- Hình thức đánh giá thường xuyên là xếp loại. Hình thức đánh giá sau mỗi học kì, mỗi năm học là nhận xét và xếp loại. Các nhận xét và xếp loại này cần được dựa trên các kết quả đánh giá thường xuyên trong cả học kì hoặc năm học.
+ Kết quả công tác quản lí được đánh giá xếp loại: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu; Kém
+ Kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng sống của HS tiểu học được xếp thành hai mức để phù hợp với hướng dẫn đánh giá xếp loại của Vụ Tiểu học về các mặt khác, đó là:
* Đạt
* Chưa đạt
Lực lượng tham gia đánh giá: Lực lượng tham gia đánh giá công tác quản lí của các trường tiểu học gồm: Cán bộ Phòng giáo dục; Sở giáo dục. Lực lượng tham gia đánh giá thường xuyên kết quả học tập, rèn luyện KNTBVBT của HS ở tiểu học gồm: GVCN, GV bộ môn (GV dạy các môn chuyên biệt) và Tổng phụ trách Đội. Lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KNTBVBT cuối học kì và cuối năm học của HS là GVCN.
+ Thời điểm đánh giá:
Thời điểm tổ chức đánh giá công tác quản lí giáo dục KNTBVBT vào cuối kì I; II hoặc các đợt kiểm tra thường xuyên, đột xuất.
Thời điểm tổ chức đánh giá của KNTBVBT của HS rất linh hoạt: có thể vào đầu tiết học, có thể vào cuối tiết học hoặc trong quá trình dạy học, có thể sử dụng và nên sử dụng luôn một trong số những hoạt động dạy học của tiết dạy để vừa chuyển tải nội dung môn học, vừa đánh giá KNTBVBT của HS.
Tuy nhiên cần lưu ý là khác với đánh giá kiến thức, kĩ năng môn học, trong đánh giá KNTBVBT thường không đánh giá HS cả lớp cùng một lúc mà mỗi lần chỉ đánh giá KNTBVBT của một nhóm HS, thậm chí chỉ một vài HS, tùy theo công cụ đánh giá được sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu của quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT (đã trình bày ở chương 1), căn cứ vào nội dung quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT được xác định của đề tài, căn cứ vào quy định về nhiệm vụ, chức năng của cán bộ quản lí, giáo
viên và nhiệm vụ của học sinh (Luật giáo dục 2009, điều lệ trường tiểu học); căn cứ vào nội dung quản lí nhà nước về giáo dục, tác giả đề xuất tiêu chí đánh giá công tác quản lí và thực hiện giáo dục KNTBVBT ở trường tiểu học bao gồm:
- Đánh giá công tác quản lí
- Đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh của GV
- Đánh giá chất lượng giáo dục KNTBVBT của học sinh.
Thang điểm đánh giá được tính theo thang điểm đánh giá hiện hành tối đa là 10 điểm tối thiểu là 0 điểm.
Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học
Tiêu chí đánh giá | Mức độ thực hiện/ thang điểm 10 | ||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | Không TH | ||
I | Công tác quản lí | ||||||
1 | Hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
2 | Bộ máy quản lí đủ cơ cấu, thành phần | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
3 | Phân công cụ thể từng thành phần trong bộ máy | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
4 | Kế hoạch giáo dục KNTBVBT | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
5 | Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
6 | Có tiêu chí đánh giá công tác quản lí, tổ chức thực hiện và tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục KNTBVBT của HS | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
7 | Ban giám hiệu có sổ theo dõi, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT của GV và HS, có hồ sơ lưu | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
8 | Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV kiến thức, kĩ năng giáo dục KNTBVBT | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
9 | Có đầu tư CSVC, tài chính cho công tác giáo dục KNTBVBT | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
10 | Có kế hoạch và tổ chức phối hợp các LLGD trong và ngoài nhà trường giáo dục KNTBVBT cho HS | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
II | Công tác giáo dục KNTBVBT cho HS của giáo viên chủ nhiệm | ||||||
1 | Có kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho HS | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
2 | Giáo án có xác định mục tiêu giáo dục KNTBVBT và nội dung lồng ghép giáo dục KNTBVBT | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
3 | Thực hiện giáo dục KNTBVBT theo kế hoạch | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
4 | Có sổ theo dõi chất lượng giáo dục KNTBVBT của HS | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
III | Kết quả giáo dục KNTBVBT của học sinh | ||||||
1 | Hiểu và thực hiện các kĩ năng được giáo dục thành thạo | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
2 | Có kĩ năng xử lý các tình huống cụ thể | 9;10 | 7;8 | 5;6 | 3;4 | 1;2 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Cho Học Sinh
- Đánh Giá Chung Về Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Và Quản Lí Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Cho Học Sinh Tiểu Học Ở Huyện Lục Nam,
- Biện Pháp 3: Kế Hoạch Hoá Hoạt Động Giáo Dục Kntbvbt Cho Học Sinh Tiểu Học
- Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 13
- Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Kiểm tra, đánh giá công tác quản lí hoạt động giáo dục giáo dục KNTBVBT ở trường tiểu học:
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình quản lí. Kiểm tra giám sát càng chặt chẽ, sát sao, tỉ mỉ cả số lượng, chất lượng và tiến độ công việc để rút kinh nghiệm kịp thời càng làm cho chương trình tiến hành có chất lượng cao.
3.2.5.2. Nội dung thực hiện
Triển khai thực hiện việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lí và thực hiện giáo dục giáo dục KNTBVBT cho HS, Ban giám hiệu phải dựa vào các tiêu chí đã xây dựng và nội dung của công tác kiểm tra, đánh giá- tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá ở đây chính là các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra cho các LLGD tham gia vào hoạt động giáo dục giáo dục KNTBVBT. Nội dung đánh giá được xây dựng dựa trên kế hoạch của Ban giám hiệu.
Khi đã có tiêu chí đánh giá và nội dung đánh giá, Ban giám hiệu tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá. Kế hoạch này nên bám vào tiến trình, thời gian của năm học. Điều này cho phép Ban giám hiệu đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ dựa vào chuẩn đánh giá ở các thời điểm khác nhau, từ đó phát hiện ra những sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên để làm tốt công việc này thì Ban giám hiệu phải xây dựng được cơ chế kiểm tra.
Cơ chế kiểm tra gồm:
Thứ nhất là lực lượng tham gia vào công tác kiểm tra có đủ các thành phần nhà trường, CMHS;
Thứ hai là trong việc kiểm tra cần có sự phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, có sự phối hợp và thống nhất giữa các thành viên trong đoàn kiểm tra;
Thứ ba là trong quá trình tổ chức kiểm tra đánh giá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất, giữa kiểm tra trực tiếp với kiểm tra gián tiếp;
Thứ tư là Ban giám hiệu phải đánh giá được việc thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá đã bám sát vào chuẩn hay chưa, có phản ánh đúng thực chất kết quả của hoạt động giáo dục giáo dục KNTBVBT hay không? Sau khi có kết quả đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá, Ban giám hiệu cần có sự điều chỉnh hoặc là phát huy, hoặc là uốn nắn, xử lý để công tác kiểm tra, đánh giá ngày càng được thực hiện tốt hơn.
Nội dung kiểm tra gồm:
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục KNTBVBT của các LLGD trong nhà trường. Nếu các LLGD làm tốt việc lập kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, việc giáo dục KNTBVBT sẽ được tiến hành nhịp nhàng theo tiến độ đã đề ra.
+ Kiểm tra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục KNTBVBT. Nội dung bám theo kế hoạch chung của nhà trường và mục tiêu dạy học, giáo dục của từng bài, từng hoạt động phù hợp với điều kiện của trường, lớp.
+ Kiểm tra giáo án, kế hoạch hoạt động giáo dục. Nội dung, hình thức tổ chức việc giáo dục KNTBVBT trong các môn học sẽ được mô hình hóa trong giáo án, kế hoạch của các LLGD. Vì vậy sẽ đánh giá được phần nào chất lượng của hoạt động này.
Kiểm tra tiến độ thực hiện.
Kiểm tra chất lượng giáo dục KNTBVBT trong dạy học, giáo dục. Đây là khâu quan trọng nhất. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục của các LLGD và hoạt động học tập của học sinh thông qua các bài dạy và chất lượng giáo dục học sinh
Phát hiện sai sót, lệch lạc, tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
Tổng kết rút kinh nghiệm theo từng tiết dạy, theo tuần, theo học kỳ và cả năm học để tìm ra nhũng bài học bổ ích cho công việc tiến hành ở các năm sau.
3.2.5.4. Các điều kiện thực hiện
Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục KNTBVBT, ngoài việc xây dựng được chuẩn, nội dung, kế hoạch kiểm tra, đánh giá…thì cần phải có các điều kiện sau để tổ chức như: kinh phí, thời gian, nhân lực và phương tiện thực hiện. Trong bốn yếu tố vừa nêu thì các yếu tố thời gian và kinh phí là những điều kiện đảm bảo quan trọng, quyết định biện pháp có thể đem ra triển khai thực hiện được hay không còn nhân lực thì quyết định sự thành công của biện pháp đạt được đến đâu và đến mức độ nào.
Yêu cầu cấp thiết là các tiêu chí được xây dựng phải bảo đảm tính khách quan và chính xác, xuất phát từ tình hình thực tế thực hiện các hoạt động giáo KNTBVBT của học sinh nhà trường, công tác quản lí và các văn bản hướng dẫn.
Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoạt động giáo dục KNTBVBT và tổ chức triển khai kế hoạch tới hội đồng giáo dục nhà trường, Ban giám hiệu cần tổ chức lấy ý kiến và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lí và tiêu chí đánh giá công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh và triển khai hệ thống tiêu chí này đến hộ đồng giáo dục.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các LLGD thực hiện xây dựng tiêu chí và đánh giá theo tiêu chi đã xây dựng.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNTBVBT là một hệ thống đa dạng, năng động. Không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp có những ưu điểm và có những hạn chế nhất định. Vì vậy, phải vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện, thời gian… mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp thích hợp.
Biện pháp nâng cao nhận thức cho mọi người về KNTBVBT là cơ sở cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, hai biện pháp kế tiếp đó là điều kiện, định hướng và xác định những việc cần làm để quản lí công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh, ba biện pháp sau là tạo điều kiện để công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh được thuận lợi đạt kết quả tốt.
Như vậy, các biện pháp nêu trên có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, vì vậy không nên coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng, biện pháp này là cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, có sự ràng buộc, gắn kết, mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lí.
3.4. Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên có kinh nghiệm về giáo dục KNTBVBT cho học sinh về các biện pháp đã xây dựng.
Qua trưng cầu ý kiến của 100 cán bộ quản lí và giáo viên có thâm niên công tác trên 15 năm với câu hỏi: “Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết
và tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác giáo dục KNTBVBT cho học sinh được nêu ra dưới đây”. Kết quả được như sau:
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp
Nội dung biện pháp | Tính cấp thiết | Giá trị trung bình | Thứ bậc | ||||||
Cấp thiết | Ít Cấp thiết | KCT | |||||||
SL | % | SL | % | ||||||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học trong bối cảnh hiện nay | 95 | 95 | 5 | 5 | 0 | 0 | 2,95 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh | 93 | 93 | 7 | 7 | 0 | 0 | 2,93 | 2 |
3 | Biện pháp 3: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học. | 86 | 86 | 14 | 14 | 0 | 0 | 2,86 | 4 |
4 | .Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh | 90 | 90 | 10 | 10 | 0 | 0 | 2,90 | 3 |
5 | Biện pháp 5: Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học | 80 | 80 | 20 | 20 | 0 | 0 | 2,80 | 5 |
Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến ở bảng 3.2 cho thấy:
Về tính cấp thiết, đa số CBQL, GV được hỏi ý kiến đều đánh giá là các biện pháp có tính cấp thiết. không có ai lựa chọn không cấp thiết. Biện pháp được CBQL và giáo viên đánh giá cấp thiết nhất là “ Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học trong bối cảnh hiện nay” với số điểm trung bình là 2,95.
* Về tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
Nội dung biện pháp | Tính Khả thi | Giá trị trung bình | Thứ bậc | ||||||
KT | Ít khả thi | Không khả thi | |||||||
SL | % | SL | % | ||||||
1 | Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học trong bối cảnh hiện nay | 96 | 96,00 | 4 | 4,00 | 0 | 0,00 | 2,96 | 4 |
2 | Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh | 97 | 97,00 | 3 | 3,00 | 0 | 0,00 | 2,97 | 3 |
3 | Biện pháp 3: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học. | 98 | 98,00 | 2 | 2,00 | 0 | 0,00 | 2,98 | 2 |
4 | .Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh | 99 | 99,00 | 1 | 1,00 | 0 | 0,00 | 2,99 | 1 |
5 | Biện pháp 5: Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học | 95 | 95,00 | 5 | 5,00 | 0 | 0,00 | 2,95 | 5 |
Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến ở bảng 3.3 cho thấy:
Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi ở mức cao. Cụ thể: gần 100% số người được hỏi cho rằng các biện pháp đề xuất nếu cho triển khai ở địa bàn dân tộc, miền núi như ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ rất khả thi.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học và phân tích thực tiễn quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đồng thời quán triệt các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lí cụ thể như:
- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
- Đầu tư cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí phục vụ giáo dục KNTBVBT cho học sinh.
- Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
- Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNTBVBT cho học sinh.
- Xây dựng và quản lí hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học.
Mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và các điều kiện nhất định để có thể triển khai có hiệu quả trong thực tiễn. Các biện pháp đề xuất nhằm tác động vào tất cả các nội dung quản lí và các chủ thể tham gia quản lí, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình giáo dục KNTBVBT cho học sinh. Nhờ đó có thể tác động đồng bộ đến công tác quản lí giáo dục KNTBVBT cho học sinh Tiểu học.
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và đã được khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, nếu vận dụng các biện pháp đó vào thực tiễn công tác sẽ đem lại hiệu quả.