Toàn Cầu Hoá Và Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh

38

nhân cách. Phẩm chất đạo đức của từng cá nhân thường được biểu hiện thông qua những đức tính cơ bản: yêu nước, thương người, khiêm tốn, dũng cảm, có ý thức trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội…Những phẩm chất đạo đức cá nhân gắn chặt với toàn bộ hoạt động của con người tạo nên nền tảng của nhân cách.

Đạo đức được hình thành và phát triển bắt đầu từ chính yêu cầu xã hội, do xã hội quy định ra các chuẩn mực, quy tắc để hướng dẫn hành vi của con người. Trước yêu cầu của sự phát triển, mỗi cá nhân tiếp thu các quy tắc, chuẩn mực ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào trình độ học vấn, vào địa vị xã hội, do nhu cầu công việc. Từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức giúp con người biết đánh giá đúng sai, biết đưa ra các nguyên tắc sống cho phù hợp với sự vận động phát triển của xã hội. Đây chính là lý tưởng đạo đức thể hiện ở sự định hướng các giá trị đạo đức, hình thành nên tâm lý cá nhân, nhóm người, cộng đồng, tạo nên cấu trúc bền vững cho nhân cách.

Trong đời sống xã hội của con người, sự quan tâm tới lợi ích của cá nhân, cộng đồng, xã hội là sự thể hiện tình cảm đạo đức và trở thành động lực để mỗi cá nhân thể hiện phẩm chất đạo đức và năng lực của mình. Một nhân cách phát triển chỉ có ở những con người với tư cách là chủ thể đạo đức thể hiện sự đồng cảm, thông cảm, biết đau, biết buồn trước nỗi đau của người khác. Chính điều đó thể hiện xúc cảm đạo đức, quy định cách ứng xử trong giao tiếp giữa con người với con người. Hồ Chí Minh là một điển hình cho phẩm chất đạo đức và là một nhân cách lớn, Người đã từng nói: cả đời tôi, tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Vai trò của đạo đức đối với nhân cách là sự thể hiện những giá trị đạo đức là cơ sở và điều kiện tinh thần thể hiện sức mạnh bản chất của nhân cách con người. Đạo đức là nền tảng của nhân cách, chi phối sự vận động và phát

39

triển nhân cách, đồng thời đạo đức mang tính định hướng cho nhân cách phát triển một cách hài hòa. Trong các giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống có vị trí đặc biệt, là yếu tố quan trọng cấu tạo nên nền văn hoá của mỗi dân tộc. Hình thành và phát triển nhân cách của con người cũng chịu ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đó.

2.1.3. Sinh viên và nhân cách sinh viên

Sinh viên Việt Nam - tầng lớp xã hội đặc thù:

Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là bộ phận ưu tú của thanh niên Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức để trở thành chuyên gia, hoạt động lao động trong một lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội hoặc sinh viên là những người đang học tập ở các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước [44, tr.13].

Khác với những bộ phận thanh niên khác, sinh viên là những công dân có độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 30 đang học tập ở trình độ đại học, cao đẳng, đang chuẩn bị những nền tảng tri thức, kỹ năng cần thiết cho các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp sau này.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 6

Một trong những biểu hiện đặc thù của sinh viên là chỗ họ luôn nêu cao khả năng tự ý thức, tự đánh giá và luôn luôn muốn tự khẳng định mình.

Tự ý thức của sinh viên được hình thành trong quá trình xã hội hóa và liên quan đến tính tích cực xã hội của sinh viên. Giúp sinh viên có những hiểu biết và thái độ đối với bản thân mình để chủ động định hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Trong quá trình học tập ở các trường đại học, cao đẳng việc định hướng tương lai của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự ý thức của họ. Mức độ tự ý thức của sinh viên phụ thuộc vào mục đích

40

và thời gian đặt ra cho mục đích đó. Có những sinh viên luôn đặt ra mục đích phấn đấu cho bản thân mình, họ luôn có một kế hoạch lâu dài, những dự định tốt đẹp và có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Thực tế cho chúng ta thấy, những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc thường chủ động tích cực, sáng tạo, tìm tòi những tri thức mới, tích cực hoạt động nhận thức, khám phá tri thức và sống đúng mực với mọi người và luôn muốn khẳng định nhân cách của mình.

Năng lực tự đánh giá của sinh viên, góp phần quan trọng trong việc tham gia các hoạt động xã hội và tự rèn luyện bản thân. Tự đánh giá là thể hiện thái độ đối với bản thân và kết quả biểu hiện các thuộc tính nhân cách, năng lực hoạt động, tự giáo dục. Sinh viên hoạt động trong môi trường lao động trí tuệ căng thẳng, luôn phải tìm tòi khám phá những tri thức khoa học về thế giới xung quanh. Trong môi trường đó, sinh viên không chỉ lớn lên về mặt tri thức, mà còn phát triển các chức năng tâm lý: tư duy, trí nhớ, tình cảm…Bên cạnh học tập, sinh viên còn tham gia vào các hoạt động xã hội: hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh, tư vấn mùa thi…đã làm khả năng tự đánh giá của sinh viên có những bước phát triển mới về mặt nhận thức và kinh nghiệm.

Biểu hiện thứ hai của tính đặc thù ở sinh viên chính là việc xây dựng kế hoạch để thực hiện nghề nghiệp mà mình đã chọn:

Trong quá trình học tập, sinh viên tiếp thu những tri thức từ các môn khoa học, tham gia các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội, nên xu hướng nghề nghiệp của sinh viên được hình thành và phát triển. Đó là ý định của cá nhân muốn sử dụng những tri thức, kinh nghiệm, năng lực của mình vào nghề nghiệp đã chọn.

Sự hình thành xu hướng nghề nghiệp ở sinh viên được xác định bởi tính ổn định hay không ổn định, bởi ưu thế của các động cơ xã hội và triển vọng phát triển ở từng cá nhân. Nội dung xu hướng nghề nghiệp được biểu hiện ở:

41

các động cơ liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai; mong muốn thực hiện tốt trách nhiệm công việc; tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề, những nhiệm vụ học tập phức tạp; có tình cảm nghề nghiệp và mong muốn thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp, những biểu hiện này liên quan đến thái độ, sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên. Đó là sự chuẩn bị cả về mặt sức khỏe, tinh thần và trí tuệ để đáp ứng yêu cầu công việc. Nó đảm bảo cho niềm tin đúng đắn vào nghề nghiệp trong tương lai, là cơ sở để khẳng định nhân cách và củng cố tình yêu vào lĩnh vực chuyên môn mà mình lựa chọn.

Nhân cách sinh viên

Trong xã hội mỗi cá nhân, mỗi con người ở những địa vị khác nhau đều có sự thể hiện nhân cách khác nhau, phù hợp với vị thế xã hội của con người đó. Ví dụ: nhân cách người chiến sỹ công an, người bộ đội, người lãnh đạo, hay nhân cách của người công nhân, của người giáo viên…Sinh viên một tầng lớp xã hội đặc thù, cũng tạo nên tính đặc thù trong nhân cách của mình. Xuất phát từ tính đặc thù của sinh viên, hoạt động chủ yếu của họ là học tập và bước đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học, nắm vững một lĩnh vực tri thức nghề nghiệp nhất định để sau này trở thành chuyên gia của nghề nghiệp đó. Nhân cách sinh viên là trường hợp cụ thể của nhân cách, là hình thức biểu hiện tính người ở một tầng lớp đặc thù. Xuất phát từ quan niệm này chúng ta có thể hiểu:

Nhân cách sinh viên là toàn bộ những năng lực, phẩm chất đạo đức của mỗi sinh viên, biểu hiện qua các hoạt động học tập, giao tiếp, ứng xử, giúp sinh viên tự điều chỉnh hành vi, tự đánh giá để hoàn thiện bản thân mình.

Nhân cách sinh viên là nhân cách của con người trẻ tuổi đang chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực nào đó của xã hội. Sinh viên đang trong giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực tâm sinh lý sang trưởng thành về phương diện xã hội (ổn định nhân cách). Trong thời kỳ này sinh viên có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Sinh viên xác định con

42

đường hướng tới tương lai, có kế hoạch cho hoạt động của mình, độc lập trong phán đoán hành vi, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu thể hiện mình trong một số lĩnh vực của cuộc sống.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này thế giới nội tâm của sinh viên có nhiều phức tạp và mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khả năng và ước mơ; điều kiện và kinh nghiệm; mong muốn học những môn học mình yêu thích với yêu cầu thực hiện toàn bộ chương trình học tập: số lượng thông tin qúa nhiều và thời gian xử lý thông tin quá ít. Sự phát triển nhân cách của sinh viên nằm trong một qúa trình biện chứng của các vấn đề nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn: là quá trình chuyển các yêu cầu bên ngoài vào ngay chính bên trong của bản thân họ, đây là quá trình tự vận động và hoạt động tích cực với mục tiêu cao nhất là đáp ứng các chuẩn mực của nghề nghiệp.

Cấu trúc nhân cách sinh viên

Trong luận án chúng tôi đã trình bày cấu trúc nhân cách bao gồm phẩm chất đạo đức và năng lực, ở cấu trúc nhân cách sinh viên tác giả luận án cũng tiếp cận theo cấu trúc này. Dựa trên kết quả khảo sát về niềm tin lý tưởng và định hướng giá trị cho sinh viên của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2008, cùng với kết quả khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi bước đầu khẳng định:

Về phẩm chất đạo đức của đại bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay: có niềm tin lý tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, phong phú, lối sống văn hóa, tình nghĩa, yêu lao động, có ý thức pháp luật, có trách nhiệm với gia đình, quê hương và cộng đồng.

Về mặt năng lực của sinh viên Việt Nam hiện nay nhìn chung: nỗ lực trong học tập, lao động, năng động, có tri thức khoa học, có khả năng tư duy độc lập và năng lực sáng tạo trong việc tiếp thu cái mới, thích ứng nhanh với những biến đổi của đời sống xã hội.

43

Nhân cách sinh viên Việt Nam thể hiện sự thống nhất những phẩm chất cá nhân tiêu biểu cho sự phát triển của sinh viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà đặc trưng của nó đó chính là tính chủ thể (tính độc lập, tự chủ, năng lực sáng tạo, có tri thức) đồng thời biểu hiện sự phát triển về mặt trí tuệ và tinh thần ngày càng cao, cũng như sự hoàn thiện về mặt thể chất ở họ.

Hiện nay, sinh viên Việt Nam đang sống, học tập và rèn luyện trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Họ đang đứng trước trọng trách nặng nề nhưng rất vẻ vang của đất nước giao phó: sinh viên là những trí thức trẻ trong tương lai và là lực lượng bổ sung cho nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là những người có tri thức, năng động, nhạy cảm, có khả năng tiếp thu những cái mới, có thái độ phê phán những cái sai, cái xấu, cái lạc hậu, bảo thủ; có quan niệm tích cực, tiến bộ về tự do, hòa bình, dân chủ, bình đẳng, nhân đạo, lối sống mới, nếp sống mới.

Ở độ tuổi sinh viên, nhận thức về cuộc sống, quan điểm sống đang trong quá trình hình thành và từng bước đi vào ổn định, lại chưa được trải nghiệm nhiều, do vậy, tính chưa vững chắc trong nhận thức và hành động, cộng với tính đặc thù của lứa tuổi nhiều khi dẫn đến những hành động tự phát, thiếu khách quan. Chính vì vậy, có một bộ phận sinh viên mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với chính trị, ý chí phấn đấu chưa cao. Một số sinh viên có lối sống cá nhân thực dụng, xa rời những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Suy giảm về đạo đức, lệch lạc về lối sống trong một bộ phận sinh viên ngày càng rõ, biểu hiện ở khuynh hướng vật chất hoá trong các quan hệ ứng xử, coi nhẹ các giá trị đạo đức truyền thống, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống được mệnh danh là “hiện đại”, theo kiểu “văn minh tiêu thụ”. Xuất hiện xu hướng sùng ngoại, sùng bái đồng tiền, đua

44

đòi ăn diện, đòi hưởng thụ vượt quá mức thu nhập cá nhân và gia đình cho phép. Không ít sinh viên đã vi phạm pháp luật, sa vào những tệ nạn xã hội như nghiện hút, uống rượu, mại dâm, đua xe, trộm cắp, vi phạm quy chế đào tạo. Biểu hiện lười học, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao. Do ảnh hưởng của lối sống tự do cá nhân, nhiều sinh viên hiện nay có cái nhìn khác trước đây về tình yêu, tình dục trước hôn nhân. Đặc biệt là vấn đề “yêu thử”, “sống thử”, trong một bộ phận sinh viên đã để lại những hậu quả nghiêm trọng, những hệ lụy xã hội đáng quan ngại.

2.2. TOÀN CẦU HOÁ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY

2.2.1. Toàn cầu hoá và xu thế tất yếu của toàn cầu hoá

Khái niệm toàn cầu hoá

Ngày nay, “Toàn cầu hóa” (Globalization) đang là xu thế khách quan diễn ra mạnh mẽ và phức tạp, nó tác động tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ.

Toàn cầu hóa có cả những tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực đối với hầu hết các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà trong khi toàn cầu hóa được đón nhận, cổ vũ ở nhiều nước đang phát triển thì phong trào chống toàn cầu hóa (Anti-globalization) lại diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… Tình hình đó đặt ra vấn đề buộc các quốc gia dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước chậm phát triển về kinh tế phải suy ngẫm để tìm ra phương thức hành động đúng đắn khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa này.

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới” [99, tr.598]; và chính “do bóp nặn của thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu

45

dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới” [99, tr.601]. Đến lượt nó, thị trường thế giới “thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế” [99, tr.602]. Và cũng chính

nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến tất cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của những giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục [99, tr.602].

Giai cấp tư sản trong quá trình phát triển, do nhu cầu về thị trường tiêu thụ, chúng đã mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Điều này cũng đã được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Vì luôn bị thúc đẩy bởi những nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi” [99, tr.601].

Những phân tích trên của C.Mác - Ph.Ăngghen cho thấy, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quốc tế hóa sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đã làm cho các nước gắn bó lại với nhau và tạo ra xu thế toàn cầu hóa.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “toàn cầu hoá” được sử dụng một cách tương đối rộng rãi vào những năm 1980 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, thuật ngữ này thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Ủy ban châu Âu: Toàn cầu hóa là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí