Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên Việt Nam Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hoá

46

Trong báo cáo về phát triển con người năm 1999, chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, toàn cầu hóa không mới, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hóa có tính chất riêng biệt. Sự hẹp lại của không gian và sự biến mất của các đường biên giới đang gắn kết cuộc sống của mọi người với nhau như một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa, toàn cầu hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên của tổng thể các nước trên toàn thế giới, do việc gia tăng khối lượng và sự đa dạng trao đổi xuyên biên giới các sản phẩm dịch vụ cũng như do luồng vốn quốc tế đồng thời với việc phổ biến công nghệ ngày càng rộng khắp.

Từ góc độ kinh tế, có nhiều quan niệm nhìn nhận, toàn cầu hoá là xu hướng bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường; là hệ thống mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Ở khía cạnh văn hóa, cho rằng, toàn cầu hóa là sự mở rộng biên độ trong giao lưu, tiếp nhận các giá trị văn hóa nhân loại. Nhưng cũng đặt ra lưu ý đối với các nước hội nhập quốc tế phải chủ động đấu tranh với những hiện tượng phản văn hóa, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc; khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường giá trị nhân văn; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các tác giả trong cuốn sách “Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện đại hội IX của Đảng”, đã chỉ rõ:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt các biến cố có quan hệ lẫn nhau từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới. Toàn cầu hóa khiến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, làm sâu sắc hơn chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế, kích thích gia tăng sản xuất không chỉ ở cấp độ quốc gia, mà còn mở rộng ra trên toàn thế giới [32, tr.94-95].

47

Mặc dù, còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản có hai quan niệm tiếp cận vấn đề toàn cầu hóa: quan niệm tiếp cận toàn cầu hóa theo nghĩa rộng và tiếp cận toàn cầu hóa theo nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa được xác định như là một hiện tượng hay một quá trình làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế trên nhiều mặt của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, môi trường…) giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực.

Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa được hiểu là toàn cầu hóa kinh tế, chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực kinh tế. Phần lớn các nhà kinh tế xem toàn cầu hóa là quá trình kinh tế vĩ mô. Hay nói cách khác, họ thường xem xét toàn cầu hóa dưới góc độ kinh tế, như là quá trình kinh tế, một hiện tượng kinh tế có tính toàn cầu.

Theo chúng tôi, mỗi quan niệm trên đều có điểm hợp lý nhất định có thể kế thừa. Từ cách tiếp cận của mình, chúng tôi cho rằng: Toàn cầu hoá là sự mở rộng biên độ gia tăng liên kết, ảnh hưởng sâu sắc trên phạm vi toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bằng nhiều phương thức khác nhau mà xuất phát điểm của nó là từ kinh tế và chủ yếu là kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

- Xu thế tất yếu của toàn cầu hoá

Toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan, bắt nguồn từ xã hội hóa sản xuất cao trên thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Mặc dù quá trình toàn cầu hóa đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, nên có nhiều mặt tiêu cực đe dọa độc lập và chủ quyền của các nước đang phát triển; nhưng nó vẫn gần như lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, bởi những mặt tích cực nhất định của nó.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 7

Về tác động tích cực, toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng. Toàn cầu hóa thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản

48

xuất, đưa lại sự phát triển kinh tế cao. Toàn cầu hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác và các dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thế giới. Phân công lao động quốc tế trở nên sâu, rộng khắp toàn cầu. Xu hướng mới của phân công lao động quốc tế là: diễn ra trên phạm vi ngày càng rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực và với tốc độ nhanh; phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa loài người từng bước tiến vào kinh tế tri thức. Khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàm lượng chất xám được kết tinh trong sản phẩm ngày càng cao. Những nước nào có nền công nghệ cao thì sẽ có khả năng cạnh tranh lớn, ngược lại những nước kém phát triển với trình độ khoa học công nghệ thấp thì khả năng canh tranh thấp.

Toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo khoa học - công nghệ, tổ chức quản lý, sản phẩm và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với nhiều dân tộc. Ở nhiều nước, thành quả này đến từng gia đình, từng người dân, tạo nền móng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển.

Toàn cầu hóa tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam: từ các nguồn vốn, nguồn tri thức (khoa học công nghệ - văn hóa, xã hội), kinh nghiệm về quản lý cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. Toàn cầu hóa gây sức ép gay gắt về cạnh tranh cũng như hiệu quả đối với nền kinh tế, mỗi nền kinh tế muốn cạnh tranh được thì phải chú ý tới chất lượng, yếu tố thời gian, tăng giá trị thặng dư để có sức mạnh cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong kinh tế. Mặt khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển.

Toàn cầu hóa thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng trao đổi về văn hóa - lịch sử giữa các quốc gia. Góp phần làm đa dạng và

49

phong phú đời sống tinh thần của các nước nhờ sự tiếp biến giữa các nền văn hóa. Với lợi thế này, toàn cầu hóa đã giúp nâng cao dân trí, làm cho con người có nhiều điều kiện để phát triển về vật chất lẫn tinh thần.

Những cơ hội do toàn cầu hóa tạo ra là rất lớn. Sự nhất thể hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế, một mặt, thu hút tất cả các nước vào guồng máy kinh tế chung của khu vực hay thế giới, nhờ vậy mà các nước nhỏ có cơ hội sử dụng các khả năng để phát triển và mở rộng các quan hệ kinh tế.

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đang chứa đựng những thách thức và một loạt nguy cơ lớn không thể xem thường.

Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Gây bất ổn định về mọi mặt hoạt động và đời sống con người nhất là: việc làm, an ninh quốc gia, hệ thống kinh tế - tài chính. Toàn cầu hóa làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp: sự canh tranh khốc liệt trong quá trình toàn cầu hóa làm cho hàng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, chuyển đổi kinh doanh hoặc phá sản và ngừng hoạt động, khiến nhiều người mất việc làm.

Dưới tác động của toàn cầu hóa, quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các nhà nước - dân tộc phần nào bị thu hẹp, nó làm rung chuyển nền tảng đời sống của các quốc gia, đồng thời đặt ra những vấn đề nhạy cảm. Vấn đề môi trường đã và đang trở thành vấn đề nóng cần được quan tâm trong quá trình toàn cầu hóa của các quốc gia trên thế giới.

Toàn cầu hóa làm cho nhiều nền văn hóa dân tộc có nguy cơ bị mai một, bị đồng hóa bởi văn hóa bên ngoài, thậm chí rất dễ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Nguy cơ “đồng nhất hóa”, “phương Tây hóa”, “Mỹ hóa” những giá trị văn hóa của các dân tộc đang là thử thách lớn, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đang bị thu hẹp tầm ảnh hưởng. Trên thực tế đang có tình trạng áp đặt một số giá trị văn hóa do các nước tư bản phát triển thực hiện, điều đó đang gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển các giá trị văn hóa dân tộc ở các nước chậm phát triển.

50

Sớm nhận thức được xu thế khách quan của quá trình toàn cầu hóa, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chủ động hội nhập kinh tế thế giới và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực: Chính trị, văn hóa, xã hội…Tại Đại hội lần thứ XI Đảng ta đã khẳng định:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới [35, tr.83].

Xuất phát từ những chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, sau gần 30 năm đổi mới chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về hội nhập quốc tế, về kinh tế đối ngoại và chính trị đối ngoại, nhờ đó góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

2.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền lại cho sinh viên những giá trị đạo đức mà các thế hệ đi trước để lại. Giúp sinh viên nhận ra các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị nhân văn, nhân ái, góp phần nhân đạo hóa con người để hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa. Cho nên, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thể hiện ở nhiều chủ trương, đường lối, chính sách phát triển con người nhân văn, nhân ái. Trong quá trình đổi mới đất nước, với đường lối đối ngoại mở rộng quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống, đây là cơ hội lớn để đất nước chúng ta giao lưu, học

51

hỏi và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trước bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình mở rộng quan hệ quốc tế, giao lưu văn hoá, không tránh khỏi những va chạm, đụng độ giữa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với các trào lưu, lối sống xa lạ, sản phẩm văn hóa độc hại làm suy đồi đạo đức.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, nó giúp cho sinh viên thấy được ý nghĩa to lớn nhiều mặt của các giá trị đạo đức truyền thống, trên cơ sở đó sinh viên kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử mới; hình thành ở họ những nhân cách phát triển toàn diện. Vai trò đó thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên sẽ góp phần củng cố và phát huy các giá trị đó ở sinh viên trong hoàn cảnh lịch sử mới, hình thành ở sinh viên những phẩm chất nhân cách cần thiết.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống giúp cho sinh viên hiểu biết về văn hoá tinh thần dân tộc, nâng cao chủ nghĩa yêu nước và niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, khi mà môi trường văn hóa “bị xâm hại”, một số giá trị đạo đức truyền thống có nguy cơ bị phai nhạt dần trong đời sống xã hội, hàng loạt các giá trị mới được thiết lập làm đảo lộn các quan hệ ứng xử, nhất là trong giới trẻ. Khi không ít học sinh, sinh viên mơ hồ ý thức dân tộc, về lịch sử của dân tộc mình (điểm môn thi lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 thấp nhất trong năm năm trở lại đây: “nhiều trường Đại học có 98% bài thi môn sử dưới điểm trung bình” [140]); trong bối cảnh đó giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, nhất là giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Từ góc độ đạo đức, nếu “dân ta” mà không biết “sử ta”, lòng yêu nước - với tư cách là giá trị cao nhất trong thang giá trị đạo đức Việt Nam nhất định bị mai một, ảnh hưởng không tốt đến giáo dục thế hệ trẻ về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình

52

đối với các vấn đề của đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương: “Góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [35, tr.223].

Coi trọng giá trị đạo đức truyền thống có thể coi là một trong những nét đặc thù của dân tộc Việt Nam, đây là một tài sản văn hóa tinh thần của con người Việt Nam, cốt cách Việt Nam cần phải giữ gìn và phát huy, đồng thời bổ phải sung thêm những nội dung mới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chẳng hạn, yêu nước không chỉ dừng lại ở nội dung bảo vệ đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, mà đó còn là ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội, góp phần đưa đất nước phát triển thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Cần cù không chỉ dừng lại ở chịu khó, siêng năng trong bối cảnh hiện nay đó còn là sự tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, tổng kết kinh nghiệm quản lý kinh tế thị trường. Hay tình yêu thương con người không chỉ biểu hiện ở thái độ quý trọng và bảo vệ con người. Tình yêu thương đó đòi hỏi chúng ta phải biết bảo vệ môi trường sống, tôn trọng các quy tắc chuẩn mực trong sinh hoạt cộng đồng; phải biết đấu tranh không khoan nhượng với những cái ác; với mọi áp bức bất công, mọi hành vi vô nhân đạo, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của con người, phải biết mang lại niềm vui cho con người. Hành vi “hôi bia” của hàng chục, thậm chí của cả trăm người dân diễn ra vào ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại vòng xoay Tam Hiệp (phường Bình Đa, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) khi một chiếc xe tải chở bia từ Thành phố Hồ Chí Minh về Bình Thuận gặp nạn, cho thấy phần nào sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận dân cư, đi ngược lại truyền thống đạo đức dân tộc: bầu ơi thương lấy bí cùng; một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Hành vi này không chỉ vi phạm những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống mà thậm chí còn vi phạm pháp luật. Theo báo

53

Lao Động (ngày 12/12/2013), công an Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra hành vi chiếm đoạt tài sản theo điều 137 Bộ Luật Hình sự.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên là góp phần trang bị những phẩm chất đạo đức trong sáng, ý chí kiên cường, cung cách ứng xử đúng mực, đây chính là cơ sở để phát triển năng lực của sinh viên. Trong cấu trúc nhân cách của sinh viên năng lực chỉ thực sự phát triển, phát huy tác dụng khi sinh viên có lòng yêu nước, nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bảo lớn lao, cần cù và sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức trong nhân cách sinh viên.

Thành tố đạo đức trong cấu trúc nhân cách con người một mặt được hình thành một cách tự phát, mặt khác chủ yếu hơn nó được hình thành một cách tự giác, thông qua giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, trong đó có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống.

Những giá trị đạo đức nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng sẽ góp một phần nhất định trong việc nhân đạo hóa con người và xã hội loài người. Đối với sinh viên, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ giúp cho họ hiểu biết một cách sâu sắc những giá trị đạo đức đã được các thế hệ cha ông đi trước xây dựng nên với tư cách là giá trị tinh thần cao đẹp, làm nên sự đa dạng trong bản sắc Việt Nam và cốt cách con người Việt Nam. Xây dựng nên một tầng lớp sinh viên có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân cách con người Việt Nam hiện đại: yêu nước; yêu lao động, nhân văn, nhân ái; sống vì tập thể, cộng đồng; yêu tự do, yêu hòa bình; tiến bộ và dân chủ.

Với đặc điểm là trẻ tuổi, có tri thức và dễ dàng tiếp thu cái mới, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hoá tiến trình giao lưu quốc tế, sinh viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022