Lực Lượng Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Cho Học Sinh Tiểu Học

tránh sự xâm hại; kĩ năng phát hiện nguy hiểm; kĩ năng cầu cứu;... Thông qua việc đóng vai, học sinh bày tỏ thái độ của mình trước mỗi hoàn cảnh, tình huống, từ đó giáo viên có cách thức tác động để nâng cao nhận thức, tăng kiến thức hoặc giúp học sinh có kĩ năng phòng tránh nguy hiểm. Phương pháp đóng vai giúp học sinh rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn. Phương pháp này gây hứng thú và thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học hay các hoạt động thực hành trước những tình huống; qua đó, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh trong học tập và trong quan hệ ứng xử hàng ngày, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh để học sinh có cách thức bảo vệ mình an toàn.

- Phương pháp nêu gương: Phương pháp nêu gương là giáo viên dùng những tấm gương sáng của cá nhân hoặc tập thể về thực hành kĩ năng tự bảo vệ để kích thích học sinh học tập và làm theo. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng những hành vi không tốt, phản diện để giúp học sinh phân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự. Phương pháp nêu gương có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, giúp học sinh phát triển được năng lực phê phán và năng lực đánh giá hành vi của mình, hành vi của người khác, từ đó rút ra những kết luận thiết thực đối với bản thân trong quá trình học tập, cũng như rèn luyện kĩ năng.

1.3.2.4. Lực lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

Lực lượng giáo dục (LLGD) bao gồm LLGD trong nhà trường và LLGD ngoài nhà trường. Trong đó:

- Lực lượng giáo dục trong nhà trường:

+ Ban giám hiệu nhà trường

+ Các đoàn thể chính trị, xã hội trong nhà trường.

+ Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

Lực lượng giáo dục trong nhà trường là lực lượng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo các hoạt động; giám sát, kiểm tra các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Kết quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường phụ thuộc chủ yếu vào lực lượng giáo dục này. Bởi vậy để đảm bảo hiệu quả các hoạt động giáo dục, giáo dục kĩ năng sống nói chung và hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng thì lực lượng giáo dục trong nhà trường phải đảm bảo các điều kiện như:

+ Đảm bảo đủ về số lượng để tiến hành giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

+ Đảm bảo về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các lực lượng khác tham gia vào quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Chất lượng bao gồm:

Hiểu biết về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 6

Hiểu biết về tầm quan trọng của kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự bảo vệ nói riêng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Hiểu được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong các hoạt động dạy học và giáo dục.

Nắm vững các kiến thức, có trình độ để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Thực hiện tốt các chức năng quản lí trong việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh như lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ một cách bài bản; tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ một cách nghiêm túc; chỉ đạo các lực lượng thực hiện có hiệu quả; kiểm tra chặt chẽ, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm để quá trình thực hiện lần sau đạt hiệu quả cao hơn.

Để đạt được mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong các nhà trường, các lực lượng giáo dục nêu trên phải chủ động tổ chức quá trình giáo dục, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện từng nhà trường, đồng thời phải bằng nghiệp vụ sư phạm chuyển vào người học một cách có tổ chức, có kế hoạch, từng bước thực hiện quá trình giáo dục sao cho học sinh đạt được hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ hiệu quả nhất.

- Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:

+ Cơ quan quản lí giáo dục các cấp.

+ Hội Đồng đội, các tổ chức Đảng, đoàn thể như đoàn thanh niên Hội phụ nữ ….

+ Phụ huynh học sinh.

Việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục nhân cách, đạo đức, kĩ năng tự bảo vệ cho HS. Ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục thể hiện rõ nhất trong sự kết hợp này. Khi đứa trẻ được cả gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm một cách đúng mức, kịp thời và khoa học nhất định sẽ phát triển trở thành những công dân tốt của xã hội.

Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho HS là sự kết hợp chặt chẽ các quá trình giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo thành một quá trình giáo dục thống nhất, liên tục và toàn vẹn, qua đó khai thác được thế mạnh của mỗi LLGD hướng vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.

Phối hợp các LLGD còn có ý nghĩa quan trọng, tạo ra sự thống nhất trong việc hình thành và phát triển đạo đức, kĩ năng của HS. Nếu không có sự thống nhất giữa các LLGD sẽ dẫn tới không có sự thống nhất trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho HS. Điều này dễ làm học sinh mất phương hướng, ảnh hướng nghiêm trọng đến kết quả giáo dục.

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh của trường tiểu học

1.4.1. Xác định mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

- Đảm bảo được sự thống nhất liên tục giữa nội dung các môn học với sự lồng ghép việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học một cách phù hợp nhất;

- Quản lí tốt được sự tác động của chủ thể (GV) vào quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học sao cho hiệu quả nhất;

- Vận dụng hiệu quả các chức năng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học trong việc điều khiển quá trình dạy học.

- Giúp cho chủ thể (GV) thực hiện tốt công việc giáo dục những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng bảo vệ bản thân cho học sinh, nhằm hình thành cho HS các kĩ năng tự bảo vệ bản thân, để có thể ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

Để quản lí hiệu quả việc thực hiện mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học, trước tiên HT phải chỉ đạo tổ chuyên môn phổ biến mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho GV ở từng khối lớp, GV phải thấu hiểu tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu giáo dục. Đồng thời cần phải giao nhiệm vụ cho tổ bộ môn xây dựng mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo

vệ bản thân theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học, các thành viên trong tổ, khối cùng trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất xây dựng mục tiêu giảng dạy càng cụ thể càng tốt; HT phải tích cực kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra giáo án và trực tiếp dự giờ. Qua đó rà soát việc thực hiện mục tiêu từng chương bài để có những góp ý điều chỉnh kịp thời; Thực hiện việc khảo sát học sinh để điều chỉnh mục tiêu dạy học đánh giá chính xác “đầu ra” của việc thực hiện mục tiêu dạy học, kết quả kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất với đề bài đã được kiểm duyệt, là một căn cứ quan trọng giúp HT điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV từ đó chỉ ra những thiếu sót, hạn chế và hỗ trợ GV có giải pháp khắc phục và điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu dạy học.

Tóm lại, để quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh phải quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt từ việc phổ biến mục tiêu dạy học, đến việc tổ chức cho GV trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất mục tiêu dạy học, rồi chủ động kiểm tra giáo án hoặc dự giờ trực tiếp để đánh giá chính xác việc thực hiện mục tiêu dạy học của GV, từ đó kịp thời hỗ trợ GV điều chỉnh từ khâu thiết lập kế hoạch đến giảng dạy trực tiếp trên lớp nhằm đạt được mục tiêu chất lượng môn học.

1.4.2. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

Lập kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định những cách tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Chức năng kế hoạch không chỉ dừng ở việc xác định mục tiêu, xây dựng các loại kế hoạch mà phải lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu, phải bao gồm cả quá trình triển khai thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.

* Tùy từng nội dung, Hiệu trưởng sẽ lập kế hoạch khác nhau như:

- Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh theo năm học, tháng, tuần, cho toàn trường và cho từng khối lớp một cách chặt chẽ để đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh của kế hoạch năm học, kế hoạch từng học kỳ của nhà trường.

- Xác định rõ các nội dung cần giáo dục và quyết định chọn hình thức giáo dục nào để có thể lồng ghép mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

- Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.

- Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.

Yêu cầu bản kế hoạch cần đảm bảo như sau:

- Có sự tham gia của các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó đảm bảo chất lượng và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời tạo ra sự cam kết của các bên liên quan trong việc tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

- Tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch trong thực tiễn: kế hoạch phải thể hiện rõ các điều kiện về nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực và nguồn lực thông tin), xác định rõ ràng của các tổ chức có liên quan trong công tác quản lí cũng như triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tính hệ thống: Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp hiện đại như phương pháp SWOT, phương pháp đường Găng,...

- Tính pháp lí: Kế hoạch cần được trình lên các cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt và chính thức ban hành để nâng cao hiệu lực của công tác quản lí.

1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra, nhằm phát triển kế hoạch giáo dục KNTBVBT.

Nội dung tổ chức thực hiện giáo dục Kĩ năng Tự Bảo vệ bản thân cho sinh tiểu học

* Tổ chức bộ máy quản lí

- Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

- Ban hành văn bản hướng dẫn về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

* Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục

- Xác định rõ các kĩ năng tự bảo vệ bản thân cần giáo dục cho học sinh.

- Xác định các hình thức giáo dục phù hợp với từng kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.


cụ thể.

- Lồng ghép tích hợp các kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS vào từng môn học


Như vậy, căn cứ vào nội dung và yêu cầu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho

HS, các trường tiểu học có thể lựa chọn những hình thức và phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình.

Từ đó có thể tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho hiệu quả nhất và thiết kiệm nhất, phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của trường mình.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ kế hoạch năm học và từng học kỳ để có sự phân công phụ trách các nội dung giáo dục sao cho hợp lí. Để việc gì trong quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS cũng có người phụ trách và việc gì cũng được giám sát thực hiện chặt chẽ. Căn cứ vào sự lựa chọn các hình thức và phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS ở các khối lớp, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS theo kế hoạch và theo sự phân công đã được tiến hành trước đó.

1.4.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

- Trên cơ sở kế hoạch đã thiết lập, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xuyên suốt về các tổ chuyên môn, yêu cầu các tổ chuyên môn họp triển khai một cách nghiêm túc.

- Phân công các thành viên trong Ban Giám hiệu theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch giáo dục KNTBVBT của từng tổ.

- Chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những người khác nhằm làm cho các cá nhân, các bộ phận thực hiện tốt các phần việc được phân công, đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng cao nhất có thể.

- Chỉ đạo xây dựng ý tưởng các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm. Chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng ý tưởng thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân thông qua hoạt động trải nghiệm.

- Chỉ đạo xây dựng các mối quan hệ phối hợp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân với các lực lượng khác trong thực hiện các hoạt động trải nghiệm

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học

Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức đã đề ra;

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lí lên một trình độ cao hơn

Bản chất của kiểm tra: Là mối liên hệ ngược trong quản lí; Kiểm tra là một hệ thống thông tin phản hồi trong quản lí: phản hồi về kết quả các hoạt động và phản hồi dự báo.

- Xây dựng hệ thống chuẩn thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định trong kế hoạch. Các chuẩn thực hiện bao gồm chuẩn về quy trình, các hoạt động và chuẩn về các sản phẩm của hệ thống thông qua các mục tiêu của hệ thống.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt được trên cơ sở so sánh với chuẩn.

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động, nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh kế hoạch.

Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để có sự điều chỉnh kịp thời các nội dung và hình thức, phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho có hiệu quả nhất.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở trường tiểu học

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương

Điều kiện kinh tế của các gia đình và địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS, cụ thể:

- Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho HS, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.

- Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các LLGD như đã nêu, một thực tế là, nhiều LLXH rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, nhưng vì điều kiện kinh tế không có nên các lực lượng đó không phát huy được tác dụng.

- Điều kiện kinh phí, giúp cho Hiệu trưởng có thể xây dựng chế độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

1.5.2.1. Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương

Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương tác động không nhỏ tới các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, cụ thể:

- Các tổ chức Đảng, chính quyền, các LLXH ở các địa phương nếu được tổ chức tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT, nhất là trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Do đó nhà quản lí cần tận dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, nhằm biến nhiệm vụ giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân.

- Gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định, môi trường xã hội lành mạnh... là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các LLXH tổ chức tốt các hoạt đông giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương, nếu tổ chức tốt sẽ lôi cuốn HS, gia đình HS tham gia, qua đó tạo cơ hội cho các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.

- Truyền thống văn hóa địa phương, trình độ dân trí, các hoạt động câu lạc bộ... ở các địa phương có nhiều ảnh hưởng đến công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí