Đối Với Sở Gd & Đt Tỉnh Phú Thọ Và Và Phòng Gd Huyện Thanh Sơn

84% đồng ý kiến rất cần thiết, 82% đồng thuận tính khả thi rất cao. Cho thấy việc lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch tổng thể các trường tiểu học hiện nay là việc cấp thiết, các trường cần lưu ý tiến hành đề xuất kế hoạch ATGT của năm và tháng xuyên suốt trong kế hoạch tổng thể

Biện pháp Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường có 96% ý kiến rất cần thiết, 98% cho rằng rất khả thi. Điều này cho thấy các giáo viên ATGT hiện nay rất thiếu 01 hình mẫu giảng dạy ATGT cho các em, điều này tương tự các giáo viên tự “bơi” trong các kiến thức ATGT ít ỏi bằng chính những kiến thức tổng quan của mỗi người. Rõ ràng là thiếu sự định hướng trong công tác giảng dạy ATGT. Ban chỉ đạo công tác GD ATGT nên định hướng xây dựng những tiết giảng dạy ATGT bằng những kiến thức từ chính thực trạng địa phương và trước cổng trường. Đây hứa hẹn là biện pháp trọng tâm đem lại hiệu quả nhiều hơn mong đợi.

Biện pháp Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường có 91% ý kiến rất cần thiết và 92% cho rằng rất khả thi. Tâm lý đánh giá khen thưởng vẫn có tác dụng thiết thực đối với mọi đối tượng. Chúng ta có thể hiểu áp lực quản lý mỗi trường học và áp lực của các em học sinh khi rất nhiều cuộc thi phải hoàn thành, rất nhiều môn học phải hoàn tất. Nhưng kết quả khảo sát toàn trên 90%, điều này cho thấy việc trang bị thêm kiến thức ATGT đồng bộ đến mọi người là rất cấp thiết hiện nay. Các cuộc thi đua ATGT nên được chú trọng và tăng cường. Ban ATGT các trường cần cân nhắc điều này để thực thi cho nhà trường

Biện pháp Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. Có 97% cho rằng rất cần thiết, 94% đồng ý rất khả thi. Cũng là giá trị tích cực cho sự phối hợp các lực lượng ATGT trong và ngoài nhà trường. Các trường tiểu học địa bàn huyện Thanh Sơn cần chú trọng biện pháp này, để QL HĐ GDATGT đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Khảo nghiệm sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất, tác giả có cơ sở khẳng định: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT các trường tiểu học huyện Thanh Sơn là tương quan thuận và chặt chẽ. Giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn là rất phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Việc đề xuất một số biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, kế thừa, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Mỗi biện pháp luận văn đưa ra đều nêu rõ mục đích, nội dung và biện pháp thực hiện, các điều kiện để thực hiện thành công.

Gồm có 06 biện pháp:

Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh

Biện pháp 2: Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường

Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường

Biện pháp 4: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường

Biện pháp 6: Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học

Các biện pháp quản lý GD ATGT trong nhà trường nhằm giúp các nhà trường khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc GD ATGT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp, kết quả cho thấy, các biện pháp đều được đa số CB, GV, CMHS tán thành và tin tưởng vào sự thành công. Qua đó cũng khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp, thấy rõ mối liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Vì vậy việc thực hiện một cách đồng bộ cả 6 biện pháp sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác GD ý thức và kĩ năng cho học sinh khi tham gia giao thông, đồng thời qua đó cũng gián tiếp tác động đến ý thức của CMHS, giúp họ điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông, tạo nên hình ảnh đẹp trên các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Thanh Sơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Giao thông là nhu cầu thiết yếu trong mọi sinh hoạt của xã hội. Tỉ lệ dân số cao dẫn đến giao thông đòi hỏi cần phải có trật tự. Chính vì vậy, giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học để làm nền tảng ý thức giao thông ngay từ lứa tuổi trẻ nhỏ là việc cấp thiết. Hiện nay các nước trên thế giới hầu như đều bổ sung kiến thức từ chính khóa đến ngoại khóa ATGT cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, điều kiện giao thông ở nước ta vẫn còn hạn hẹp, việc giáo dục ATGT đến các em học sinh tiểu học cần có sự quản lý chỉnh thể để các hoạt động diễn ra đồng bộ, phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần tạo nên những con người hiểu biết pháp luật một cách có hệ thống, những công dân sống và làm việc theo pháp luật.

Nhận thức ATGT của các em học sinh lứa tuổi tiểu học nhìn chung còn rất thấp, vì lứa tuổi của ý thức đang thành hình. Vì vậy giáo dục ý thức ATGT ở lứa tuổi này là rất cần thiết để các em có những kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu trong việc thực hiện ATGT. Từ nhận thức đó, tác giả đã nghiên cứu các lý luận về GD ATGT, quản lý GD ATGT, phân tích và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản như: khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục, mục đích GD ATGT, nội dung, hình thức giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học, vai trò của chủ thể quản lý và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý GD ATGT trong nhà trường. Tất cả những cơ sở lý luận đó giúp tác giả có nền tảng để nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GD ATGT, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất.

Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, tác giả nhận thấy công tác GD ATGT đã được các nhà trường quan tâm thực hiện trong những năm qua. Thông qua kết quả khảo sát, bước đầu cho thấy công tác quản lý và giáo dục ATGT cũng đã đạt được những kết quả nhất định song hiệu quả giáo dục chưa cao, thể hiện ở việc vẫn còn HS vi phạm luật giao thông, vẫn còn hiện tượng ách tắc giao thông trước cổng trường, vẫn

còn các Ban chỉ đạo ATGT nhà trường chưa thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của mình,… Những ưu - khuyết điểm cùng các nguyên nhân khách quan chủ quan chính là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GD ATGT trong các nhà trường.

Giáo dục ATGT là một phần của giáo dục toàn diện, hoạt động giảng dạy ATGT là trách nhiệm của các giáo viên. Tất cả những nhà lãnh đạo - người CBQL đều phải có trách nhiệm và đặc biệt là những người CBQL trong ngành giáo dục phải tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động GDATGT hữu hiệu nhất. Ở nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu khảo sát thực tiễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, và căn cứ vào đó bằng những lý luận khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho các em học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao, không những cho học sinh mà cả giáo viên, không những cho riêng hoạt động GD ATGT mà còn là các mặt thi đua của các trường tiểu học. Trong đó, 06 biện pháp được đề xuất là:

Biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh

Biện pháp 2: Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường

Biện pháp 3: Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường

Biện pháp 4: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường

Biện pháp 6: Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học

Các biện pháp đã được khảo sát tính cần thiết và khả thi đều nhận được ý kiến đồng thuận cao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông của các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD & ĐT tỉnh Phú Thọ và và phòng GD huyện Thanh Sơn

Cần có thêm các chương trình hoạt động phổ biến kiến thức ATGT ngoài học đường, tăng cường các lớp tập huấn ATGT đến các hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên các trường tiểu học

Sở GD&ĐT cần có đề xuất tài chính cho hoạt động GD ATGT trường học, và tài chính cho các hoạt động ngoại khóa ATGT cấp trường, tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng kiến thức – kỹ năng ATGT cho cán bộ giáo viên cấp trường học. Cần tổ chức những cuộc thi ATGT các cấp dành cho các em học sinh tiểu học.

2.2. Đối với Ban chỉ đạo công tác giáo dục ATGT các trường tiểu học huyện Thanh Sơn

Ban ATGT cần khảo sát và lên kế hoạch năm học ATGT gần sát với thực tiễn nhất, xác định cụ thể các mục tiêu GD ATGT trong bản kế hoạch. Đảm bảo vai trò lãnh đạo, tinh thần GD ATGT cho học sinh đến các CMHS-PHHS.

Bổ sung nội dung tuyên truyền-giáo dục ATGT cho CMHS-PHHS trong những buổi sinh hoạt với CMHS-PHHS.

Đề xuất hỗ trợ thêm tài chính, chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC cho hoạt động giảng dạy và sinh hoạt ATGT trong và ngoài nhà trường, triệt để, tích cực đốc thúc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức ATGT cho các đối tượng cán bộ- giáo viên.

Luôn trù bị chuẩn xác thời gian thực hiện các hoạt động GD ATGT trong và ngoài nhà trường, và lựa chọn đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động ATGT.

Cần phối hợp lực lượng ATGT xã, huyện tổ chức sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy ATGT và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, giám sát chặt chẽ công tác giảng dạy môn học ATGT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Ban Bí thư TW Đảng CSVN (2012), Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của BBT Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy

nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

2.

Ban CH TW Đảng CSVN, Kết luận của BBT (2019), Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội

địa và khắc phục ùn tắc giao thông,

3.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Hà Nội.

4.

Báo Dân sinh, số ra ngày 29/12/2019, số liệu thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia về tai nạn giao thông năm 2019.

5.

Báo Nhân Dân, số ra ngày 29/11/2019, Tai nạn giao thông thiệt hại tới 2,5% GDP toàn cầu mỗi năm

6.

Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Hà Nội.

7.

Bộ Giáo dục và đào tạo - Kế hoạch số 417/KH-BGD&ĐT ngày 17/5/2019

tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019 – 2021.

8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Quản lý chuyên môn ở trường tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các nhà trường

phổ thông giai đoạn 2008 - 2013, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 16


10.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ

năng, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

11.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

12.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội.

13.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tư số 03/VBHN-BGD&ĐT ngày 22/01/2014.

14.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị số 2268/CT- BGD&ĐT ngày 8/8/2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019- 2020, Hà Nội.

15.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo thông tư số 20/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22/8/2018.

16.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018.

17.

C. Mác và Ăng- ghen (1993), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.

Bùi Xuân Cậy (2007), Đường đô thị và tổ chức giao thông, Nxb Giao thông vận tải.

19.

Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.

20.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Lý luận QLGD và quản lý nhà trường, Trường CBQL GD&ĐT TƯ1 Hà Nội.

21.

Nguyễn Như Chiến (2009), Nghiên cứu hành vi chấp pháp luật giao thông đường bộ của học sinh THCS, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Viện Tâm lý học.

22.

Chính phủ (2001), Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2001, Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ

thống giáo dục quốc dân.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí