Tiếp Tục Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Qua Các Môn Học Chính Khóa Và Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Của Các Nhà Trường

viên, nhắc nhở CB GVNV thực hiện tốt qui định chung; tham mưu đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác GD ATGT.

- Chi đoàn: là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động GD ATGT và thực hiện nề nếp ATGT trước cổng trường. Chủ động đề xuất những vấn đề tồn tại và biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng thực hiện ATGT của HS.

- Ban thiếu niên (Tổng phụ trách đội): Xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền về GD ATGT, các buổi phát thanh măng non với chủ đề ATGT. Xây dựng và điều hành đội Sao đỏ giúp hỗ trợ nhắc nhở HS thực hiện ATGT đầu và cuối giờ học. Tham gia kiểm tra, đánh giá thực tiễn của công tác GD ATGT cho HS.

- Tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn được ví như cánh tay nối dài giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học theo bộ tài liệu GD ATGT; Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục trong đó có GD ATGT. Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ năng giảng dạy ATGT cho các thành viên trong tổ; kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục ATGT và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch giảng dạy ATGT của nhà trường… góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt là chất lượng dạy và học trong đó có môn học ATGT của nhà trường.

- Ban đại diện CMHS: là một tổ chức tham mưu cho Ban giám hiệu, hơn nữa đây là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh HS để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động CMHS thực hiện GD ATGT cho HS. Đồng thời trực tiếp tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện ATGT của HS và CMHS phía ngoài cổng trường.

b. Xây dựng và ban hành quy định, tiêu chuẩn thực hiện ATGT cho cán bộ, giáo viên, HS và CMHS: Việc thống nhất xây dựng các quy định về việc thực hiện ATGT đối với cán bộ, GV, NV, HS là việc làm vô cùng cần thiết. Qua đó định hướng hành vi cho CB, GV, NV, HS, giúp họ có những hành động đúng. Ngay từ đầu năm học, Ban chỉ đạo công tác GD ATGT sẽ xây dựng các quy định chung dựa trên mục đích, yêu cầu của việc GD ATGT trong nhà trường, tổ chức lấy ý kiến các tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường để đề xuất với Hiệu trưởng. Các quy

định nên mang tính cụ thể, rõ ràng để các thành viên trong nhà trường dễ nhớ, dễ thực hiện. Lưu ý một số ý như:

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03 về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Không uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; quy định về đội mũ bảo hiểm, không điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe.

- Yêu cầu mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tốt khi tham gia giao thông

- Việc tham gia giao thông an toàn, đúng quy định là trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại CB, GV, NV năm học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

c. Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn về GD ATGT: Việc bồi dưỡng chuyên môn ATGT cho các giáo viên là rất cần thiết, góp phần giáo dục nhận thức đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng ATGT để phục vụ không những trong công tác giảng dạy, sinh hoạt ngoại khóa, mà còn trong thực tiễn đời sống mỗi giáo viên. Để xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn về GD ATGT tốt, Hiệu trưởng cần chú trọng thực hiện những việc sau:

- Tăng cường số lượng và nội dung giáo viên được tập huấn ATGT hàng học năm: Mục tiêu chính là ngày càng nâng cao kiến thức và kĩ năng GD ATGT cho tất cả giáo viên. Nhà trường phối hợp cùng Ban ATGT phường/quận để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về ATGT. Thời điểm thích hợp nên vào dịp tháng 8 để chuẩn bị cho năm học mới.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 13

- Hỗ trợ mọi phương diện trong sáng kiến giảng dạy môn ATGT: Giải pháp tiết kiệm chi tiêu và tăng cường ngân sách trường để hỗ trợ cho các sáng kiến mới giảng dạy ATGT theo kế hoạch của nhà trường. Đề xuất xin ngân sách nếu giải pháp-biện pháp sáng kiến có ý tưởng tốt, đạt hiệu quả công tác giảng dạy gần nhất với việc học sinh nắm vững bài học.

- Đẩy mạnh phong trào tháng ATGT trên mọi phương diện: Hoạt động trong mỗi tháng đều có 02 lần thi đua giữa các lớp cuộc thi “Em hiểu ATGT” cấp nhà trường. Ở cuộc thi này, ngoài những thành tích xuất sắc của các em, ban ATGT trường còn cho thi đua giữa các giáo viên về “giảng dạy ATGT theo thực trạng tốt

nhất”, “giáo viên đặt câu hỏi ATGT hay nhất”, “giáo viên có sáng kiến lồng ghép tốt nhất”. Ở mỗi tháng sẽ có bình chọn các thành tích của giáo viên do các thành viên trong ban ATGT bầu chọn. Các giáo viên có thành tích xuất sắc hàng tháng đều được tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức ATGT cấp huyện do nhà trường và ATGT huyện ký kết liên tịch hàng năm.

- Nâng cao tiêu chuẩn giáo viên ATGT dạy giỏi cấp trường: Mục tiêu là chú trọng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ năng giảng dạy ATGT, hiệu quả giảng dạy của mỗi giáo viên, xây dựng tiêu chuẩn xét riêng cho GD ATGT. Người giáo viên thi đua giỏi trong GD ATGT cần phải đạt đủ 4 yếu tố:

. Đạt chuẩn quy định của giáo viên tiểu học về đạo đức và kỹ năng sư phạm;

. Tuân thủ đầy đủ các quy định về ATGT khi tham gia giao thông;

. Có kỹ năng truyền đạt môn học ATGT chính khóa và lồng ghép, có tỷ lệ học sinh tham gia hiểu bài nhiều nhất thông qua kiểm tra;

. Có sáng kiến giảng dạy – đặt câu hỏi thi đua ATGT hay nhất qua bầu chọn.

- Tạo không khí thi đua chuyên môn lành mạnh giữa các giáo viên: Ngoài thi đua của trường về các hoạt động khác trong năm học, thi đua ATGT giữa các giáo viên gồm 04 cuộc thi: Thi đua giáo viên giỏi ATGT, sáng kiến câu hỏi hoặc đồ dùng dạy học hàng tháng; Thi đua giáo viên giỏi toàn diện hoạt động-giáo dục ATGT của năm; Thi đua sáng kiến đồ dùng dạy học giỏi nhất năm; Thi đua sáng kiến câu hỏi cuộc thi “Em hiểu ATGT” hay nhất năm.

Đầu năm học, Ban ATGT nhà trường họp cùng tất cả các giáo viên thông báo 04 cuộc thi đua giữa các giáo viên về giảng dạy và GD ATGT, cuộc thi “Em hiểu ATGT” cấp nhà trường. Mỗi giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chuyên biệt có trách nhiệm tổ chức lớp và môn học của mình để các em học sinh được tham gia cuộc thi xuyên suốt cả năm học. Mỗi giáo viên có trách nhiệm tích cực giảng dạy, tích cực hoạt động GD ATGT, tự do sáng kiến thiết bị, đồ dùng dạy học và được ban ATGT nhà trường đưa vào áp dụng thực tiễn giảng dạy, tự do sáng kiến câu hỏi thi đua “Em hiểu ATGT” cho các em học sinh và nộp bảng câu hỏi sáng kiến cho ủy viên kế hoạch ATGT của trường.

Thi đua để tự thân phát triển, khen thưởng để kích thích các hoạt động thi

đua. Và cốt lõi của thi đua ATGT trường tiểu học là để mỗi giáo viên tự tìm tòi,học hỏi, sáng tác, phát triển kiến thức, kỹ năng ATGT. Các điều kiện thi đua được ban ATGT thảo luận phương pháp trước khi tiến hành. Đây là biện pháp quan trọng trong quản lý hoạt động ATGT mang tính kích cầu phát triển kiến thức, kỹ năng, trình độ ATGT của giáo viên, học sinh toàn trường. Là tiền đề cho các giải thưởng và lợi ích sau thi đua của các cá nhân giáo viên và học sinh.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cấp trên lãnh đạo nhà trường quan tâm đề xuất và phê duyệt các công trình ATGT học đường chú trọng thi đua, thành lập đội ngũ quản lý thi đua.

Thành viên ban chỉ đạo ATGT nhà trường gồm cả CMHS và đại diện tất cả các lực lượng GD khác trong nhà trường.

Sự bầu chọn trung thực các vị trí Ban chỉ đạo công tác ATGT nhà trường, chọn được những thành viên có kĩ năng tổ chức tốt các hoạt động GD ATGT.

Sự năng nổ đề xuất nhân tài GD ATGT ở đội ngũ giáo viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ATGT

Đội ngũ GV có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, say mê chuyên môn.

3.2.4. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường

3.2.4.1. Mục đích

Đây là biện pháp trọng tâm, quan trọng nhất trong công tác quản lý giáo dục ATGT cho các em học sinh. Việc lồng ghép giảng dạy về ATGT trong các môn học chính khóa sẽ giúp các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng, thái độ tham gia giao thông trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể trong mỗi bài học. Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề về ATGT sẽ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em tiểu học, giúp các em tiếp nhận sự GD một cách tự nhiên và hào hứng nhất.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Chỉ đạo giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khi giảng dạy bộ tài liệu Giáo dục an toàn giao thông: Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi của sự hiếu động, sự ham chơi. Không riêng môn ATGT, việc truyền

đạt tri thức ATGT qua các môn học rất đa dạng phong phú, phù hợp với văn hóa vùng miền, kích thích sự hiếu động ham học hỏi của trẻ để đạt mục tiêu GD ATGT.

Bộ tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học được đưa vào giảng dạy trong chương trình với những nội dung thiết thực đối với lứa tuổi học sinh tiểu học khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, để những nội dung đó thực sự mang lại hiệu quả giáo dục, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung, xây dựng kế hoạch bài dạy một cách chi tiết nhất, lựa chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với tình hình thực tế của giao thông địa phương. Trong quá trình lên lớp, người giáo viên cần quan tâm tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, thu hút học sinh hăng hái, tích cực tham gia bài học. Các hình thức tổ chức đặc biệt hiệu quả thường được sử dụng trong tiết học như:

- Thảo luận nhóm: giáo viên nêu yêu cầu thảo luận về một câu chuyện, một tình huống, một vấn đề liên quan đến việc tham gia giao thông,.. Học sinh trao đổi trong nhóm để nêu ra câu trả lời trước lớp. Các nhóm khác sẽ nêu phản biện hoặc bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- Sưu tầm: Học sinh sưu tầm thông tin về ATGT, về các tai nạn thương tích giao thông; sưu tầm tranh ảnh về những việc làm đẹp – chưa đẹp trên đường phố khi tham gia giao thông; sưu tầm bài hát, bài thơ, … về ATGT;…. Giáo viên sẽ tổ chức cho HS trình bày trước lớp về những nội dung sưu tầm theo yêu cầu của cô giáo.

- Sắm vai xử lý tình huống ATGT: Giáo viên đưa ra những tình huống thường gặp đối với trẻ em khi tham gia giao thông (ví dụ: em muốn sang đường nhưng xe cộ đông quá, vậy em phải làm thế nào?...). Học sinh sẽ trao đổi trong nhóm, sắm vai vào tình huống để thể hiện cách xử lý của mình. Một tình huống có thể cho nhiều nhóm bằng thể hiện nhiều cách xử lý khác nhau. Giáo viên sẽ điều hành để lớp thảo luận và rút ra cách làm hay nhất, hợp lý nhất. Đối với hình thức tổ chức này, giáo viên nên tổ chức dạy học dưới sân trường và cho học sinh sắm vai trên sơ đồ đường phố được kẻ vẽ ngay trên sân trường để các em có thể kết hợp thực hành.

- Thi kể chuyện: Cuối mỗi tiết học về ATGT, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi kể những câu chuyện về ATGT theo chủ đề bài học. Những câu chuyện có thể

kể về các gương người tốt, chấp hành tốt luật giao thông. Hoặc cũng có thể kể về những gương chưa thực hiện nghiêm túc, ví dụ: đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đi xe đạp dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ ở nút giao thông, … GV cho HS bình chọn câu chuyện được kể và tặng thưởng những món quà nhỏ cho các em để động viên.

- Thi hùng biện về đề tài an toàn giao thông: Hình thức tổ chức này vừa đánh giá được nhận thức của học sinh, vừa nêu được bài học ATGT, vừa gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Giáo viên có thể chủ động nêu chủ đề của cuộc thi hùng biện, ví dụ: Tại sao chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Là học sinh tiểu học, chúng ta cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?

Hãy tưởng tượng đường giao thông của huyện Thanh Sơn sau 20 năm nữa?....

- Xây dựng “Góc ATGT của lớp em”: Hướng dẫn học sinh tạo một góc nhỏ trong lớp học để trưng bày các sản phẩm tranh ảnh, thơ ca, … do các em sưu tầm hoặc sáng tác nhằm tuyên truyền về ATGT. Góc do chính các em tạo ra sẽ mang lại sự hấp dẫn, hứng thú cho chính các em. Và việc làm này gián tiếp góp phần giúp các em tiếp cận gần hơn nữa tới việc hình thành ý thức tham gia GT một cách văn hóa.

b. Chỉ đạo giáo viên dạy lồng ghép-tích hợp kiến thức ATGT qua các môn học: Dạy học theo hướng tích hợp là một quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế đổi mới để xác định nội dung dạy học và chương trình xây dựng môn học ở nhà trường tiểu học. Qua khảo nghiệm thực tiễn đã chứng minh, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong các hoạt động giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp cho cả người dạy và người học. Giúp cho việc học tập trở nên có ý nghĩa đối với các em học sinh. Nội dung giáo dục an toàn giao thông được lồng ghép, tích hợp trong các môn học, hoạt động giáo dục một cách phù hợp sẽ đảm bảo cho việc giáo dục an toàn giao thông được liên tục, đa dạng và tránh cho học sinh bị quá tải

Trên quan điểm đó, Hiệu trưởng cần trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức dạy lồng ghép - tích hợp các nội dung về GD ATGT trong các môn học có liên quan như: Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt, … Ví dụ ở môn Đạo Đức lớp 5 bài thứ 2 có tên “Có trách nhiệm về việc làm của mình”, yêu cầu của bài là các em phải tự ý thức được hành động của bản thân mình. Có thể thực hiện truyền đạt tri thức lồng

ghép trong môn này với nội dung xuyên suốt là hình dung cho các em hiệu quả - hậu quả của việc bản thân mình làm.

Với các ví dụ rất thực tiễn bằng hình ảnh về hành vi tham gia giao thông của những người vi phạm luật giao thông, bằng hình ảnh về các hàng rong lấn chiếm lòng đường trường học, ... giáo dục các em nhớ sâu, nhớ đậm và nắm rõ nội dung môn học. Qua đó cũng giáo dục được ý thức của các em ở lớp 5, cũng là 11 tuổi, đòi hỏi các em bắt đầu có ý thức rõ về mọi hành vi của mình để đem lại điều tốt đẹp cho xã hội thông qua hành vi giao thông.

Một vấn đề quan trọng trong dạy tích hợp là cần chỉ đạo giáo viên phương thức truyền đạt tri thức kèm với hiện trạng giao thông trước trường, địa bàn trường hay khu vực. Khuyến khích các giáo viên sáng kiến giảng dạy đa dạng, sát thực hơn nữa dựa trên điều thực tế giao thông trước trường, đầu ngõ, khu vực. Hàng ngày giáo viên nên kết hợp với chụp ảnh hiện trạng cổng trường buổi sáng-trưa-chiều mỗi hôm có tiết dạy để cập nhật tình hình thực tiễn nhất về ATGT cho các em. Chính hình ảnh thực tiễn này sẽ làm phong phú nội dung mỗi bài giảng của giáo viên đứng lớp. Quan trọng nhất là đòi hỏi kỹ năng ứng biến của mỗi giáo viên khi hình ảnh thực trạng phải được tích hợp qua mỗi nội dung giảng dạy ở mỗi bài khác nhau.

Tóm lại, Hiệu trưởng các trường tiểu học cần chỉ đạo sát sao việc giảng dạy tích hợp hoặc lồng ghép ATGT cho các em dựa trên nghiên cứu thực tiễn của giao thông địa bàn nhà trường và khu vực. Kết quả thu thập được bằng hình ảnh cụ thể, chỉ ra cốt lõi vấn đề trong vị trí mỗi trường. Việc giảng dạy ATGT bằng hình ảnh phản ánh tình hình thực tiễn hàng ngày của giao thông nhà trường và khu vực sẽ mang lại hiệu quả cao và đầy bất ngờ, khi mà ở bản thân mỗi em đều có ý thức ứng xử tình hình giao thông năng động tại thời điểm xảy ra ùn tắc hay các vấn nạn giao thông. Điều này giống như việc trang bị cho các em sự đa dạng ứng biến với tình hình giao thông hàng ngày khi tự thân tham gia giao thông hay cùng tham gia giao thông với phụ huynh.

c. Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức GD ATGT kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tổ chức các cuộc thi cấp trường: Ban ATGT nhà trường triển khai 02 hướng

thi đua ATGT cấp trường theo kế hoạch đầu năm: Một là cuộc thi “Em hiểu ATGT” xuyên suốt năm học, sinh hoạt thi 02 tuần/01 lần giữa các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Hai là thi đua giảng dạy, sáng kiến ATGT giữa các giáo viên. Bản than mỗi cuộc thi sẽ kích cầu phát triển và cả hai cuộc thi tương tác nhau cùng phát triển.

Cuộc thi “Em hiểu ATGT” tổ chức xuyên suốt năm học. Mục đích cuộc thi là vừa ôn bài vừa bổ sung kiến thức ATGT cho các em học sinh ngoài giờ chính khóa, cũng là một hình thức sinh hoạt ngoại khóa, nhưng là sinh hoạt tư duy và được tổ chức tại trường. Ban ATGT nhà trường có trách nhiệm lựa chọn thời điểm tổ chức mỗi 02 tuần một lần, hình thức thi là các em học sinh bốc thăm trả lời câu hỏi. Bảng câu hỏi và trả lời được các giáo viên đề xuất với phó ban kế hoạch của trường, phó ban và ủy viên có trách nhiệm lựa chọn câu hỏi hay, súc tích, dễ hiểu, ngắn gọn, gần với bài học tại trường nhất, mang tính thiết thực nhất với hiện trạng giao thông của trường và địa bàn huyện Thanh Sơn. Bảng câu hỏi trả lời được phổ biến rộng rãi đến lớp trưởng các lớp, tất cả các em đều có cơ hội tham gia cuộc thi.

Mỗi lần thi toàn trường có 3 lớp dự thi, mỗi lớp có 01 đội (3-5 em). Mỗi em phải trả lời 01 câu hỏi bốc thăm và 01 câu hỏi bất kỳ của ban giám khảo, cũng là ban ATGT nhà trường. Sau các lượt trả lời của các em, sẽ là câu hỏi tự do của ban ATGT nhà trường dành cho bất kỳ em học sinh nào xung phong. Ngoài ra sẽ là các câu hỏi giao lưu dành cho “khác giả” của các lớp khác. Mỗi 02 lần thi sẽ có lớp giỏi ATGT nhất tháng. Trong đó sẽ tìm ra 01 em học sinh giỏi ATGT nhất tháng. Tổng 13 lần thi sẽ có 07 lớp giỏi ATGT nhất được tham dự cuộc thi chung kết “Em hiểu ATGT” cấp trường để tìm ra lớp xuất sắc nhất năm.

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các chủ đề liên quan đến GD ATGT: Ví dụ: phát động các cuộc thi vẽ tranh, tổ chức Hội thi: “Học sinh trường TH Kim Đồng với văn hóa giao thông”, Hội thi Giao thông thông minh trên Internet, thi viết với chủ đề “Chúng em với an toàn giao thông”,… Kết quả cuộc thi sẽ được công khai và trao thưởng trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

- Tổ chức thực hành kĩ năng ATGT qua các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa: Dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường, các sinh hoạt ngoại khóa đều có kết hợp với thực hành ATGT. HS được thực hành các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023