Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Gd Của Trường Đh Luật Tp.hcm.‌


Với phương pháp tiếp cận định tính, chúng tôi không đặt nặng yêu cầu về số lượng người tham gia nghiên cứu hay tính đại diện của đối tượng mà chúng tôi tiếp cận. Tuy nhiên, nếu thu thập được càng nhiều thông tin từ toàn bộ thành viên Hội đồng TĐG thì dữ liệu có được càng phong phú, đa dạng, nhưng với thời gian và quy mô cho đề tài có giới hạn, chúng tôi chỉ chọn số lượng tối thiểu với số lượng như sau: 1 thành viên là phó chủ tịch thường trực Hội đồng TĐG, 7 trưởng nhóm đại diện cho 7 Nhóm chuyên trách, và 3 thành viên của 3 nhóm. Vì vậy việc phỏng vấn này không tránh khỏi việc có tính thuận tiện khi những người chúng tôi chọn phỏng vấn là những người chúng tôi dễ tiếp cận

Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trong các cuộc phỏng vấn: phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn và phỏng vấn sâu là một dạng của phỏng vấn bán cấu trúc.

Trong đó tổng cộng có 11 cuộc phỏng vấn: 5 cuộc phỏng vấn trục tiếp, 3 cuộc phỏng vấn qua email, và 3 cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Về địa điểm phỏng vấn, chúng tôi chọn những nơi có không gian yên tĩnh, dễ chịu và ưu tiên thuận theo lựa chọn của đối tượng được phỏng vấn để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái nhất khi bộc lộ những quan điểm của mình.

Bảng 2.2. Tóm tắt các đối tượng tham gia phỏng vấn‌


Đối tượng

Thời gian phỏng vấn

Mã hoá

Thành viên Hội đồng TĐG - Phó chủ tịch

thường trực

PV qua email

TV1

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng ban Thư

ký phụ trách nhóm 1

60 phút - PV trực tiếp

tại văn phòng

TV2

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng nhóm 2

45 phút - Phỏng vấn

qua điện thoại

TV3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 8


Đối tượng

Thời gian phỏng vấn

Mã hoá

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng nhóm 3

Phỏng vấn qua email

TV4

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng nhóm 4

30 phút - Phỏng vấn

qua điện thoại

TV5

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng nhóm 5

Phỏng vấn trực tiếp

TV6

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng nhóm 6

60 phút - Phỏng vấn

trực tiếp

TV7

Thành viên Hội đồng TĐG - Trưởng nhóm 7

50 phút - Phỏng vấn

qua điện thoại

TV8

Chuyên viên tham gia hoạt động TĐG - Thành

viên nhóm 3

Phỏng vấn qua email

CV1

Chuyên viên tham gia hoạt động TĐG - Thành

viên nhóm 2

55 phút - Phỏng vấn

trực tiếp

CV2

Chuyên viên tham gia hoạt động TĐG - Thành

viên nhóm 6

45 phút - Phỏng vấn

trực tiếp

CV3

Đối với các cuộc phỏng vấn qua điện thoại chúng tôi tốc ký và đánh máy lại, các file phỏng vấn qua email được lưu trữ trục tuyến. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đều được xin phép ghi âm. Chúng tôi cũng đảm bảo mục đích ghi âm chỉ để phục vụ cho nghiên cứu và danh tính của họ sẽ được bảo mật.

Cuộc phỏng vấn thường diễn ra theo trình tự giới thiệu về đề tài và mục đích của đề tài, sau đó là đi vào các câu hỏi, tùy theo mạch cuộc nói chuyện mà trình tự các câu hỏi được thay đổi linh hoạt. Chúng tôi luôn cố gắng tạo ra bầu không khí trao đổi cởi mở, thân thiện và tôn trọng đối tượng được phỏng vấn.

Nhận xét chung về các cuộc phỏng vấn là sự nhiệt tình và thẳng thắn của các thành viên tham gia.

2.2.2.3. Xử lý số liệu phỏng vấn sâu

- Các dữ liệu ghi âm được chuyển thể nguyên văn sang văn bản.

- Các ý kiến sẽ được chọn lọc, thống kế theo từng mục với trình tự có ý nghĩa.


- Một số phát biểu tương đồng trong các nhóm đối tượng được biên tập lại thành những câu ngắn gọn, đủ nghĩa.

- Các ý kiến khác biệt có ý nghĩa hoặc những ý kiến chung cần thiết trong một số trường hợp được dẫn lại nguyên văn.

- Những nội dung ghi nhận được nhưng không liên quan một cách mật thiết với mục đích nghiên cứu chúng tôi không đưa vào luận văn này.

- Việc phân tích được thực hiện thủ công bằng cách đọc đi đọc lại những nội dung đã chuyển thành văn bản, nhóm các ý tưởng liên quan, ghi chú những ý kiến đưa vào các phần, các mục có sự lồng ghép với kết quả phân tích bình luận của các bảng khảo sát.

Mục đích của đề tài là tìm ra những tồn tại trong công tác quản lí hoạt động TĐG trong KĐCL GD đại học từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để cải thiện thực trạng đó. Và khách thể quản lí nói chung là những hoạt động thực hiện bởi con người (GV, CV), do đó chúng tôi phân tích theo từng nhóm nội dung công tác quản lí hoạt động TĐG. Chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận định từ suy nghĩ chủ quan của người viết, và có so sánh kết quả phân tích bình luận của các bảng khảo sát hoặc với những nghiên cứu khác hoặc đối chiếu với các tài liệu đã được xuất bản trong bối cảnh cụ thể của trường ĐH Luật TP.HCM.

2.3. Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng GD của trường ĐH Luật TP.HCM.‌

Lần 1 năm 2007

Tại Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: một trong những nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là "Xây dựng cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục". Ngày 2/8/2004 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 25/2004/CT-BGD&ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục và đào tạo trong năm học 2004 - 2005, trong đó yêu cầu các cấp quản lí giáo dục, các trường đại học và cao đẳng


trong toàn quốc "khẩn trương xây dựng và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục" Thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước tháng 9/2006 Trường

ĐH Luật TPHCM đã nhanh chóng thành lập Trung tâm ĐBCL&PPGD. Sự ra đời của Trung tâm ĐBCL&PPGD là một minh chứng về tầm nhìn của lãnh đạo Nhà trường về tầm quan trọng của ĐBCL giáo dục của Nhà trường. Từ khi được thành lập, Trung tâm ĐBCL&PPGD đã trở thành đầu mối cho các hoạt động đảm bảo chất lượng, là cầu nối giữa các khoa đào tạo với các phòng, ban chức năng và với tập thể lãnh đạo Nhà trường trong các hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Với việc thành lập Trung tâm ĐBCL&PPGD cho thấy nhận thức của lãnh đạo trường về tầm quan trọng của việc mở rộng quy mô đào tạo với việc không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo.

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Trung tâm ĐBCL&PPGD thực hiện đó chính là triển khai hoạt động Tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (10 tiêu chuẩn/53 tiêu chí) được ban hành kèm theo Quyết định 38/2004/QĐ - BGD & ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐH Luật là một trong những trường tiên phong về hoạt động này trong cả nước.

Với nguồn nhân lực còn mỏng manh và trình độ nghiệp vụ trong hoạt động này còn nhiều hạn chế song Trường ĐH Luật TP.HCM cũng đã hoàn thành bản Báo cáo Tự đánh giá dựa trên. Đến tháng 5/2009 trường ĐH Luật TP. HCM đã chính thức được Bộ GD&ĐT tiến hành đánh giá ngoài cùng với 40 trường Đại học trong cả nước. Kết quả: 23 tiêu chí đạt mức 1; 29 tiêu chí đạt mức 2; 1 tiêu chí không đạt → Trường đạt mức 1.

Lần 2: Năm 2016

Tiếp tục truyền thống và thể hiện cho tầm nhìn về chất lượng, về sự cam kết cung cấp những sản phẩm giáo dục tốt cho xã hội, từ năm 2014, Trường


ĐH Luật đã có những bước chuẩn bị tiếp tục tiến hành các hoạt động để chuẩn bị cho một chu trình kiểm định cho giai đoạn mới.

Trong đợt Tự đánh giá lần 2, Trường căn cứ vào Quyết định số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/03/2014, quy định về tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng giảng dạy trường Đại học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; căn cứ Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và TCCN; chu kỳ đánh giá lần 2 cho giai đoạn 2009- 2015.

Các hoạt động chuẩn bị cho đợt đánh giá lần này bao gồm: thành lập hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch TĐG, thành lập tổ công tác, tập huấn, xây dựng bộ công cụ đánh giá. Đây là lần 2 Trưởng triển khai hoạt động tự đánh giá, nhưng dựa trên Bộ tiêu chuẩn mới nên trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc. Tuy nhiên, trên tinh thần vì chất lượng đào tạo và uy tín của trường nên tập thể cán bộ, giảng viên của trường đã đồng lòng chung sức thực hiện được các mục tiêu đề ra của công tác Tự đánh giá.

Việc tự đánh giá đầu tiên được thực hiện bởi tổ công tác và thư ký ở các nhóm được phân công phụ trách các tiêu chuẩn. Trên cơ sở dữ liệu, thu thập minh chứng, các nhóm tự phân tích, đánh giá những mặt mạnh, những tồn tại và đề xuất các biện pháp khắc phục. Sau khi có báo cáo ban đầu của các nhóm, Trường tiến hành họp Hội đồng tự đánh giá để kiểm tra, nhận xét những đánh giá của các nhóm, trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất giải quyết, khắc phục, các vấn đề còn tồn tại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động Tự đánh giá yêu cầu Nhà trường làm sáng tỏ các vấn đề của một trường Đại học, cụ thể như sau:

Về sứ mạng và mục tiêu của nhà trường

Công tác tổ chức và quản lí


Chương trình đào tạo

Hoạt động đào tạo

Đội ngũ cán bộ quản lí, GV và nhân viên

Người học

NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

Hợp tác quốc tế

Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Tài chính và quản lí tài chính.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động KĐCL giáo dục tại trường ĐH Luật TP.HCM‌

2.4.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên về hoạt động tự đánh giá‌

Chất lượng, hiệu quả của hoạt động TĐG phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của CBQL tham gia vào quá trình TĐG. Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi hoạt động. Khi đã nhận thức đúng, con người sẽ có hứng thú sâu sắc, tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự thành công trong hoạt động của con người. Với hoạt động TĐG cũng vậy, muốn có kết quả tốt, trước hết CB, GV toàn trường phải nhận thức đúng đắn về mục đích của KĐCL giáo dục và hoạt động TĐG.

Bảng 2.3. Tầm quan trọng của các yêu cầu trong hoạt động tự đánh giá để KĐCLGD tại trường Đại học Luật TP.HCM‌


Stt


Nội dung

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Mô tả, làm rõ thực trạng của nhà trường;

3.33

0.702

6


2

Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu và đưa ra những nhận định; chỉ ra điểm mạnh, tồn tại và những biện pháp khắc phục


3.50


0.511


4



Stt


Nội dung

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

3

Lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng

cao chất lượng đào tạo

3.63

0.495

1


4

Đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và có sự tham gia của nhiều cá nhân, đơn vị


3.25


0.608


7

5

Đảm bảo tính khách quan, trung thực và

công khai, minh bạch

3.58

0.504

3

6

Đảm bảo độ tin cậy

3.63

0.495

1

7

Đảm bảo bao quát đầy đủ các tiêu chí

3.42

0.504

5

Độ tin cậy của thang do(Cronbach's Alpha)

0.786

Trung bình chung

3.48

Khoảng điểm trung bình

Trên 3.28

Cuộc cách mạng lần thứ tư vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Cơ hội là sự nắm bắt nhu cầu của xã hội một cách nhanh chóng và độ tin cậy cao nhờ vào sự kết nối thông tin thông suốt giữa các lĩnh vực xã hội với nhau. Thách thức là sự minh bạch thông tin nhằm tạo lòng tin cho xã hội đồng thời khẳng định chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Để làm được điều này, vừa đòi hỏi nhận thức của cán bộ giảng viên phải thông suốt và hành động phải được thực hiện hóa trong từng việc làm cụ thể. Bảng khảo sát 2.3 là kết quả tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục tại trường ĐH Luật TPHCM.

Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy nội dung “Lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo” được đánh giá cao nhất. Điểm trung bình 3.63 xếp hạng 1. Các ý kiến được hỏi đều đồng tình cao với công tác lập kế hoạch nhằm chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nghĩa


là để cải thiện chất lượng đào tạo đòi hỏi phải có hành động cụ thể và theo lộ trình chi tiết. Trong lộ trình đó các mục tiêu phải được chiếm lĩnh và hoàn thành một các cụ thể, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Độ lệch chuẩn 0.495 cho thấy không có sự phân tán trong các ý kiến được hỏi. Sự đồng tình cao thể hiện mức độ quan trọng của công tác lập kế hoạch. Nhận định tự đánh giá để kiểm định chất lượng nhằm “đảm bảo độ tin cậy” cũng được sự đồng cao của các ý kiến khảo sát. Điểm trung bình của mục này là

3.63 xếp hạng 1 và độ lệch chuẩn 0.495 cho thấy không có sự phân tán các ý kiến được hỏi về nội dung này. Kiểm định chất lượng và tự đánh giá của cơ sở đào tạo là việc làm hết sức cần thiết vì nó không những đảm bảo độ tin cậy cho các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực, mặt khác nó còn giúp các nhà quản lí hoạch định được chính sách phát triển của đơn vị trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay. Nội dung “Đảm bảo tính khách quan, trung thực và công khai, minh bạch” cũng có điểm trung bình khá cao 3.58 xếp hạng 3. Điểm trung bình cho thấy nhận thức của các đối tượng khảo sát về nội dung này khá thống nhất. Như vậy, các ý kiến được hỏi đều tập trung vào nhận định đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục là nhằm đảm bảo tính khác quan và thể hiện sự trung thực trong việc công khai năng lực và chất lượng đào đạo của cơ sở giáo dục. Nội dung khảo sát “Mô tả, làm rõ thực trạng của nhà trường” lại không nhận được sự đồng tình từ các ý kiến khảo sát. Điểm trung bình của mục này chỉ 3.33 xếp hạng 6 hạng tương đối thấp của bảng. Như vậy, có thể thấy các ý kiến được hỏi không đồng tình lắm với việc nhận định tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục là nhằm mô tả và làm rõ thực trạng của nhà trường là chưa hoàn toàn hợp lý.Vì kiểm định chất lượng là nhằm thể hiện năng lực về quản lí chương trình đào tạo và chất lượng của chương trình khi áp dụng vào thực tế đào tạo nguồn nhân lực. Độ lệch chuẩn của mục mày cũng tương đối cao cho thấy có sự phân tán ý kiến khảo sát đáng kể. Nhận định nội dung “Đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và có sự tham gia của nhiều

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí