Việc lập kế hoạch GD ATGT năm học hiện nay hầu như mới dựa trên việc rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm của năm học vừa qua và mục tiêu giáo dục năm tiếp theo của Bộ ngành đề ra mà chưa có sự quan tâm thích đáng. Bên cạnh đó, ngoài môn ATGT còn có nhiều môn học khác, điều kiện trù bị thời gian cho hoạt động và giảng dạy các nội dung giáo dục trong nhà trường khó chính xác.
Cán bộ quản lý các cấp cũng như GV trực tiếp thực hiện công tác GD ATGT đều là kiêm nhiệm, chưa thực sự chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức các hoạt động GD ATGT. Việc tổ chức tuyên truyền hay tập huấn chuyên môn về GD ATGT cũng chưa được tiến hành thường xuyên.
Điều kiện CSVC các trường học hoàn toàn bị động vì nhiều yếu tố mà chính nhất là các nhà trường có diện tích sân bãi hẹp, không có nơi để giảng dạy thực hành giao thông. Kinh phí hỗ trợ cho các sáng kiến giảng dạy ATGT còn hạn hẹp.
Các buổi tập huấn định kỳ của Ban ATGT huyện Thanh Sơn về thời lượng không đủ, nội dung tập huấn chưa triệt để các vấn đề thiết yếu. Các trường muốn đề xuất ý kiến xin thêm tập huấn phải chờ lãnh đạo xét duyệt và kinh phí hỗ trợ. Vì cán bộ ATGT ngoài trường còn đảm nhiệm công tác giữ trật tự ATGT đô thị, chức vụ kiêm nhiệm nên cũng không có thời gian toàn tâm hỗ trợ các trường học. Bất cập này cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QLGD ATGT.
Việc kiểm tra-giám sát-đánh giá chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá, vì thế mức độ giám sát hoạt động GD ATGT đến các giáo viên vẫn còn lỏng lẻo. Các nhà trường chỉ kiểm tra được các hoạt động GD ATGT diễn ra trong khuôn viên trường. Học sinh đa phần lại do PHHS đưa đón hai chiều từ nhà đến trường và ngược lại, việc phối hợp quản lý giáo dục ATGT giữa nhà trường và học sinh càng khó thiết lập chặt chẽ.
Do sự bất cập thời gian của toàn thể PHHS, sinh hoạt định kỳ chỉ mỗi năm 3 lần nhưng vẫn có thiếu vắng của khoảng 10-20% số lượng PHHS mỗi lần vì nhiều lý do khác nhau. Thời gian một cuộc họp không dài, kèm theo các hình thức tuyên truyền-giáo dục ATGT đến PHHS là điều rất không khả thi.
Tiểu kết chương 2
Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông các trường tiểu học huyện Thanh Sơn có thể thấy công tác GD ATGT đã được tiến hành trong những năm qua với những hình thức và phương pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Bước đầu công tác quản lý và giáo dục ATGT cũng đã đạt được những kết quả nhất định song thực tế một vài vấn đề chưa được quán triệt triệt để, một số vấn đề chưa được thực thi đến nơi, một số vấn đề vẫn còn đang là điều bất cập,.. dẫn đến hiệu quả công tác GD ATGT trong các nhà trường tiểu học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu 05 Trường Được Lựa Chọn Khảo Sát
- Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Gd Atgt Trong Các Trường Tiểu Học Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Các Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Tiểu Học
- Lồng Ghép Hoạt Động Lập Kế Hoạch Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Trong Kế Hoạch Giáo Dục Tổng Thể Và Toàn Diện Của Các Nhà Trường
- Tiếp Tục Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Qua Các Môn Học Chính Khóa Và Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Của Các Nhà Trường
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Tiểu Học Ở Các Nhà Trường
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các trường tiểu học, tác giả đã đưa ra các đánh giá ưu - khuyết điểm cùng các phân tích nguyên nhân khách quan chủ quan, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GD ATGT trong các nhà trường.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu tất cả mọi hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục đích và phải được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra. Đối với giáo dục ATGT cũng vậy, mục đích của giáo dục ATGT phải hát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong nhà trường về công tác giáo dục ATGT; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong trường học.
Vì vậy các biện pháp phải bám sát mục đích của việc quản lý giáo dục an toàn giao thông trong các nhà trường tiểu học và dùng mục đích đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình hoạt động giáo dục ATGT.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Khi đề xuất biện pháp đòi hỏi chúng ta nhận thức đúng đắn và sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác QL giáo dục nói chung và công tác QLGD ATGT nói riêng. Quản lí giáo dục ATGT trong trường tiểu học phải tuân thủ và dựa trên cơ sở: các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD và ĐT và của địa phương cũng như của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà trường theo quy định của pháp luật; phải bám sát chỉ đạo của UBND các cấp và của ngành về công tác GD ATGT hằng năm.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của hoạt động GD ATGT và QLGD cấp nhà trường, sự tương tác qua lại giữa các biện pháp mang tính biện chứng, tránh phiến diện một chiều, chủ quan.
Các biện pháp có tính bổ trợ nhau, quan hệ biện chứng, tương tác qua lại
trong quá trình thực hiện, phù hợp với khung lý luận và cơ sở thực tiễn. Tính hệ thống cho thấy mỗi biện pháp QLGD ATGT có vai trò, nội dung, cách thực hiện riêng của nó nhưng việc triển khai luôn mang tính đồng bộ và thúc đẩy nhau trong quá trình thực hiện.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy
Trong hoạt động quản lý giáo dục ATGT, luôn phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy. Các biện pháp GD ATGT đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, của địa phương, của CMHS, của học sinh. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, đồng thời cũng khắc phục những hạn chế, yếu kém còn đang tồn tại trong việc thực hiện GD ATGT. Biện pháp được xây dựng dựa trên các nguyên nhân khách quan chủ quan của thực tiễn được khảo sát bằng việc đi thực địa hiện trạng, tiếp xúc các đối tượng cần nghiên cứu, tư vấn hình thức trả lời, đánh dấu vào các bản câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu được hoạch định cụ thể các vấn đề thiết thực nhất đối với môn học cũng như vấn đề ATGT cho học sinh tiểu học hiện nay. Tuy nhiên khi đề xuất biện pháp, cần phải nghiên cứu khảo sát thực trạng với độ chính xác cao, khảo sát thực trạng QLGD ATGT, và căn cứ trên thực trạng đó, tiếp thu những ưu điểm của thực trạng, và phát huy tính năng ưu điểm đó ở nhiều mục đích khác nhau nhưng không nằm ngoài mục đích giáo dục ATGT và quản lý hoạt động GD ATGT.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
Các biện pháp phải theo hệ thống thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học thực tế tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Những biện pháp quản lý hoạt động GD ATGT trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn có một số nội dung đã được thực hiện và cần được phát huy. Một số nội dung còn hạn chế cần có giải pháp khả thi để thực hiện hiệu quả hơn. Đây là những yếu tố từ thực tiễn đòi hỏi các biện pháp quản lý GD ATGT mới trong giai đoạn tiếp theo phải được xem xét và tiến hành.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh
3.2.1.1 Mục đích
Làm cho CB, giáo viên, CMHS, học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nhằm hình thành cho học sinh kĩ năng tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong xã hội.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
a. Đối với cán bộ quản lý: Hiệu trưởng nghiên cứu nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác quản lý GD ATGT, có trách nhiệm tiếp nhận và phổ biến đến thành viên toàn ban ATGT nhà trường những chủ trương, kế hoạch chung, để từ đó tích cực tuyên truyền, chỉ đạo mọi người cùng tham gia tổ chức hoạt động này cho có hiệu quả. Người cán bộ quản lý phải đưa việc tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý GD ATGT vào kế hoạch công tác, phải đặt ra yêu cầu mục đích cho từng nội dung chuyên đề nghiên cứu về thực hiện hiệu quả GD ATGT và thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo công tác tuyên truyền. Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm để thực hiện công tác tuyên truyền được tốt hơn.
b. Đối với giáo viên: HĐGD ATGT đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian nghiên cứu bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học, chứ không có sẵn như giáo án dạy các môn cơ bản. Mà tâm lý của giáo viên vốn chỉ chú ý tới dạy văn hoá, xem nhẹ hoạt động GD ATGT, cho hoạt động này là phụ không cần đầu tư thời gian hoặc là chỉ dạy cho có. Như vậy, Hiệu trưởng phải làm cho giáo viên thấu suốt mọi quan điểm, quan tâm đầu tư thời gian, tâm sức cho HĐGD ATGT, coi đó là con đường nâng cao chất lượng tham gia giao thông an toàn cho học sinh và là trách nhiệm của mỗi giáo viên trước yêu cầu của xã hội, của ngành.
Để tuyên truyền giáo dục ATGT đối với giáo viên, hiệu trưởng cần phải:
- Phổ biến công khai các văn bản mang tính chất pháp lý qui định về chức năng, nhiệm vụ của người GVCN, GV bộ môn và tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tìm hiểu nội dung các văn bản đó.
- Lên kế hoạch chỉ đạo, tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác GD ATGT, trong đó nội dung hội thảo phải làm rõ được tầm quan trọng của GD ATGT cho học sinh tiểu học.
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD và ĐT về GD ATGT. Tạo mọi điều kiện để giáo viên học tập và nâng cao hiểu biết về GDATGT.
- Đưa công tác GD ATGT vào nội dung sinh hoạt thường xuyên định kỳ hàng tháng của Chi bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên, Công đoàn… Quán triệt mọi người xác định vai trò trách nhiệm của mình, qua đó, mỗi giáo viên sẽ có định hướng tích cực thực hiện tốt các hoạt động GD ATGT.
c. Đối với học sinh
- Tổ chức tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt dưới cờ: Ở mỗi tuần đều có tiết sinh hoạt dưới cờ để tổng kết tuần học toàn trường. Trong tất cả các buổi sinh hoạt có mặt hầu hết học sinh toàn trường, ban ATGT trường học cử đại diện kết hợp tuyên truyền ATGT trong 5-10 phút. Các hình thức tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý trẻ tiểu học. Có thể Ban giám hiệu, hoặc giáo viên Tổng phụ trách lên trao đổi một nội dung giáo dục ATGT cụ thể; có thể tuyên truyền bằng hình thức trò chơi, đố vui có thưởng, ai nhanh, ai đúng,…
Kết hợp tuyên truyền bằng truyền thông trực tiếp trong mọi hoạt động có sự tham gia của học sinh là bước quan trọng không thể thiếu trong biện pháp tăng cường mở rộng các hình thức tuyên truyền.
- Tuyên truyền qua hoạt động của đội phát thanh măng non hàng tuần
Thông thường trong các nhà trường đều có tổ chức phát thanh măng non do Đội thiếu niên phụ trách. Trong những giờ ra chơi, các em học sinh trong Đội phát thanh sẽ được hướng dẫn để thực hiện các buổi phát thanh liên quan đến các hoạt động, phong trào của Đội, của Sao Nhi đồng. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần chỉ
đạo Ban thiếu niên định kì một tháng 2 lần xây dựng các nội dung phát thanh tuyên truyền về giáo dục ATGT cho học sinh. Cụ thể: phát thanh tuyên truyền các văn bản hướng dẫn mới về ATGT, những bài học cần ghi nhớ khi tham gia giao thông, những tình huống giao thông thông thường mà học sinh thường gặp, những câu chuyện về những gương tốt chấp hành luật giao thông,…Những buổi phát thanh tuyên truyền đó sẽ tác động đến học sinh, góp phần giáo dục ý thức cho các em khi tham gia giao thông.
- Tổ chức cho HS sáng tác pano, áp phích tranh cổ động tuyên truyền với chủ đề về an toàn giao thông. Mục tiêu cuộc thi là tìm kiếm những hình ảnh tuyên truyền ATGT mang nội dung thiết thực, gần gũi, dễ nhớ nhất với các em, với nội dung chính là nhắc nhở về việc đảm bảo an toàn giao thông, văn hóa giao thông nơi công cộng, ứng xử của người tham gia giao thông; các ý tưởng nâng cao ý thức giao thông; khẩu hiệu cổ động ý thức về an toàn giao thông, trách nhiệm của học sinh đối với việc góp phần xây dựng an toàn giao thông…Tác phẩm đạt giải sẽ được trao thưởng và in khổ lớn để triển lãm trên hành lang lớp học và sân trường.
- Đối với CMHS-PHHS: ATGT những năm gần đây đã trở thành tiêu đề chính và được nhắc đến nhiều nhất trong hầu hết các sự kiện sinh hoạt cộng đồng. Việc nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn giao thông trong và ngoài trường học không chỉ giúp bản thân học sinh, CMHS có ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, mà còn nâng cao trách nhiệm giáo dục con cái trong gia đình mình. Vì tai nạn giao thông thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng, có khi không chỉ mất người thân, thiệt hại tài sản mà đằng sau những vụ tai nạn giao thông còn kéo theo bao hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều gia đình và gánh nặng cho xã hội.
Vì vậy, đối với việc tuyên truyền cho CMHS, Hiệu trưởng cần quan tâm thực hiện những việc sau:
- Tuyên truyền trực tiếp qua các hình ảnh pano, áp phích trước cổng trường: Tuyên truyền bằng hình ảnh dễ tác động nhất đến người xem, mang tính hiệu quả cao. Những hình ảnh tuyên truyền ATGT trong và trước trường học giúp CMHS, học sinh và quần chúng quanh trường học ý thức được vấn nạn ATGT và
tầm quan trọng của việc GD ATGT cho học sinh. Hình ảnh tuyên truyền một cách hiệu quả giúp cho mỗi người xem hiểu và thực hành phòng tránh TNGT cho bản thân mình và cho mọi người. Xét trong khuôn viên hay trước cổng trường học, vị trí pano luôn được chú trọng chiếm nhiều tầm nhìn, nội dung cần phải thu hút, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu nhất với cả trẻ em lẫn người lớn. Ban ATGT nhà trường chỉ đạo trực tiếp phân công thành viên trong ban chịu trách nhiệm lựa chọn pano áp phích phù hợp với các vị trí được lựa chọn trong trường, nội dung và vị trí pano được thành viên toàn ban bình chọn. Thành viên ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi, báo cáo hiệu quả của việc tuyên truyền bằng hình ảnh với toàn ban để thực hiện các bước tiếp theo.
- Tuyền truyền qua các buổi họp CMHS định kì trong năm học: Định kì trong năm học nhà trường có 3 cuộc họp với CMHS. Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung trao đổi trong các cuộc họp, trong đó có nội dung tuyên truyền về công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Giáo viên cần tuyên truyền cho CMHS hiểu rõ nội dung GD ATGT trong nhà trường, sự cần thiết phải GD ATGT cho học sinh, sự phối kết hợp của CMHS trong việc giúp nhà trường thực hiện nhiệm vụ GD của mình, ... Chính việc tuyên truyền trực tiếp này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong việc kêu gọi sự chung tay của CMHS trong việc giáo dục ATGT cho con em mình.
- Tuyên truyền qua việc mời CMHS-PHHS tham dự các buổi tuyên truyền, tập huấn cho CBGV, học sinh: Trong những buổi tổ chức tuyên truyền tập huấn cho CB, GV hoặc HS, Hiệu trưởng nên mời cha mẹ học sinh tham dự bởi khi tham gia cùng nhà trường và học sinh, chính bản thân cha mẹ học sinh sẽ được cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của HĐGDATGT, nắm được những nội dung quan trọng cũng như những cách thức mà nhà trường đang thực hiện. Từ đó, họ sẽ giúp nhà trường tuyên truyền tới các cha mẹ học sinh khác trong lớp một cách hiệu quả hơn.
Đôi khi cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động còn có sự hỗ trợ tích cực về vật chất và các nguồn lực khác cho nhà trường.
- Phối hợp với hệ thống truyền thông của xã, thị trấn, huyện: Mỗi tuần định kì 2 buổi, nhà trường cùng cán bộ văn hóa thông tin của xã xây dựng nội dung phát