BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
MAI LAN HƯƠNG
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62.31.01.01
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 2
- Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 3
- Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tô Đức Hạnh
PGS.TS An Như Hải
HÀ NỘI - 2010
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án
Mai Lan Hương
3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ADB AEC
Ngân hàng phát triển Châu Á Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM Hội nghị Á-Âu
BOT Xây dựng, kinh doanh và chuyển giao
CEPT Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (của ASEAN)
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNTB Chủ nghĩa tư bản
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
EC Cộng đồng châu Âu
ECOTECH Ủy ban hợp tác kinh tế và kỹ thuật (trong APEC) EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Khu vực mậu dịch tự do
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ILO Tổ chức lao động quốc tế
IMF Quĩ tiền tệ quốc tế
ITC Trung tâm thương mại quốc tế MERCOSUR Thị trường chung Nam Mỹ MFN Qui chế tối huệ quốc
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ ODA Viện trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PTA Khu vực ưu đãi thuế quan
TNC Công ty xuyên quốc gia
TRIMs Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIPS Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
4
UN Liên hiệp quốc
UNCTAD Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
USD Đồng đôla Mỹ
WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX xu thế này phát triển mạnh mẽ đã lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia tham gia. Bất kỳ quốc gia nào không muốn bị gạt ra ngoài lề của dòng chảy phát triển đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mà phải tham gia vào quá trình đó, tiến cùng thời đại.
Đảng ta với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhậy bén đã quyết tâm tiến cùng thời đại, đề ra chủ trương, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nhà nước đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng. Nhờ vậy, nước ta đã từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cho đến nay, nước ta đã quan hệ chính thức với 169 nước, quan hệ buôn bán với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới; tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM). Sau 11 năm kiên trì đàm phán ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó là những bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập sâu với kinh tế thế giới và khu vực. Nhà nước phải giải quyết một loạt vấn đề: thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế và các cam kết với WTO, chỉ có như vậy, mới tận dụng được những cơ hội do hội nhập mang lại; tham gia tích cực vào sự hình thành AEC; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc ký các hiệp định thương mại tự do song phương; đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng thị trường, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO và thông lệ quốc tế để tạo một trong những điều kiện tiên quyết cho hội nhập kinh tế và thực hiện các cam kết; điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện biến đổi trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
của toàn bộ nền kinh tế để hội nhập kinh tế đem lại hiệu quả cao. Giải quyết những vấn đề lớn và phức tạp đó trách nhiệm trước hết thuộc về nhà nước, vì vậy, cần phải nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay còn chưa thấy một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế thực sự cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tế. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” làm đề tài luận án.
2-Tình hình nghiên cứu
Trước hết, văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng thể hiện quá trình nhận thức, chủ trương, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thứ đến, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có những vấn đề liên quan đến vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế. Luân án xin nêu một số công trình tiêu biểu trong số đó có liên quan đến đề tài luận án:
* GS-TS Dương Phú Hiệp và TS Vũ Văn Hà: “Toàn cầu hóa kinh tế”. Nxb KHXH, H, 2001. Công trình này đã phân tích cơ sở của toàn cầu hóa kinh tế; các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế; hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: thuận lợi, khó khăn, các quan điểm cần quán triệt khi đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
* TS.Nguyễn Văn Dân (chủ biên): “Những vấn đề toàn cầu hóa kinh tế”. Nxb KHXH, H, 2001. Đây là một sưu tập chuyên đề về toàn cầu hóa kinh tế, đề cập đến các khía cạnh của toàn cầu hóa kinh tế , từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể, trong đó đã đề cập một số quan điểm về toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế ởViệt Nam.
* Vụ hợp tác quốc tế đa phương., Bộ ngoại giao: “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: vấn đề và giải pháp”. Nxb CTQG, H, 2002. Đây là một công trình khoa học được nghiên cứu công phu. Cuốn sách đã phân tích lý luận và thực tiễn quá trình phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt tập trung trình bày quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam; nêu lên những thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình hội nhập của nước ta.
* “Toàn cầu hóa. Chuyển đổi và phát triển, tiếp cận đa chiều”của Viện kinh tế và chính trị thế giới. Nxb thế giới, H, 2005. Cuốn sách này là tuyển chọn các bài nghiên cứu và một số chuơng sách có nội dung khoa học súc tích của các học giả nổi tiếng về chủ đề trên, trong đó bài 12 đã giới thiệu về đổi mới chính phủ.
* Diễn đàn kinh tế -Tài chính Việt - Pháp: “Toàn cầu hóa”. Nxb CTQG, H, 2000. Đây là báo cáo của Nghị sĩ Roland Blum. Nội dung của cuốn sách phân tích quá trình toàn cầu hóa, những cơ hội và thách thức, những tác động tích cực và những mặt trái về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội mà nó đưa lại đối với thế giới.
* TS Ngô Văn Điểm (chủ biên): “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Nxb CTQG, H, 2004. Các tác giả của cuốn sách đã đi sâu phân tích quá trình nước ta tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế, đặc biệt đi sâu phân tích ba lĩnh vực mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đó là thu hút FDI; thương mại và việc sắp xếp, đổi mới và phát triển hiệu quả DNNN.
* Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên): “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Nội dung và lộ trình”. Nxb KHXH, H, 2009. Cuốn sách đã trình bày sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); những đặc trưng cơ bản của AEC như mục tiêu, nội dung, lộ trình thực hiện AEC.Cuốn sách đã dành sự chú ý trình bày sự tham gia của Việt Nam vào quá trình liên kiết kinh tế ASEAN nói chung, AEC nói riêng và một số khuyến nghị về tham gia của Việt Nam vào AEC.
* “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập KTQT đối với tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, Nxb KHXH, 2007 do Nguyễn Xuân Thắng chủ biên đã tập trung phân tích bản chất, đặc trưng và sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập KTQT đến sự phát triển của nền kinh tế thê giới. Từ đó cuốn sách đã làm rõ điều kiện, thực chất và bước đi của CNH, HĐH trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập KTQT nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
* Lưu Ngọc Trịnh (chủ biên): “Đối sách của các nước Đông Á trước việc hình thành các khu mậu dịch tự do (FTA) từ cuối những năm 1990”. Nxb
LĐ-XH, H, 2006. Cuốn sách đã phân tích xu hướng hình thành FTA trên thế giới và tác động của nó đến khu vực Đông Á.
* Phạm Thái Việt: “Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa”, Nxb KHXH, H, 2008. Cuốn sách đã phân tích tác động của toàn cầu hóa đến nhà nước, tính tất yếu điều chỉnh chức năng của nhà nước dưới sự tác động của toàn cầu hóa, xu hướng chung của sự điều chỉnh thể chế bên trong nhà nước; thảo luận vấn đề nhà nước hỗ trợ thị trường và xã hội dân sự. Cuốn sách đã dành chương cuối cùng (chương
VII) để luận bàn “tính đặc thù của Việt Nam” cùng những khuyến nghị.
* Nguyễn Thị Luyến (chủ biên); “Nhà nước với sự phát triển kinh tế tri thức”, Nxb KHXH, H, 2005.Cuốn sách là một sưu tập các bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Phần một của cuốn sách này bao gồm những bài viết về vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa như sự tiến triển của vai trò nhà nước; toàn cầu hóa và chức năng của nhà nước; toàn cầu hóa và nhà nước: cái mới trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển.
* TSKH Võ Đại Lược (chủ biên): “Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: thành công và thách thức”. Nxb Thế giới, H, 2006. Cuốn sách trình bày việc Trung Quốc thực hiện các cam kết với WTO và tác động của nó đến nền kinh tế Trung Quốc; trình bày những điều chỉnh, cải cách trong nước sau khi Trung Quốc gia nhập WTO: sửa đổi hệ thống pháp luật, cải cách chính phủ, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp tư nhân…Cuốn sách cũng đã nêu lên các nhận xét và khuyến nghị.
* “Việt Nam 20 năm đổi mới”. Nxb CTQG, H, 2006. Đây là công trình có tính chất tổng kết những thành tựu của hai mươi năm đổi mới toàn diện đất nước, nội dung phong phú, liên quan đến hầu hết các vấn đề, quan điểm, đường lối, chiến lược cách mạng của nước ta. Trong công trình quan trọng này có những bài viết liên quan đến để tài luận án.
* GS TS Lê Hữu Nghĩa – TS Lê Danh Vĩnh (đồng chủ biên): “Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới” Nxb CTQG, H, 2006. Cuốn sách là tập hợp các tham luận, bài viết, tham gia Hội thảo quốc gia với chủ đề: Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới. Phần III “xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ”, phần IV “Thương mại và toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” gồm những bài viết liên quan đến đề tài luận án.