Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 22


căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể để định thời gian và thường xuyên tổ chức các đại hội, các hội nghị nhằm sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động thì ngay trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến, ngày 13/1/1969, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 168-CT/TW “Về việc bồi dưỡng và nêu gương người tốt, việc tốt”. Riêng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 2.000 bài báo viết về gương người tốt, việc tốt, tặng huy hiệu cho khoảng 2.500 cá nhân anh hùng. Số lượng các loại sách người tốt, việc tốt tăng liên tục từ khi PTTĐYN nở rộ, nếu từ 1956-1959 chỉ có 31 bài báo và đóng vào 1 quyển, thì năm 1960 có 79 bài, năm 61 có 75 bài, năm 1962 có 161 bài, năm 1963 có 222 bài, năm 1964

có 288 bài, năm 1965 có 260 bài, năm 1966 có 329 bài, năm 1976 có 391 bài,

năm 1968 có 239 bài…

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, quá trình phát động và tổ chức các PTTĐYN chịu sự tác động từ nhiều phía. Trong đó, việc giải quyết chưa tốt mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng trở thành một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng động lực thi đua. Song nhờ nhận thức ngày càng đầy đủ tầm quan trọng của công tác thi đua-khen thưởng cho nên vấn đề này được quan tâm và từng bước cải thiện ở tất cả các khâu, từ bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động đến công tác nhân sự.

Tuy nhiên, thực tiễn của quá trình này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiêm túc đánh giá để kịp thời chấn chỉnh: sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu còn chưa đầy đủ, toàn diện; tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách công tác thi đua nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra; sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nội dung các cuộc vận động và các PTTĐYN còn thiếu chặt chẽ; công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về thi đua, khen thưởng chậm được đổi mới. Một số PTTĐ chưa xác định được tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp, chưa đi vào chiều sâu, chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động do đó chưa thu hút, phát huy, tạo được động lực cho để phong trào phát triển đồng đều, liên tục và rộng khắp; công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết chưa được chú trọng, việc khen thưởng có lúc còn thiếu chính xác, chưa kịp thời; việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến còn lúng túng, nhiều phong trào có đánh giá nhưng không kịp thời biểu dương, khen thưởng; danh hiệu thi đua phần lớn dành


cho cán bộ quản lý, trong khi đó, người trực tiếp sản xuất, những tấm gương lao động thầm lặng, hy sinh quên mình lại chưa được quan tâm đúng mức…

Trước thực trạng như vậy, những năm qua gần đây, công tác thi đua khen thưởng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 2003, Luật thi đua, khen thưởng được ban hành, sửa đổi năm 2013; ngày 1/7/2014 Chính phủ ra Nghị định số 65/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013; ngày 31/7/2017, Chính phủ ra Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành một số điều luật của Luật Thi đua, khen thưởng…Đây là hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng giúp thực hiện ngày càng hiệu quả hơn công tác thi đua-khen thưởng. Trong đó, điều giữ vai trò cốt yếu phải là cần quan tâm giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan trong công tác thi đua-khen thưởng, từ việc đổi mới cơ cấu tổ chức, đến nội dung, phương pháp tiến hành.

Kế thừa và vận dụng kinh nghiệm này trong thực tiễn phát động và tổ chức các PTTĐYN hiện nay nên chăng cần nhận thức đầy đủ và quán triệt một số vấn đề mang tính nguyên tắc sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

- Khen thưởng phải được tiến hành trên cơ sở làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Việc bình bầu danh hiệu thi đua phải được thực hiện nghiêm túc ngay từ cơ sở, đặc biệt phải đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, tuyệt đối tránh tình trạng nể nang hay cào bằng, làm qua loa, chiếu lệ dẫn đến khen thưởng tràn lan làm làm triệt tiêu động lực của thi đua.

- Chú trọng việc củng cố, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961 - 1975 - 22

- Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực. Gắn chặt việc tuyên truyền với nêu gương, giao lưu, trao đổi, học tập, nhân điển hình tiên tiến các tập thể, cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo sức lan tỏa rộng rãi, cộng đồng thừa nhận để họ được tiếp sức mạnh tinh thần mà tiếp tục hăng hái thi đua đồng thời không tự kiêu, tự mãn, không dừng lại ở những thành tích đạt được mà tiếp tục duy trì thành tích cũ và phấn đấu đạt được những thành tích cao hơn.


Tiểu kết chương 4

PTTĐYN ở miền Bắc trong những năm 1961-1975 mang bản chất của thi đua XHCN. Sự ra đời và phát triển của nó phản ánh rõ tính kế thừa và phát triển những thành quả quan trọng của các PTTĐYN thời kỳ kháng chiến - kiến quốc, trong một điều kiện lịch sử mới. Bởi lẽ đó, PTTĐYN giai đoạn này vừa mang những đặc điểm và ý nghĩa chung nhất của thi đua XHCN, song cũng đồng thời mang những đặc điểm, ý nghĩa rất riêng.

Trên thực tế, việc phát động và tổ chức các PTTĐYN ở miền Bắc trong những năm 1961-1975 là một quá trình liên tục, bao gồm nhiều khâu. Thành tựu và hạn chế là đan xen, kinh nghiệm được rút ra nằm trong sự ràng buộc, rất khó có thể phân định rạch ròi để gọi tên. Ở chương này, luận án đã khái quát một số đặc điểm, ý nghĩa cơ bản, đặc biệt là rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa đối với quá trình phát động và tổ chức TĐYN trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức rõ, tổng kết, vận dụng kinh nghiệm từ quá trình tổ chức PTTĐYN ở miền Bắc những năm 1961-1975 là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh cũng đồng thời nhận thức rằng quá trình vận dụng các kinh nghiệm phải thực sự được tiến hành nghiêm túc và hết sức linh hoạt. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, con người luôn là gốc rễ của mọi vấn đề, nên kinh nghiệm cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không được con người nhận thức và vận dụng bằng tư duy sáng tạo trên cơ sở thái độ tôn trọng quá khứ. Vì thế, trong tất cả các kinh nghiệm được rút ra, tác giả đặc biệt đánh giá cao tầm quan trọng của vấn đề xây dựng, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng sức dân. Chú trọng cả việc khuyến khích lợi ích vật chất để bồi dưỡng sức lực của quần chúng, đảm bảo thi đua được liên tục và bền bỉ nhưng cũng đồng thời coi trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng để tránh nguy cơ sai lệch trong thi đua.


KẾT LUẬN


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc là hậu phương, có vị trí, vai trò quyết định đối với quá trình xây dựng và phát triển của sự nghiệp cách mạng cả nước. Khi miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đặc biệt là từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “Về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước đảm bảo hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1961 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (26/1/1961), công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tổ chức các PTTĐYN trở thành nhiệm vụ quan trọng, được đặc biệt đề cao. Với lực lượng nòng cốt là các đoàn thể quần chúng: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… TĐYN thực sự đã trở thành cuộc vận động chính trị sâu rộng, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp, mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia.

Trên tinh thần “người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua”, TĐYN không còn là việc riêng của cá nhân, đơn vị hay địa phương mà mang sức mạnh lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội. Sự phong phú trong nội dung, sự đa dạng trong hình thức của các PTTĐ đến từ từng ngành, từng giới, từng lĩnh vực đã góp phần tạo nên bức tranh sinh động, đa diện, đa sắc màu của PTTĐYN. Cuộc vận động chính trị sâu rộng đó cho thấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ nảy sinh trên mâm pháo, dưới chiến hào ngoài tiền tuyến mà nó còn nở rộ ngay trong xưởng máy, trường học, và trên đồng ruộng. Mỗi người dân miền Bắc dù là trên trận tuyến đối mặt trực tiếp với kẻ thù, hay ở hậu phương sản xuất, công tác, học tập cũng đều chung một nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước. Có lập nên những thành tích, những chiến công rực lửa anh hùng hay không, điều quyết định không phải ở hậu phương hay ở tiền tuyến mà là ở chí khí chiến đấu và lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, đối với nhân dân. PTTĐYN thực sự trở thành động lực khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo vô tận của con người. Qua TĐYN có thể nhận rõ mỗi người dân miền Bắc đến từ các tầng lớp, giai cấp, ngành nghề khác nhau đều thấu hiểu “nước mất, nhà tan”, họ thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” nên sẵn sàng đoàn kết cùng nhau bằng một chất kết dính thật sự chặt chẽ đó là PTTĐYN.

Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của các PTTĐYN ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1961-1975 với thành tựu là những giá trị vật chất và phi vật chất hết sức to lớn, đi vào lịch sử dân tộc như những trang hào


hùng đáng nhớ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, làm nên một thời đại anh hùng của những cá nhân và tập thể anh hùng. Nó là minh chứng sinh động và thuyết phục nhất cho sức mạnh của lòng yêu nước, khát khao độc lập tự do và cũng đồng thời là minh chứng thuyết phục nhất cho tính chất ưu việt của chế độ XHCN

Thực tiễn phong phú của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy tính đúng đắn trong tất cả hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị- xã hội. PTTĐYN ở miền Bắc đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, góp phần bồi dưỡng và củng cố niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động; động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia lao động, sản xuất và chiến đấu, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc; đồng thời chi viện sức người, sức của to lớn, liên tục, toàn diện với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng miền Nam cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia. góp phần cùng quân và dân miền Nam đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang đi vào chiều sâu là một cuộc đấu tranh chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi, thực chất đó là một cuộc thi đua vĩ đại của dân tộc ta, thi đua vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để đạt được thắng lợi đó, nhân dân ta phải có những cố gắng lớn trên mọi lĩnh vực hoạt động, không ngừng vươn lên phát huy tinh thần sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng, vượt qua khó khăn, thử thách trên con đường phát triển. Trong công cuộc phấn đấu gian khổ và vĩ đại này, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức lớn. Tình hình đó đặt ra những vấn đề mới phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bên cạnh việc huy động các nguồn lực khác, nhân dân ta cần tiếp tục phát huy tinh thần TĐYN. Việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp về vai trò, tác dụng của PTTĐYN là yêu cầu khách quan tiếp tục đặt ra nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, PTTĐYN là chất kết dính hữu cơ tạo nên


sự đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn quân, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế. PTTĐYN cũng đồng thời là một động lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trên hành trình tiến về phía trước trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm từ PTTĐYN trong những năm 1961-1975, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện TĐYN, như: Chỉ thị Số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị khóa IX Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh PTYN, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến khác; Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/01/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh PTTĐYN hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc…Cụ thể hóa quan điểm của Đảng về TĐYN, Nhà nước ta đã ban hành Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và sửa đổi năm 2013. Nhờ đó, các PTTĐYN được đổi mới cả về nội dung, hình thức tổ chức thực hiện theo hướng thiết thực, hiệu quả. Những năm qua, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, PTTĐYN đã có bước phát triển và dần đi vào nề nếp. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức được nhiều PTTĐ thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII biểu thị sự thống nhất ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện bằng được các mục tiêu phát triển tổng quát trong thời kỳ mới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc củng cố, tăng cường, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại [73, tr.347]. Định hướng thứ 4 trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 của Đảng nhấn mạnh “xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” [73, tr.116]. Cơ hội mới, vận hội mới cùng những thử thách sống còn đang đặt ra yêu cầu cần quán triệt tinh thần này vào quá trình phát động và tổ chức các PTTĐYN.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Đặng Thị An (2018), Tư tưởng “Thi đua là yêu nước, thi đua là đoàn kết” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc vận dụng trong thực tiễn hiện nay, Tạp chí Triết học, Số 8 (327), tr 68 - tr 73.

2. Đặng Thị An (2019), Quan điểm “Công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa thực tiễn hiện nay, Tạp chí Triết học, số 5 (336), tr 70 - tr 76.

3. Đặng Thị An (2021), Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc (1961- 1965), Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2, tr 81 - tr 85.

4. Đặng Thị An (2021), Một số quan điểm của Đảng về tổ chức phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc (1961-1975), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 (364), tr 94 - tr 100.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Lê Đông Anh (1967), Đội ngũ Ba sẵn sàng, tập 1, Gương thanh niên trong công nghiệp, Nxb Thanh niên.

[2]. Nguyễn Thái Anh (2010), Đẩy mạnh, nhân rộng, phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[3]. “Ba nhất”-phong trào thi đua trong quân đội hiện nay (1960), Nxb QĐND, Hà Nội.

[4]. Trương Quốc Bảo (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng, Nxb CTQG, Hà Nội.

[5]. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh (2001),

Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (1954-1975), tập II, Nxb CTQG, Hà Nội.

[6]. Ban Chấp hành Đảng Bộ Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình 1954-1975, tập 2, Xí nghiệp in Quảng Bình.

[7]. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1963), Nghị quyết ngày 4/9/1963 của Hội nghị Tỉnh ủy (khóa V) lần thứ nhất về tình hình 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển văn hóa 6 tháng cuối năm 1963, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Bình.

[8]. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị (2007), Lịch sử phong trào phụ nữ Quảng Trị (1930-2005), Nxb Thuận Hóa, Huế.

[9]. Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh (1996), Lịch sử phong trào Đoàn và Thanh niên Hà Tĩnh (1930 -1996), Nxb CTQG, Hà Nội.

[10]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (26/1/1961), Nghị quyết số 7-NQ/TW Về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước đảm bảo hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1961 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Lưu tại thư viện Viện Lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

[11]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (23/3/1962), Chỉ thị số 40-CT/TW Về cuộc vận động “bảo mật phòng gian trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị vũ trang”, Lưu tại thư viện Viện Lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

[12]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (19/2/1963), Nghị quyết số 70-NQ/TW Về cuộc vận động cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, Lưu tại thư viện Viện Lịch sử Đảng, Học viện

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí