Nhận Thức Của Đội Ngũ Cb-Gv, Cmhs, Các Llxh Về Việc Giáo Dục Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân Cho Hs

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS

- Nhận thức của các LLGD đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Chỉ khi BGH các nhà trường và các LLGD nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho hs tiểu học; xác định được vị trí của hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học; thấy được vai trò của kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong việc phát triển nhân cách học sinh… thì kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân của BGH mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Để hoàn thành mục tiêu và đạt kết quả cao trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS thì các LLGD phải được bồi dưỡng để thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đạt tới sự đồng thuận trong việc lựa chọn hình thức tổ chức phối hợp các hoạt động. Ngược lại, nếu thiếu thống nhất trong nhận thức, mâu thuẫn trong hành động sẽ khiến cho hoạt động giáo dục rơi vào tình trạng “ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, gây cản trở không nhỏ cho công tác chỉ đạo của ban giám hiệu.

Sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh. Để làm được điều này, trong công tác quản lí của mình các nhà trường phải coi việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là một nội dung quan trọng của quản lí, quan tâm đúng mức và xây dựng các cơ chế quản lí phối hợp các lực lượng, có như vậy sẽ tạo ra:

+ Tạo ra sự thống nhất mục tiêu GD toàn vẹn, liên tục

+ Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp

+ Phát huy được sức mạnh của cộng đồng và xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

+ Đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ.

+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục học sinh.

1.5.2.2. Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

- Cơ chế quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân là một điều kiện rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Nhà trường với chức năng chuyên biệt về dạy học, giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp, nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng con người mới. Mặt khác, nhà trường có đội ngũ chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức, do đó nhà trường cần phát huy vai trò là trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

- Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân là phương tiện giúp cho ban giám hiệu thực hiện chức năng quyền hạn lãnh đạo của mình đối với công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân; là cơ sở để ban giám hiệu huy động các nguồn lực có được vào việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân.

1.5.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động phối hợp sẽ có tác dụng:

+ Đôn đốc các khách thể chịu sự quản lí, làm tốt hơn các nhiệm vụ đã được chủ thể quản lí phân công.

+ Đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, đơn vị, hay tổ chức xã hội tham gia vào quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS.

+ Cho phép nhà quản lí nắm bắt chính xác việc diễn biến các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kết quả của hoạt động này. Nhờ đó nhà quản lí có điều kiện điều chỉnh các hoạt động cho hợp lí góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách quản lí của mình.

Kết luận chương 1


Trong chương này tác giả đã trình bày tổng quan một số công trình nghiên cứu được quan tâm bởi nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học và các vấn đề liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu, các quan niệm khác nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đã xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học.

Tác giả đã chỉ ra: Quản lí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh của nhà trường nhằm đạt được hiệu quả giáo dục kĩ năng này theo mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng được nội dung quản lí giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học bao gồm: quản lý mục tiêu, quản lý kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch và quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh.

Đã làm rõ được các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở trường tiểu học; bao gồm các yếu tố bên ngoài (kinh tế, xã hội của địa phương; hệ thống văn bản của Bộ, sở GD&ĐT; sự chỉ đạo của sở và phòng GD&ĐT) và các yếu tố bên trong (nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS; cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân; hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân).

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG

TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Vài nét về điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang gồm 25 xã và 2 thị trấn, trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn; 6 xã khu vực II trong đó có 14 thôn, bản đặc biệt khó khăn, có tổng diện tích 597,15km2. Dân số khoảng 21,8 vạn người gồm 9 dân tộc chủ yếu sinh sống : Kinh, Tày, Nùng, Cao lan, Hoa, Sán dìu, Sán chí , Dao và Mường; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13%. Lục Nam có vị trí chiến lược trọng yếu, có nhiều đường giao thông lớn nối liền với các huyện, các tỉnh trong vùng; cụ thể: Quốc lộ 31, Quốc lộ 37; tỉnh lộ 293; tuyến đường sắt Hà Nội-Quảng Ninh và đường sông Lục Nam.

Trong những năm qua, đặc biệt năm 2019 là năm có sự cố gắng vươn lên vượt bậc của các cấp chính quyền và nhân dân toàn huyện trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XXI, thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) và tiếp tục mở ra những thời cơ và thuận lợi mới cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nền kinh tế của huyện Lục Nam có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu nền kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên, Lục Nam còn không ít những khó khăn thách thức đó là: Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp còn cao trong cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người thấp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn tuy đã được tăng cường một bước song chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng một số tuyến đường giao thông nông thôn còn kém, giao thông đi lại còn rất khó khăn. Các điều kiện phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng GD toàn diện còn nhiều bất cập, chất lượng GD văn hoá chưa đồng đều giữa các xã, các vùng trong huyện. Huyện xác định phát triển kinh tế - xã hội là phải nằm trong chiến lược

phát triển của tỉnh theo hướng bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội. Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp điều kiện của huyện nhằm đưa huyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Lục Nam so với các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

2.1.2. Một số thành tựu của giáo dục huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

* Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Hiện tại (năm học 2019-2020) toàn huyện có 91 trường từ MN đến THPT và 01 Trung tâm GD thường xuyên.

- Giáo dục MN: có 28 trường MN, các trường MN đều là trường công lập.

Tổng số nhóm lớp: 422, tổng số trẻ: 12833; số nhóm trẻ: 48 nhóm, với 1240 trẻ)

- Giáo dục TH: có 26 trường TH, 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS), phân bố trên 27 xã, thị trấn (có 2 xã có 2 trường TH). Có 641 lớp, với 19678 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 100 %; tỷ lệ trẻ vào lớp 1 là 100

%; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,9 %.

- Giáo dục THCS: Có 25 trường THCS và 6 trường có 2 cấp học (TH&THCS). Tổng số lớp là 356, với 11709 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp trên số trẻ trong độ tuổi là 99,9 % ; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 là 100 % ; tỷ lệ duy trì sỹ số là 99,96 %

- Giáo dục THPT: Có 6 trường THPT, trong đó có 04 trường công lập, 02 trường dân lập.Tổng số lớp: 154, với 6408 học sinh.

- Giáo dục thường xuyên: có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 12 lớp bổ túc văn hóa THPT, với 472 học sinh.

Nhìn chung quy mô phát triển trường lớp ổn định, phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương trên địa bàn toàn huyện.

Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020


TT

Ngành học, cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

1

MN

28

422

12833

2

TH

26

641

19678

3

TH&THCS

6

356

11709

4

THCS

25

Cộng

105

1419

44220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)


Bảng 2.2: Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp Tiểu học


Năm học

Số trường

Số lớp

Số HS

Tỷ lệ huy động

trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (%)

2015-2016

34

586

15195

100

2016-2017

34

588

15857

100

2017-2018

33

600

16672

100

2018-2019

27

615

18271

100

2019-2020

26

641

19678

100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)


- Nhận xét: Qua số liệu ở bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy quy mô trường lớp các ngành học, cấp học của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm qua cơ bản ổn định, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

- Đối với cấp Tiểu học: Trong 5 năm qua số trường học có sự thay đổi do sáp nhập các đơn vị trường; năm học 2019 - 2020 có 26 trường Tiểu học và 06 trường TH&THCS.

+ Số lớp, số học sinh tăng dần (do tăng dân số tự nhiên): năm học 2015 -2016 có 586 lớp với 15195 học sinh, đến năm học 2019 - 2020 có 641 lớp với 19678 học sinh (tăng 55 lớp, tăng 4483 học sinh).

+ Tỷ lệ huy động học sinh đủ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học duy trì và đạt trên 99%.

* Chất lượng giáo dục

- Chất lượng giáo dục đại trà: Trong những năm gần đây chất lượng của các ngành học, cấp học đều giữ ổn định và có chiều hướng phát triển, cụ thể:

+ Giáo dục MN: Các trường huy động, tổ chức tốt bán trú cho trẻ tại trường. Công tác nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn cho trẻ được thực hiện nghiêm túc. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn 3,1%. Tích cực tổ chức triển khai chương trình GDMN mới đạt chất lượng tốt.

+ Giáo dục THCS: Xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt đạt 95,1 %, tỷ lệ xếp loại Yếu 0,2%. Không có học sinh vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội. Xếp loại học lực Khá, Giỏi 51,89% . Tổ chức dạy nghề cho 3031 học sinh lớp 8 (đạt 100 % số học sinh lớp 8). Có 21 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh có 143 lớp 3818 học sinh, đạt 33,2%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 97,8 %, huy động được 80,5 % số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT các trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. 100 % các xã và huyện đạt chuẩn phổ cập GD THCS từ năm 2003, đến nay duy trì đạt kết quả vững chắc chuẩn quốc gia về phổ cập GD THCS.

+ Giáo dục TH: Từ năm học 2014 - 2015 việc đánh giá học sinh tiểu học theo 02 thông tư đó là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học theo và Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng 2.3: Chất lượng GD đại trà cấp Tiểu học (Đánh giá về NL, PC)


Năm học

Tổng số

học sinh

Năng lực

Phẩm chất

Khen thưởng

Tỉ lệ HS

HTCTTH

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

Cấp trường

Cấp trên

2015-2016

15195

99,18

0,82

99,8

0,2

8300

789

99,68

2016-2017

15857

99,54

0,46

99,85

0,15

8027

1632

99,11

2017-2018

16672

99,35

0,65

99,69

0,31

8570

1750

99,87

2018-2019

18271

99,68

0,32

99,88

0,12

8620

1810

99,9

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Nam, Bắc Giang)

Qua các bảng trên ta thấy chất lượng GD trong 4 năm qua của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ở cấp Tiểu học nói riêng có chiều hướng phát triển tốt.

* Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Căn cứ thực tế về số lượng biên chế được giao theo từng cấp học, sau khi rà soát định mức nhu cầu biên chế của cấp tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham

mưu cho UBND huyện trình Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang điều chỉnh biên chế của các cấp học nhằm đáp ứng nhu cấp biên chế cho các cấp học. Kết quả tuyển dụng giáo viên tiểu học huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang năm học 2018 - 2019 là 78 người.

Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp. Cấp Tiểu học tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 1115, trong đó: CBQL 82, GV 945, nhân viên 88, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,47.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo đã cử cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong dịp hè.

2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng

Để khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang chúng tôi tiến hành khảo sát trên 05 trường tiểu học thuộc khu vực huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đó là trường: Tiểu học Bảo Sơn trên địa bàn xã Bảo Sơn, Tiểu học Thị trấn Đồi Ngô trên địa bàn thị trấn Đồi Ngô, Tiểu học Lan Mẫu trên địa bàn xã Lan Mẫu, Tiểu học Phương Sơn trên địa bàn xã Phương Sơn, Tiểu học Bảo Đài trên địa bàn xã Bảo Đài. Đây là năm trường trực thuộc huyện Lục Nam, có chất lượng giáo dục tốt là những trường có bề dày truyền thống đạt nhiều thành tích cao trong dạy học và giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Học sinh của năm trường phần lớn đều là con em cán bộ công chức nhà nước, con công nhân, nông dân và con em dân tộc. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và cả năm trường đều là trường đạt chuẩn quốc gia nhiều năm nay và có nhiều thành tích trong dạy học và giáo dục học sinh, và là những trường đứng đầu trong tỉnh về thành tích dạy học, giáo dục và các phong trào hoạt động. Chính vì vậy mà cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí