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch là một bước rất quan trọng, không thể thiếu được. Các trường tiểu học huyện Lục Nam đã có nhiều hình thức tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tổ chức quản lí giáo dục KNTBVBT cho HS qua 233 cán bộ quản lí và giáo viên thông qua câu hỏi 7 (Phụ lục 1) thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12: Kết quả tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh



TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB

Thứ bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng quy chế phối hợp trong giáo dục

KNTBVBT


71


30,47


78


33,48


50


21,46


34


14,59


2,80


1


2

Thành lập Ban

chỉ đạo giáo dục KNTBVBT


69


29,61


78


33,48


54


23,18


32


13,73


2,79


2


3

Ban hành văn bản hướng dẫn về giáo dục KNTBVBT

cho học sinh


66


28,33


75


32,19


59


25,32


33


14,16


2,75


4


4

Quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban

chỉ đạo


68


29,18


79


33,91


52


22,32


34


14,59


2,78


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 9

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.12, có thể thấy: Các trường tiểu học huyện Lục Nam rất quan tâm tới công tác quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh, Các khách thể đánh giá công tác tổ chức thực hiện có ĐTB > 2.5. Điều đó cho thấy tổ chức thực hiện giáo dục KNTBVBT được đánh giá tốt..

Các đối tượng được khảo sát đã khẳng định: tổ chức thực hiện xây dựng quy chế phối hợp giáo dục kĩ năng sống là tốt nhất (xếp thứ 1, ĐTB 2.80). Điều này phù hợp với thực tiễn giáo dục KNTBVBT. Bởi vì, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cần sự phối hợp của các lực lương gia đình - nhà trường - xã hội. Phối hợp tích hợp vào trong môn học. Chính vì vậy, nếu tổ chức tốt việc thực hiện xây dựng quy chế phối hợp giáo dục sẽ giúp cho các lực lượng tham gia giáo dục KNTBVBT hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình. Từ đó, xây dựng được những kế hoạch để tiến hành giáo dục KNTBVBT cho học sinh.

Xếp thứ 2 là “Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục KNTBVBT”. Tổ chức bộ máy là khâu quan trọng hoạt động quản lí. Ban chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống sẽ là những người chịu trách nhiệm chính và thiết kế tất cả các hoạt động giáo dục KNTBVBT.

Xếp thứ 3 là việc “Thực hiện quy định nhiệm vụ cho từng thành viên”. Được đánh giá với ĐTB là 2.78. Điều này cho thấy việc quy định nhiệm vụ cho từng thành viên rõ ràng trước khi triển khai kế hoạch giúp cho các thành viên xác định rõ công việc của mình.

Cuối cùng là “Ban hành văn bản hướng dẫn về giáo dục KNTBVBT cho học sinh”. Nội dung này đứng thứ 4 trong 4 nội dung thực hiện. Tuy nhiên, ĐTB của nội dung này tương đối cao 2.75. Điều đó cho thấy cả 4 nội dung đã được các trường, các nhà quản lí của trường tiểu học huyện Lục Nam thực hiện tốt.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh

Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục KNTBVBT cho học sinh các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 8 (Phụ lục 1) để tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát với 233 CBQL, GV. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13: Chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh



TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp


43


18.45


74


31.76


61


26.18


55


23.61


2.45


1


2

Chỉ đạo giáo dục

KNTBVBT thông qua các hoạt động Đội


40


17.17


64


27.47


70


30.04


59


25.32


2.36


3


3

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua sinh

hoạt lớp


38


16.31


63


27.04


70


30.04


62


26.61


2.33


6


4

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua sinh

hoạt tập thể


29


12.45


49


21.03


79


33.91


76


32.62


2.13


7


5

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT tham quan

ngoại khóa


40


17.17


64


27.47


70


30.04


59


25.32


2.36


3


6

Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua

hoạt động lao động


26


11.16


40


17.17


85


36.48


82


35.19


2.04


8


7

Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục

KNTBVBT


41


17.60


64


27.47


70


30.04


59


25.32


2.38


2


8

Chỉ đạo giáo dục

KNTBVBT thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo


38


16.31


64


27.47


70


30.04


61


26.18


2.34


5

Qua bảng 2.13 nội dung “Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” được đánh giá thực hiện tốt nhất với ĐTB 2.45. Trong thực tế, nhiều trường lồng ghép giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nên đây cũng là một nội dung chỉ đạo được thực hiện nhiều nhất ở các trường tiểu học huyện Lục Nam.

Nội dung thứ 2 là “Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục KNTBVBT” với ĐTB là 2.38. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi sự phối hợp tham gia của các lực lượng như gia đình - nhà trường - xã hội. Chính vì vậy đây là một trong những nội dung quan trọng để giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.

Xếp thứ bậc 3,4,5, lần lượt là các nội dung “Chỉ đạo giáo dục KNTBVBT thông qua các hoạt động Đội” và “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống tham quan ngoại khóa” có ĐTB là 2.36, “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo" có ĐTB là 2.34. Các nội dung này đều là nội dung giáo dục KNTBVBT thông qua các hoạt động thực hành, hoạt đông tham quan, trải nghiệm.

Xếp cuối cùng là nội dung “Chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động lao động”. Trong thực tế, ở trường tiểu học trẻ có tham gia lao động nhưng những hoạt động lao động đơn giản. Chính vì vậy, việc lồng ghép giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động lao động chưa được thực hiện nhiều.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh

Để hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh các trường tiểu học huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 233 CBQL, GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường sử dụng câu hỏi 9 (Phụ lục 1). Kết quả qua điều tra được thể hiện như sau:

Bảng 2.14: Mức độ thực hiện các phương thức đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh


TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thường xuyên

199

85,41

24

10,30

10

4,29

2,81

8

2

Theo học kỳ

200

85,84

24

10,30

9

3,86

2,82

7

3

Theo năm học

209

89,70

23

9,87

1

0,43

2,89

4

4

Có nội dung tiêu chí rõ

ràng

205

87,98

21

9,01

7

3,01

2,85

6

5

Đánh giá đầy đủ các mặt,

khách quan, vô tư

210

90,13

23

9,87

0

0,00

2,90

3

6

Chú trọng đến học tập các

môn văn hóa

217

93,13

16

6,87

0

0,00

2,93

2

7

Chú trọng đến việc thực

hiện nề nếp học tập

218

93,56

15

6,44

0

0,00

2,94

1


8

Phối hợp tự đánh giá của

HS với tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường


207


88,84


20


8,58


6


2,58


2,86


5

Kết quả trên cho thấy: việc đánh giá kết quả giáo dục KNTBVBT cho học sinh nhà trường “chú trọng nề nếp học tập” có kết quả cao nhất với số điểm trung bình là 2.94; “Chú trọng đến học tập các môn văn hóa” có số ĐTB đứng thứ nhì là 2.93; đánh giá đầy đủ các mặt, khách quan vô tư với số ĐTB đứng thứ ba là 2.90. Chứng tỏ việc đánh giá kết quả giáo dục KNTBVBT theo học kỳ, năm học, có tiêu chí rõ ràng và đánh giá thường xuyên được đội ngũ CBQL, GV quan tâm chú trọng nhất, đánh giá một cách khách quan, thẳng thắn nhằm đưa công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh ngày càng đi vào thực tiễn và hiệu quả hơn.

Một số nội dung có điểm trung bình thấp: phối hợp tự đánh giá của học sinh theo năm, học kỳ... Điều này phản ánh việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học nên sử dụng lời khen, chê. Đánh giá ngay tại thời điểm thực hiện sẽ giúp người học có thể “sửa sai” và tham gia các hoạt động của lớp được kịp thời và hiệu quả hơn. Cần phải khắc phục những mặt hạn chế này để kết quả đánh giá đảm bảo công bằng, chính xác hơn. Có như vậy mới phát huy được ý thức tự giác rèn luyện của học sinh, đặc biệt với các em là người đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người quản lí trong nhà trường qua công tác kiểm tra, đánh giá.

2.3.5. Thực trạng quản lí các nguồn lực phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh

Kết quả khảo sát quản lí các nguồn lực phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam sau khi chúng tôi sử dụng câu hỏi 10 (Phụ lục 1) để khảo sát thì thu được:

Bảng 2.15: Kết quả đánh giá về quản lí các nguồn lực phục vụ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học


TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng giáo dục KNTBVBT cho đội ngũ

giáo viên


67


28,76


80


34,33


55


23,61


31


13,30


2,79


1


2

Khai thác hết tiềm năng của cơ sở vật chất, trang

thiết bị hiện có


64


27,47


78


33,48


58


24,89


33


14,16


2,74


3


3

Huy động các lực lượng

xã hội tham gia giáo dục KNTBVBT cho học sinh


63


27,04


76


32,62


60


25,75


34


14,59


2,72


4


4

Huy động các nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động

giáo dục KNTBVBT


62


26,61


75


32,19


61


26,18


35


15,02


2,70


5


5

Dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động giáo dục

KNTBVBT


61


26,18


74


31,76


63


27,04


35


15,02


2,69


6


6

Sử dụng hợp lý kinh phí phục vụ hoạt động giáo

dục KNTBVBT


66


28,33


80


34,33


56


24,03


31


13,30


2,78


2

Qua bảng số liệu bảng 2.15 có thể thấy: công tác quản lí các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Lục Nam được đánh giá ở mức tương đối tốt và khá. Về cơ bản các nội dung quản lí đều được đánh giá ở mức tương đối tốt. Tuy nhiên, trong các ý kiến đánh giá vẫn có thể thấy việc dành thời gian cho giáo dục KNTBVBT chưa được thỏa đáng, chưa được đánh giá tốt bằng các nội dung quản lí khác. Sau đó là việc huy động các nguồn tài trợ cũng còn hạn chế. Như vậy, các trường tiểu học quản lí tương đối tốt các nguồn lực của nhà trường, còn việc huy động các nguồn lực khác vẫn còn hạn chế. Việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng giáo dục KNTBVBT cho đội ngũ giáo viên đã được quan tâm nhưng cũng chưa hoàn toàn được đánh giá cao.

Đây là điều các trường cần chú ý vì công tác quản lí các nguồn lực của các trường đã tốt nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là thời gian và không gian dành cho hoạt động giáo dục của các trường cũng cần được đầu tư tốt hơn. Như vậy, các nguồn lục phục vụ cho hoạt động giáo dục KNTBVBT đã được quản lí, khai thác khá hợp lí nhưng cũng cần được quản lí hợp lí hơn. Đặc biệt công tác xã hội hóa để huy động các lực lượng giáo dục tham gia vào giáo dục KNTBVBT và có những đóng góp về vật lực và tài chính cho hoạt động giáo dục

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, chúng tôi dùng câu hỏi 11 (Phụ lục 1) tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 233 CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đối với công tác quản lí hoạt động này, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.16: Ý kiến của CBQL, GV về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh


TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Ảnh hưởng

Bình thường

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản

thân cho HS


203


87,12


22


9,44


8


3,43


2,84


2


2

Điều kiện văn hóa, xã hội của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới các hoạt động giáo dục kĩ

năng tự bảo vệ bản thân


209


89,70


23


9,87


1


0,43


2,89


1

3

Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

181

77,68

29

12,45

23

9,87

2,68

4


4

Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân


202


86,70


18


7,73


13


5,58


2,81


3

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí