Thực Trạng Việc Thực Hiện Mục Tiêu Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân

trường rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục học sinh và giáo dục cho các em những kĩ năng cơ bản trong hoạt động học tập, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày nhằm giúp các em có thể thích ứng với yêu cầu không ngừng nâng cao của nhà trường, gia đình và xã hội.

* Mục tiêu điều tra, khảo sát: Nhằm xác định thực trạng quản lí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh trường tiểu học và các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh trong nhà trường tiểu học.

* Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp điều tra bằng ANKET và phương pháp phỏng vấn nhóm để thu thập các thông tin về thực trạng nhận thức của học sinh trường tiểu học về kĩ năng tự bảo vệ bản thân; thái độ và hành vi của học sinh trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang về vấn đề giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân và thực trạng công tác quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tại năm trường tiểu học nói trên thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

* Công cụ điều tra, khảo sát: Với phương pháp điều tra bằng ANKET và phương pháp phỏng vấn nhóm, chúng tôi thiết kế phiếu điều tra để thu thập thông tin về những nội dung cần khảo sát.

Các loại mẫu bảng hỏi gồm 02 loại bảng hỏi dành cho hai khách thể, cụ thể:

- Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lí. (Phụ lục 1).

- Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của học sinh. (Phụ lục 2).

- Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá Về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. (Phụ lục 3).

* Đối tượng điều tra, khảo sát:

- Tổng số khách thể điều tra: 233 người, trong đó có 23 cán bộ quản lí, 210 giáo viên ở năm trường tiểu học nói trên.

- Tổng số khảo sát: Học sinh ở năm trường tiểu học thuộc địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.4: Tình hình chung về mẫu nghiên cứu


TT

Tên trường

Lớp 5

1

Tiểu học Bảo Sơn

35 HS

2

Tiểu học Đồi Ngô

35 HS

3

Tiểu học Lan Mẫu

35 HS

4

Tiểu học Phương Sơn

35 HS

5

Tiểu học Bảo Đài

35 HS

Tổng số

175 HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 8

2.2.2. Nội dụng điều tra, khảo sát

- Thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đếnquản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.2.2.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Để khảo sát kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân


TT

Nội dung

SL

%

1

Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ

phù hợp.

12

5,15%

2

Hình thành cho học sinh những hành vi, những thói quen

ứng xử lành mạnh.

9

3,86%


3

Hình thành cho học sinh những khả năng ứng phó những hiểm nguy, tích cực loại bỏ những hành vi tiêu cực trong

các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày


8


3,43%


4

Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền,bổn

phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức


10


4,29%

5

Tất cả các ý trên

194

83,26%

Tổng

233

100%

Qua bảng trên cho thấy, số khách thể điều tra nhận thức về mục tiêu giáo dục KNTBVBT đầy đủ và chính xác chiếm 83.26% và chỉ có 16.74% khách thể điều tra nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học. Đặc biệt, nội dung “Hình thành cho học sinh những khả năng ứng phó những hiểm nguy, tích cực loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày” chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,43%). Kết quả này đã phản ánh phần nào thực trang giáo dục KNTBVBT chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn.

2.2.2.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 2) để khảo sát với 175 học sinh và kết quả được ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.6: Kết quả thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ



TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp

ĐTB

Thứ

bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Kĩ năng an toàn

khi tự chơi

54

30,86

65

37,14

4

2,29

52

29,71

2,69

3


2

Kĩ năng phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi

người giúp đỡ.


52


29,71


64


36,57


6


3,43


53


30,29


2,66


5


3

Kĩ năng tránh bị xâm hại thân thể, quấy rối

tình dục


52


29,71


67


38,29


4


2,29


52


29,71


2,68


4

4

Kĩ năng ăn uống

an toàn

60

34,29

69

39,43

5

2,86

41

23,43

2,85

1

5

Kĩ năng ứng xử

khi bị lạc

62

35,43

62

35,43

6

3,43

45

25,71

2,81

2

6

Kĩ năng tham

gia giao thông

50

28,57

60

34,29

8

4,57

57

32,57

2,59

6

Qua bảng trên cho thấy: Trong 6 nội dung giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học thì có “Kĩ năng ăn uống an toàn” được thực hiện tốt nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Bởi vì, Kĩ năng ăn uống an toàn không những được hình thành trong khi trẻ được tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng sống mà trong khi ở tuổi mầm non trẻ cũng được rèn luyện kĩ năng này.

Nội dung được đánh giá thực thực hiện tốt thứ 2 là “Kĩ năng ứng xử khi bị lạc”. Điều này phù hợp với thực tiễn, bởi vì khi trẻ gặp tình huống khẩn cấp mà không biết ứng xử kịp thời sẽ dẫn đến sự việc lớn, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và nhiều người khác. Kĩ năng thực hiện yếu nhất đó là “Kĩ năng tham gia giao thông”. Đối với học sinh tiểu học, khi các em chưa đến tuổi trực tiếp điều khiển các phương tiện giao thông, chưa được học về luật an toàn giao thông nên kĩ năng này yếu là điều dễ hiểu.

2.2.2.3. Thực trạng việc thực hiện các hình thức và phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các hình thức và phương pháp giáo dục trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 1); câu hỏi 3 (Phụ lục 1), và kết quả thu được ở bảng 2.7 và bảng 2.8 cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Kết quả các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân



TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hoạt động câu lạc bộ (CLB)

152

65,24

81

34,76

0

0,00

2,65

1

2

Tổ chức trò chơi

147

63,09

86

36,91

0

0,00

2,63

2

3

Tổ chức diễn đàn

118

50,64

106

45,49

9

3,86

2,47

6

4

Hoạt động giao lưu

124

53,22

104

44,64

5

2,15

2,51

4

5

Hoạt động chiến dịch

109

46,78

116

49,79

8

3,43

2,43

8

6

Hoạt động nhân đạo

120

51,50

104

44,64

9

3,86

2,48

5

7

Sân khấu tương tác

98

42,06

116

49,79

19

8,15

2,34

9

8

Tham quan, dã ngoại

125

53,65

104

44,64

4

1,72

2,52

3

9

Hội thi / cuộc thi

117

50,21

105

45,06

11

4,72

2,45

7

Kết quả bảng trên cho thấy: Hoạt động “câu lạc bộ” được đánh giá sử dụng thường xuyên nhất. Kết quả này phản ánh 2 lí do sau; thứ nhất, hoạt động câu lạc bộ dễ thực hiện lồng ghép giáo dục KNTBVBT; thứ 2, hoạt động câu lạc bộ dễ cấu trúc lại nội dung hoạt động để học sinh được trải nghiệm. Chính vì vậy, hoạt động này được đánh giá sử dụng thường xuyên nhất với ĐTB 2,65.

Xếp thứ 2 là hoạt động trò chơi với ĐTB 2,63. Kết quả này tương đồng với thực tiễn giáo dục KNTBVBT bởi vì, muốn hình thành được kĩ năng sống trẻ phải được tham gia và trải nghiệm vào hoạt động. Vì vậy, hoạt động trò chơi được giáo viên sử dụng thường xuyên trong giáo dục kĩ năng sống và đây cũng là hoạt động trẻ được trải nghiệm các KNTBVBT cần hình thành.

Xếp thứ bậc thứ 9, hay nói cách khác, hoạt động trải nghiệm ít được sử dụng nhất là hoạt động sân khấu tương tác. Hoạt động này cũng được sử dụng trong giáo dục KNTBVBT thông qua hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động này cần đầu tư nhiều thời gian và công sức nên ít khả thi trong các giờ dạy. Nên giáo viên chỉ sử dụng khi có điều kiện thuận lợi mà thôi.

Bảng 2.8: Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân‌


TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không thực

hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp kể chuyện

118

50,64

106

45,49

9

3,86

2,47

5

2

Phương pháp nêu gương

124

53,22

104

44,64

5

2,15

2,51

3

3

Phương pháp trò chơi học tập

162

69,53

71

30,47

0

0,00

2,70

1

4

Phương pháp thảo luận

109

46,78

116

49,79

8

3,43

2,43

6

5

Phương pháp đóng vai

153

65,67

80

34,33

0

0,00

2,66

2

6

Phương pháp tập thói quen

120

51,50

104

44,64

9

3,86

2,48

4

Qua số liệu trên, có thể thấy: Phương pháp giáo dục được sử dụng thường xuyên nhất là “ Phương pháp trò chơi học tập” với điểm trung bình cao nhất ĐTB 2,70. Đó là phương pháp sử dụng các trò chơi trong hoạt động học tập. Từ đó, người học tham gia trò chơi qua đó hình thành những KNTBVBT cho học sinh. Phương pháp được sử dụng thường xuyên thứ 2 là phương pháp “đóng vai” người học được

tham gia các vai trong tình huống và cùng tham gia giải quyết tình huống. Tuy nhiên, có những phương pháp phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, lứa tuổi học sinh như phương pháp trò chơi học tập, phương pháp đóng vai được thường xuyên sử dụng nhất”. Như vậy, kết quả điều tra viết tương đồng với kết quả phỏng vấn sâu.

Tuy nhiên, phương pháp thảo luận là phương pháp cần được sử dụng nhiều trong vấn đề rèn kĩ năng giao tiếp, khả năng tranh luận. Nhưng ở trong bảng trên là phương pháp được sử dụng ít thường xuyên nhất, có điểm trung bình thấp nhất ĐTB 2,43. Với câu hỏi phương pháp nào ít được sử dụng nhất chúng tôi nhận được câu trả lời tương tự kết quả điều tra, chúng tôi nhận được sự lí giải của giáo viên do thời gian dạy kĩ năng sống không nhiều và tích hợp thông qua các môn học khác nên nếu sử dụng phương pháp thảo luận nhiều thì hiệu quả sẽ không cao, phần lớn giáo viên sử dụng các phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi học tập….

2.2.2.4. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Đối với giáo dục KNTBVBT thì các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục KNTBVBT rất quan trọng. Chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 1) để khảo sát mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục



TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB


Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hiệu trưởng

63

27,04

76

32,62

60

25,75

34

14,59

2,72

5

2

Đội ngũ giáo viên

69

29,61

76

32,62

56

24,03

32

13,73

2,78

2

3

Lực lượng xã hội

66

28,33

75

32,19

59

25,32

33

14,16

2,75

3

4

Giáo viên chủ nhiệm

72

30,90

79

33,91

53

22,75

29

12,45

2,83

1

5

Tổng phụ trách Đội

65

27,90

76

32,62

60

25,75

32

13,73

2,75

3

6

Cha mẹ học sinh

57

24,46

67

28,76

66

28,33

43

18,45

2,59

6

Qua bảng trên cho thấy: Lực lượng chính tham gia giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học và được đánh giá thực hiện tốt vai trò giáo dục KNTBVBT là các giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm ở tường tiểu học là “ông thầy tổng thể”, giáo viên chủ nhiệm dạy nhiều môn nên dễ tích hợp để rèn và phát triển các kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

Hiệu trưởng đứng vị trí thứ 5 trong số 6 lực lượng chính tham gia giáo dục KNTBVBT cho trẻ. Điều này có thể lí giải như sau: do đặc thù quản lí nên Hiệu trưởng không phải là người tham gia trực tiếp giáo dục KNTBVBT cho học sinh. Mà chức năng trội của Hiệu trưởng là quản lí và thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giáo dục KNTBVBT của học sinh trong nhà trường của mình.

2.2.2.5. Thực trạng việc kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Để tìm hiểu thực trạng kết quả hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân của học sinh ở các trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 1), kết quả được thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10: Kết quả hình thành kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học



TT


Nội dung

Mức độ hình thành (%)

Biết

Hiểu

Vận dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kĩ năng ăn uống an toàn

26

12,38

18

8,57

166

79,05

2

Kĩ năng an toàn khi tự chơi

48

22,86

9

4,29

153

72,86

3

Kĩ năng ứng xử khi bị lạc

55

26,19

35

16,67

120

57,14

4

Kĩ năng tham gia giao thông

50

23,81

140

66,67

20

9,52

5

Kĩ năng phòng tránh một số trường

hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

99

47,14

39

18,57

72

34,29

6

Kĩ năng tránh bị xâm hại thân thể,

quấy rối tình dục

158

75,24

26

12,38

26

12,38

Qua bảng trên cho thấy, có 3 kĩ năng được đánh giá mức độ vận dụng tốt đó là kĩ năng “ăn uống an toàn; ”, kĩ năng “an toàn khi tự chơi” ; kĩ năng “ứng xử khi bị lạc”. Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra ở câu hỏi số 6, bảng 2.10 các nội dung này cũng được các khách thể điều tra đánh giá thực hiện tốt nhất.

Bên cạnh đó có những kĩ năng chỉ được đánh giá ở mức độ hiểu tốt đó là kĩ năng tham gia giao thông. Đây là một trong những kĩ năng khó hình thành. Đặc biệt, lứa tuổi tiểu học, các cháu còn rất nhỏ.

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh của trường tiểu học

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng. Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 6 (Phụ lục 1) để khảo sát bằng phiếu đối với 233 cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.11: Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh



TT


Nội dung

Kết quả tổng hợp


ĐTB

Thứ bậc

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Lập kế hoạch giáo dục

KNTBVBT cho học sinh theo năm học, tháng, tuần


63


27,04


76


32,62


60


25,75


34


14,59


2,72


4


2

Lồng ghép mục tiêu giáo dục KNTBVBT cho HS trong kế hoạch thực hiện

nhiệm vụ của nhà trường


73


31,33


79


33,91


52


22,32


29


12,45


2,84


1


3

Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng về giáo dục

KNTBVBT cho học sinh


65


27,90


75


32,19


60


25,75


33


14,16


2,74


2


4

Lập kế hoạch đầu tư mua sắm cơ sở vật chất tổ chức giáo dục KNTBVBT cho

học sinh


57


24,46


76


32,62


61


26,18


39


16,74


2,65


7


5

Kế hoạch giáo dục

KNTBVBT cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ điểm.


60


25,75


77


33,05


59


25,32


37


15,88


2,69


6


6

Kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho HS hoạt động theo các môn học

trong chương trình.


63


27,04


79


33,91


57


24,46


34


14,59


2,73


3


7

Kế hoạch giáo dục KNTBVBT cho HS hoạt động theo các mặt của

hoạt động xã hội.


61


26,18


76


32,62


60


25,75


36


15,45


2,70


5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023