86
cho đến tinh thần. Đứng đầu làng là “già làng”, người có trách nhiệm quán xuyến đời sống mọi mặt của cộng đồng từ quân sự đến kinh tế, sinh hoạt tinh thần. Già làng chỉ đại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng, chịu trách nhiệm trước dân làng về: thiên tai, dịch bệnh, mất mùa.
Sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như lễ cúng bến nước, cúng cầu mưa, cúng trừ dịch bệnh, hay là công việc riêng của từng gia đình như lễ đặt tên, cầu sức khoẻ của từng người, cưới xin, ma chay, mừng nhà mới là công việc của mọi người trong làng. Mọi người cùng nhau góp rượu, thịt để dâng cúng thần. Khi mùa màng thu hoạch tốt, được mùa, sinh con khoẻ, đón dâu hiền rể thảo, dọn nhà mới mọi người cùng góp vui. Còn lỡ may gặp chuyện buồn thì mọi người cùng nhau chia sẻ, đùm bọc nương tựa lẫn nhau. Trong sinh hoạt cộng đồng mọi người cùng làm, cùng hưởng, cả cộng đồng cùng nhau gánh vác.
Ở Tây Nguyên tính cộng đồng cao là một trong những đặc trưng cơ bản, tiêu biểu hình thành nên các hệ giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc nơi đây. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng chi phối đời sống kinh tế - xã hội và sinh hoạt văn hoá, đã trở thành nếp sống, suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi người, mọi gia đình. Đây chính là những chuẩn mực và giá trị về đạo lý, nhân cách được hình thành như một nguyên tắc quy định cách thức ứng xử trong cộng đồng. Những “nguyên tắc” này không chỉ có giá trị, ý nghĩa trong lịch sử, mà nó còn phát huy tác dụng trong giai đoạn hiện nay; ảnh hưởng to lớn, sâu rộng trong đời sống xã hội, trong đó có sinh viên. Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng được các thế hệ đồng bào các dân tộc Tây Nguyên gây dựng, bồi đắp đang được kế thừa, phát huy trong bối cảnh hiện nay, có thể được coi là một trong những “cơ sở” để giáo dục ý thức, tinh thần tập thể cho sinh viên Tây Nguyên, với tư cách là một trong những nguyên tắc của đạo đức mới.
Trong truyền thống văn hoá đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, tinh thần hiếu học của dân tộc chưa được thể hiện một cách rõ nét. Trong xã hội
87
Tây Nguyên cổ truyền, mọi người tích luỹ kiến thức từ nhiều mặt, rất đa dạng và phong phú. Điều đó thể hiện ở việc tiếp thu các kiến thức về lao động sản xuất trong nông nghiệp: săn bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải. Tiếp thu kiến thức về lao động chế tác: các vật dụng liên quan đến sản xuất nông nghiệp (dao, móc trỉa hạt, cuốc), các công cụ liên quan đến các loại âm nhạc (cồng chiêng, đàn gió, đàn t’rưng). Học tập kiến thức xã hội: lệ làng, các nghi thức tín ngưỡng, cách tổ chức của làng, thông qua các bài giảng hoặc kể chuyện của già làng trong sinh hoạt cộng đồng ở nhà Rông, nhà Dài. Đồng bào học tập kiến thức văn học nghệ thuật: kể chuyện sử thi, truyện truyền thuyết về làng, về dòng họ, ca hát, đánh cồng chiêng, chơi các nhạc cụ.
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên học tập các kiến thức chỉ là những kỹ năng mang tính phổ thông, phổ cập đối với toàn bộ xã hội. Mọi người có thể biết được các kiến thức đó để tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tạo nên cuộc sống cho bản thân và gia đình. Còn tri thức khoa học - nhất là khoa học tự nhiên dường như còn bỏ trống. Những tri thức khoa học cơ bản có tính hàn lâm không được quan tâm, thậm chí dường như không biết đến - chính vì vậy mà trình độ văn hóa của đông đảo bà con nơi đây, kể cả một số lớn thanh niên, nhìn chung rất thấp. Đây là một trong những trở ngại rất lớn, ảnh hưởng không tốt đến ý thức học tập, nâng cao trình độ học vấn ở một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Điều đó cũng đồng nhất với những khó khăn, trở ngại trong việc giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc để phát triển năng lực trong nhân cách thanh, thiếu niên nói chung, sinh viên nói riêng. Đã có ý kiến nhận định rằng:
Trong xã hội Tây Nguyên cổ truyền chưa có hình thức truyền thụ kiến thức, dù là hình thức truyền thụ bằng miệng, chưa có việc thầy truyền nghề cho trò và trò học nghề. Vì vậy, có thể nói xã hội Tây Nguyên trước đây chưa có hình thức tổ chức giáo dục, chưa hoạt động giáo dục thực sự [38, tr.139].
88
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 9
- Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 10
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Ở Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Những Kết Quả Đạt Được Từ Phía Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Học Tập, Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc
- Những Hạn Chế Đối Với Việc Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối
- Những Hạn Chế Ở Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Đối Với Việc Kế Thừa Và Phát Huy Các Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Dân Tộc Nhằm Xây Dựng Nhân
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá cùng với tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đang làm thay đổi bộ mặt mảnh đất Tây Nguyên. Bên cạnh những thay đổi tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần, quá trình đó cũng làm cho một bộ phận không nhỏ người dân Tây Nguyên, đặc biệt là thế hệ trẻ, ít tham gia vào các hoạt động văn hoá truyền thống như nhảy, múa, hát, cồng chiêng, nghe kể chuyện sử thi và khan bên bếp lửa nhà Rông, đặc biệt có
Một bộ phận thanh niên các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên bắt đầu tỏ ra không thích, thậm chí tự ti với các nhạc cụ, những điệu múa hát của dân tộc mình. Các điệu múa uyển chuyển không thể thiếu trước đây, thì bây giờ đang được thay thế bằng các nhạc điệu, điệu nhảy Disco, Pop, Rock, Rap tại nhiều đô thị trên vùng đất Tây Nguyên. Những giá trị văn hoá rất tự hào như không gian cồng chiêng và sử thi Tây Nguyên được thế giới công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị phai nhạt và ngày càng bị thu hẹp, bị biến dạng và mất dần bởi tác động tiêu cực của kinh tế thị trường [84, tr.273].
Tất cả đó đang đặt ra cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đứng trước những thách thức lớn. Trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng. Chính sự xâm hại của môi trường văn hóa “lai căng, thiếu lành mạnh” đang diễn ra trong một bộ phận thanh niên, sinh viên đã gây và gây nên những khó khăn nhất định trong việc hình thành, phát triển nhân cách ở sinh viên khu vực Tây Nguyên. Việc chạy theo văn hóa ngoại lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục lòng yêu nước, lối sống của sinh viên. Mỗi một khi sinh viên bị lôi cuốn, thu hút vào thứ văn hóa sống gấp, hưởng thụ, thiếu ý thức, tinh thần học tập sẽ giảm sút, do đó, cơ hội để phát triển năng lực sẽ không nhiều.
89
Tuy còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng giáo dục - đào tạo ở Tây Nguyên sau gần 30 năm đổi mới đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Riêng Đại học Tây Nguyên hơn 30 năm qua đã đào tạo được khoảng 1.600 sinh viên người dân tộc thiểu số trong khoảng 50.000 sinh viên. Đây là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy Tây Nguyên phát triển. Những thành tựu trong văn hóa, giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của sinh viên cũng như ý thức phấn đấu, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên nơi đây.
3.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY
Cho đến năm 2010 toàn vùng Tây Nguyên có 3 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 3 phân hiệu đại học với tổng số sinh viên 53.619 [8, tr.157].
Về mặt sinh học: sinh viên khu vực Tây Nguyên tuổi đời trung bình từ 18 - 23 tuổi, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, đang trong quá trình phát triển hoàn chỉnh về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Hiện tại, sinh viên ở nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống, nhất là về khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Điều kiện sống của sinh viên khu vực Tây Nguyên nhìn chung còn thấp, số lượng sinh viên cử tuyển vào học các trường đại học, cao đẳng tương đối nhiều, chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa trong khi điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn rất nhiều hạn chế.
Về mặt xã hội: sinh viên khu vực Tây Nguyên có sự đa dạng, phong phú trong cách ứng xử, lối sống, điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Riêng Đại học Tây Nguyên có 34 dân tộc anh em cùng học tập và sinh hoạt, điều đó đã tạo ra gam màu đa sắc trong văn hoá sinh viên khu vực Tây Nguyên. Những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trong sinh viên khu vực Tây Nguyên thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá đa tộc người. Sinh viên dân tộc thiểu
90
số ở Tây Nguyên là những con người rất say mê âm nhạc, có khả năng đặc biệt cả về thẩm âm lẫn trình diễn các loại nhạc cụ. Đặc biệt phải kể đến nhạc cụ cồng chiêng và âm nhạc cồng chiêng.
Một thực tế đang diễn ra trong nội bộ sinh viên khu vực Tây Nguyên đó là sự xa cách giữa sinh viên giàu với sinh viên nghèo, giữa sinh viên dân tộc thiểu số với sinh viên dân tộc kinh. Sở dĩ có hiện tượng này là do có sự khác biệt về văn hoá, về tập quán, sự chênh lệch về chỉ số IQ, về sự đầu tư cho giáo dục của các gia đình ở khu vực Tây Nguyên.
Về mặt tâm lý: trong môi trường văn hóa truyền thống, tập quán, phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã tạo ra đời sống tâm lý đa dạng cho sinh viên, nhất là về cách ăn mặc, ngôn ngữ, sinh hoạt theo buôn làng, các lễ nghi, tín ngưỡng, tâm lý trông chờ, ỷ lại và lệ thuộc vào tự nhiên.
3.2.1. Những kết quả đạt được từ phía chủ thể đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên chịu tác động từ nhiều chiều, nhiều chủ thể khác nhau, trong phạm vi luận án tác giả chỉ tập trung bàn đến vai trò nhà trường, gia đình, với tư cách là “những” chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Thứ nhất, vai trò của các trường đại học và cao đẳng khu vực Tây Nguyên đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát nhân cách sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, vai trò của nhà trường thông qua các tổ chức trong trường học là hết sức quan trọng. Thời gian qua, các tổ chức: Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên các trường đại học và cao đẳng khu vực Tây Nguyên đã có những thay đổi trong việc truyền thụ các giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách cho sinh viên. Công tác giáo dục giá
91
trị đạo đức truyền thống luôn được tổ chức sâu rộng trong đời sống sinh viên thông qua các bài giảng trên lớp của đội ngũ giảng viên, thông qua các phong trào hoạt động trong trường học. Tại các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên, Đảng uỷ, Ban giám hiệu đã thành lập đội ngũ báo cáo viên, hỗ trợ cho Đoàn nguồn kinh phí để xây dựng các tư liệu sinh hoạt Đoàn, phòng truyền thống Đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Các trường: Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt đã xây dựng những bản tin văn hoá lưu hành nội bộ, có loa phát thanh để phục vụ công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói riêng.
Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tây Nguyên đã mở các sân chơi giải trí lành mạnh để tập hợp định hướng giá trị thẩm mỹ cho sinh viên, giúp sinh viên tránh xa các tệ nạn xã hội. Trường Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt, Cao đẳng sư phạm Đăk Lăk, Cao đẳng sư phạm Gia Lai đã đầu tư nguồn lực để chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần của sinh viên như xây dựng các tụ điểm sinh hoạt văn hoá (nhà thi đấu đa năng, nhà rông văn hoá). Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, tình yêu thương con người hay đức tính cần cù, tiết kiệm, giáo dục pháp luật, giáo dục lối sống cho sinh viên được triển khai và hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động giáo dục giá trị truyền thống của dân tộc được triển khai thông qua các cuộc thi viết, thi sân khấu hoá, thi báo cáo viên giỏi, thi đội tuyên truyền ca khúc cách mạng. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tấm gương sinh viên dân tộc tiêu biểu, sinh viên dân tộc sống đẹp, sống có ích được các Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức. Từ các sân chơi đó, giá trị đạo đức truyền thống đi sâu vào nhân cách của mỗi sinh viên, tạo động lực cho sinh viên phát huy các năng lực trong học tập và lao động.
Công tác giáo dục lòng yêu nước được tiếp tục triển khai sâu rộng, đa
dạng, phong phú về hình thức và dưới nhiều quy mô khác nhau như: tổ chức mít
92
tinh, hội trại, liên hoan dân ca và ca khúc cách mạng, du khảo về nguồn, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Tổ chức hoạt động xã hội, khám chữa bệnh phát thuốc của Hội sinh viên khoa Y - Dược đại học Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm góp phần làm thay đổi tư tưởng, nhận thức, hành động của sinh viên, được dư luận xã hội đánh giá cao. Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tây Nguyên đã tổ chức tốt đợt sinh hoạt chính trị “tiếp lửa truyền thống tuổi 20” với nhiều hình thức phong phú, sinh động từ cấp chi đoàn đến cấp khoa, cấp trường. Những phong trào đó tạo sức lan toả, sự đồng cảm sâu rộng có tác dụng sâu sắc trong công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống cách mạng cho sinh viên, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đang ngày đêm nhằm vào đối tượng học sinh, sinh viên.
Công tác giáo dục truyền thống được tiến hành thường xuyên với các hình thức và nội dung phong phú như tổ chức 268 cuộc hành trình về nguồn, thăm lại chiến trường xưa; sử dụng tài liệu tuyên truyền bằng 3 thứ tiếng Kinh - Jrai - Bana với các hình ảnh trực quan trong công tác giáo dục thế hệ trẻ [41, tr.123].
Nội dung chương trình giảng dạy giá trị đạo đức truyền thống trong các trường đại học và cao đẳng khu vực Tây Nguyên được thực hiện thông qua nội dung và hình thức, phương pháp giảng dạy của các môn học: Đạo đức học, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Dân tộc học, các môn Lý luận chính trị, Lịch sử tư tưởng Việt Nam… các môn khoa học này góp phần to lớn trong việc cung cấp tri thức khoa học, cơ sở lý luận cho sinh viên trong việc xác lập thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng. Cùng với hệ thống các môn học đó, sinh viên được tiếp thu và hiểu biết sâu sắc giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc qua các hình tượng anh hùng trong lịch sử dân tộc Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến tên đất, tên người ở Tây Nguyên đã ghi vào lịch sử dân tộc: tên địa danh như chiến khu Dlieya, căn cứ buôn Hoàng, căn cứ Cư Prao, làng Stơr, An Khê, Plâyme, Đăk Tô, Tân Cảnh, Buôn Ma Thuật; tên các anh hùng như Ama Jhao,
93
Nơ Trang Gưh, Nơ Trang Lơng, Y Jút và Y Út, Đinh Núp, Rơ Ô Cheo, Y Khu Niee KDăm, Đinh Nghít…mãi mãi là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho sinh viên khu vực Tây Nguyên học tập, noi theo, hoàn thiện nhân cách của mình.
Với tư cách chủ thể có vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức truyền thống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay, Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn khu vực Tây Nguyên đã quan tâm, chú ý tạo những điều kiện, những cơ chế, chính sách, nguồn lực vật chất và tinh thần tốt nhất trong khả năng của mình để mỗi sinh viên có cơ hội tiếp thu và kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Sinh viên càng tự hào hơn về truyền thống của dân tộc, trên cơ sở đó hình thành tình cảm đạo đức và thể hiện ra bằng hành động trong học tập và nghiên cứu khoa học. Khi các giá trị đạo đức đi sâu vào tâm lý, tình cảm của sinh viên, họ sẽ tự nguyện thực hiện các chuẩn mực đạo đức đó một cách tốt nhất, họ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Làm cho các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc dần đi sâu vào cấu trúc nhân cách sinh viên, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân cách của họ, ra sức rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.
Thứ hai, vai trò của gia đình đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và trưởng thành. Gia đình không chỉ là mái ấm, là nơi con trẻ được chăm lo về vật chất và tinh thần, đó còn là môi trường giáo dục đầu tiên để con người hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi con người từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng thành, con người luôn có các mối quan hệ với xã hội nhưng đã bị khúc xạ bởi quan hệ gia đình, thông qua quan hệ gia đình dưới