Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Các Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Tiểu Học



Stt


Các nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện

Tần xuất thực hiện

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

Thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


3

Chỉ đạo các giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao


6


10


54


90


0


0


5


8


54


92


0


4

Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức GD ATGT


35


58


19


32


6


10


54


90


6


10


0


5

Chỉ đạo phối kết hợp cùng CMHS trong công tác GD ATGT cho HS


32


53


28


47


0


0


13


21


47


79


0


6

Chỉ đạo phối kết hợp cùng các lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố,…


54


90


6


10


0


0


16


26


44


74


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 10


Trưởng ban ATGT cũng là hiệu trưởng chỉ đạo các phó ban và ủy viên trong ban tổ chức sinh hoạt nhóm bàn về môn học ATGT và lồng ghép ATGT vào các môn học khác. Ý kiến về sự chỉ đạo của trưởng ban đạt 90% tốt, vẫn còn 10% chưa tốt. Trong khi đó, từ các phó ban, ủy viên chỉ đạo xuống các giáo viên trong tổ chuyên môn chỉ đạt 53% ý kiến tốt, 47% cho rằng sự chỉ đạo chỉ ở mức bình thường, thiếu tiêu chí cụ thể rõ ràng, và 77% cho rằng sự chỉ đạo này không thường xuyên, cần xem xét lại sự chỉ đạo từ cấp này trở xuống. Chỉ đạo các giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao, trách nhiệm của cả ban ATGT chỉ đạt 10% ý kiến tốt, 90% ở mức bình thường, và 92% đánh giá sự chỉ đạo này không thường xuyên, cần phải quan tâm triệt để đẩy mạnh chỉ đạo ở khâu này.

47% có ý kiến đánh giá việc chỉ đạo phối kết hợp cùng CMHS trong công tác GD ATGT cho HS ở mức bình thường, chứng tỏ để quản lý việc đưa đón học sinh, ban ATGT nhà trường vẫn còn chưa tích cực liên kết cùng các giáo viên trong sự phối hợp với CMHS-PHHS. Bên cạnh đó, việc phối kết hợp cùng các lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố, … được 90% ý kiến đồng thuận đánh giá là tốt. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải phát huy tính liên kết nhiều hơn. Nhưng mức độ thường xuyên chỉ đạt 26% ý kiến đồng thuận.

Việc đổi mới hình thức GD ATGT có 10% số người được hỏi đánh giá chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý và giáo viên về những vấn đề còn tồn tại trong khâu chỉ đạo thực hiện, cho thấy bản thân mỗi GV phải thực hiện rất nhiều các hoạt động giáo dục khác nhau trong điều kiện thời gian hạn hẹp, thêm nữa, áp lực về thành tích của HS thường chỉ rơi vào các môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, còn các hoạt động GD ATGT thường chưa được quan tâm đúng mức nên sự quan tâm sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy của GV dành cho các hoạt động GD ATGT còn hạn chế. Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý GD cần lưu tâm tìm cách khắc phục.

Trong quá trình khảo sát, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 01 cô giáo trường tiểu học Kim Đồng vấn đề chuyên môn ATGT, cô giáo Hà Thị Thu Dung, hiện đang chủ nhiệm lớp 3A, Tổ trưởng chuyên môn khối 3 của trường: “Theo ý kiến khách quan của cô hiện nay môn học ATGT cho các em tiểu học còn thiếu sót những gì? Cần phải bổ sung những vấn đề nào? Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ATGT của trường có những hạn chế gì?”. Trả lời: Nhìn chung, việc giảng dạy trên lớp môn ATGT còn chưa thu hút, sáng kiến của các cô còn rời rạc, chưa đồng bộ. Theo tôi, cái cần nhất hiện nay để giáo dục tốt cho các em môn này là có một chủ đề lớn xuyên suốt năm học hay học kỳ. Về công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường, nên có thêm những hoạt động sinh hoạt ATGT với những nội dung gần gũi nhất, để các em thích thú học tập môn này”

Như vậy có thể thấy GV mong muốn thêm các giờ sinh hoạt ATGT ngoài lớp, và điều cần cho giảng dạy môn học ATGT là định hướng chủ đích, chủ thể hình thức giáo dục.

2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT



Stt


Các nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện

Thường xuyên


Đôi khi

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kiểm tra hàng tháng

32

53

28

47

0

0

2

Kiểm tra theo học kỳ

60

100

0

0

0

0

3

Kiểm tra đột xuất

46

77

14

23

0

0

4

Kiểm tra tổng kết theo năm học

60

100

0

0

0

0


5

Kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của GV


60


100


0


0


0


0


6

Kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của HS khi tham gia giao thông


41


68


59


32


0


0


7

Kết quả công tác phối kết hợp giữa các lực lượng GD trong công tác GD ATGT


20


33


40


67


0


0

8

Đánh giá, rút kinh nghiệm

14

23

46

77

0

0

9

Thực hiện các điều chỉnh cần thiết

60

100

0

0

0

0


10

Bình xét, khen thưởng cá nhân, bộ phận có thành tích tốt


1


2


59


98


0


0


Việc kiểm tra hàng tháng và theo học kì có kết qủa nhận xét khá cao, thậm chí kiểm tra theo học kì còn được tiến hành 100% ở các nhà trường. Tuy nhiên, việc kiểm tra đột xuất, dự giờ giảng dạy môn học ATGT hay môn học có lồng ghép ATGT chỉ đôi khi thực hiện, điều này có 77% các ý kiến đánh giá; còn 23% cho rằng việc kiểm tra đột xuất như vậy chưa thỏa đáng để góp phần đánh giá được thực chất của hoạt động GD ATGT. Vì thế cần nhiều hơn nữa những lần kiểm tra đột

xuất hoạt động GD này, bởi chỉ có kiểm tra đột xuất mới đánh giá chính xác nhất việc tổ chức giảng dạy cũng như chỉ đạo của ban ATGT. Ban ATGT các trường cũng khá lơ là trong việc kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của GV, ý kiến 100% chỉ là đôi khi thực hiện.

Trong nội dung kiểm tra, quan trọng nhất là kiểm tra học sinh về vấn đề thực hiện ATGT khi tham gia giao thông ngoài trường học. Tuy nhiên có 68% ý kiến khảo sát đánh giá là chỉ đôi khi kiểm tra các em và 32% ý kiến cho rằng không tiến hành kiểm tra các em. Điều này dẫn đến việc không kiểm soát được kết quả giáo dục, tức là đồng nghĩa với không xác định được mục tiêu GD có đạt được hay không. Đây là vấn đề quan trọng cần có giải pháp tích cực hơn nữa bởi kết quả của kiểm tra sẽ làm cơ sở để người quản lý thực hiện điều chỉnh cần thiết. Trên thực tế, việc thực hiện các điều chỉnh cần thiết có đến 100% ý kiến cho rằng chỉ ở mức độ đôi khi, điều này cho thấy sự thiếu quan tâm, quan liêu ở ban chỉ đạo ATGT các nhà trường còn rất cao, cần phải xem xét chẩn chỉnh kịp thời. Việc khen thưởng mới dừng ở mức “đôi khi” với 98% ý kiến đánh giá, chỉ có 2% ý kiến cho rằng đã thực hiện tốt. Như vậy khó động viên được cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ GD ATGT.

Kiểm tra-đánh giá thực hiện GD ATGT là hoạt động rất quan trọng, có tác động phản hồi tích cực đến các hoạt động chung của nhà trường. Qua khảo sát cho thấy tình hình chung của các trường tiểu học là cần bổ sung các tiêu chí về tinh thần trách nhiệm vào quy định, tăng tính kiểm tra đột xuất, xét phần thưởng-phạt cần quan tâm nhiều hơn để độ chính xác cao, góp phần cho hoạt động GD ATGT được các giáo viên tiến hành tốt nhất.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Hoạt động quản lý giáo dục ATGT trong trường tiểu học ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các khía cạnh xã hội, bao gồm cả những yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT



Stt


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít

Không ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


Yếu tố chủ quan

1

Sự quản lý của Ban chỉ đạo-BGH

53

44

66

56

0

0

2

Hoạt động giảng dạy ATGT của GV

28

23

91

77

0

0

3

Sự tham gia tích cực học tập của HS

19

16

74

63

26

21

4

Sự phối hợp của CMHS-PHHS

58

48

61

52

0

0


5

Điều kiện CSVC hỗ trợ giảng dạy của nhà trường


86


73


21


17


12


10


Yếu tố khách quan


6

Điền kiện sống và môi trường xung quanh


2


1


28


23


89


76

7

GD ATGT cộng đồng ngoài nhà trường

9

7

86

72

24

21

8

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

19

16

100

84

0

0


Qua kết quả khảo sát 8 yếu tố từ khách quan đến chủ quan có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động QLGD ATGT trên địa bàn huyện Thanh sơn. 44% cho rằng sự quản lý của Ban chỉ đạo-Ban giám hiệu nhà trường ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động QLGD ATGT, 56% còn lại cho rằng ít ảnh hưởng. Điều này phản ánh cân bằng giữa mức độ ảnh hưởng nhiều - ít, cho thấy hiệu quả của quản lý chỉ đạo của ban chỉ đạo các trường tiểu học là rất ít, chưa gây được sự hưng phấn, nhiệt tình, năng động ở các giáo viên ATGT. Có 77% ý kiến đánh giá Hoạt động giảng dạy ATGT của giáo viên là ít ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục ATGT, chứng tỏ chất lượng giáo dục của giáo viên đối với môn này là tương đối tốt. 63% ý kiến cho rằng Sự tham gia tích cực học tập của HS ít ảnh hưởng đến hoạt động QLGD ATGT,điều này thể hiện rõ sự thụ động của học sinh tiểu học đối với môn này khá

cao. Có 48% cho rằng Sự phối hợp của CMHS-PHHS ảnh hưởng rất lớn đến công tác GD ATGT cho các em, đây là điều bất khả thi hiện nay, cần có nhiều hoạt động thắt chặt sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường trong việc quản lý giáo dục ATGT cho các học sinh. Trong khi đó có 73% ý kiến cho rằng Điều kiện CSVC hỗ trợ giảng dạy của nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả GD ATGT, ngược lại cũng có 10% ý kiến đánh giá rằng CSVC hoàn toàn không ảnh hưởng đến công tác này. Điều này cho thấy sự hỗ trợ CSVC giảng dạy đến các giáo viên còn chưa tốt và chất lượng CSVC hoàn toàn chưa thống nhất ở các lớp học.

16% ý kiến cho rằng Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả GD ATGT. Đây là vấn đề nhức nhối vì cho đến hiện nay, tỉ lệ dân số cao, nhu cầu đi lại nhiều, cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã thị trấn tại huyện Thanh Sơn đang được cải tạo, sử chữa và nâng cấp và hiện đại hóa nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ như cầu đi lại của nhân dân. Các yếu tố khách quan về cơ sở hạ tầng giao thông của Thanh Sơn có thể nhận thấy một số vấn đề như: Phương tiện giao thông tăng, nhiều xe ô tô có tải trọng lớn; kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp, nhiều tuyến đường hẹp, không có lề đường, rãnh sâu, có nhiều đoạn cong cua gấp làm hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông. Trong năm 2019, trên địa bàn huyện Thanh Sơn do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 và nhiều đợt mưa kéo dài đã làm hư hỏng nhiều tuyến đường, sạt lở nhiều cầu, cống, tràn đã gây mất an toàn và ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông, đi lại của người dân địa phương. Các yếu tố này dẫn đến kết quả là quy hoạch cầu đường giao thông nông thôn chưa chuẩn gây môi trường giao thông rất kém. 21% ý kiến đánh giá GD ATGT cộng đồng ngoài nhà trường hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động QLGD ATGT trong nhà trường, vẫn có 7% cho rằng ảnh hưởng rất lớn. Thực tế phản ánh rằng các sinh hoạt cộng đồng ATGT cũng có tầm ảnh hưởng nhất định đến các môn học ATGT trong nhà trường tiểu học. 76% đánh giá Điều kiện sống và môi trường xung quanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục môn học này, tuy nhiên vẫn có 1% ý kiến là rất ảnh hưởng. Điều này cần được cân nhắc lại trước mỗi đầu năm học trong việc lập kế hoạch GD ATGT.

2.7. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục ATGT ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.7.1. Điểm mạnh

Có triển khai các kế hoạch và thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ ngành, có thực hiện triệt để các văn bản chỉ đạo của quận về các hoạt động GD ATGT.

Có sự phối hợp giữa ban ATGT nhà trường với lực lượng ATGT ngoài nhà trường.

Có hệ thống tổ chức hoạt động và sự liên kết giữa lập kế hoạch và thực hiện.

Có sự quản lý giữa các thành viên ban ATGT đến quá trình giảng dạy của các GV.

Có sự linh hoạt kế hoạch GD ATGT xen kẽ giữa các môn học khác.

2.7.2. Những hạn chế

Công tác GD ATGT dù đã được thực hiện và dần đi vào nề nếp ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn song hiệu quả giáo dục vẫn chưa đạt được mục tiêu là hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Điều này thể hiện ở việc nhiều em học sinh vẫn chưa tham gia giao thông đúng Luật mặc dù đã biết Luật và hiểu được Luật. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc đạt mục tiêu GD ATGT.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho các lực lượng giáo dục cũng đã được quan tâm triển khai ở các nhà trường song hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền còn sơ sài, chủ yếu làm theo các đợt trong năm mà không có nhiều những sáng kiến, sáng tạo, chưa nhất quán triệt để tinh thần ATGT cho học sinh đến các CMHS-PHHS; thiếu nội dung tuyên truyền-giáo dục ATGT cho CMHS-PHHS trong những buổi sinh hoạt với CMHS-PHHS. Điều này dẫn đến việc các lực lượng GD chưa toàn tâm toàn ý với công việc mà chỉ thực hiện mang tính hình thức để hoàn thành kế hoạch của các cấp.

Công tác lập kế hoạch còn chung chung, chưa xác định được phương thức hoạt động, các nguồn lực dự kiến, chưa trù bị chuẩn thời gian thực hiện các hoạt động GD ATGT trong và ngoài nhà trường, chưa dự trù đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện hoạt động ATGT. Trong thực hiện, trưởng ban ATGT còn thiếu sự chỉ đạo cụ thể quá trình thực hiện công tác và hoạt động ATGT

đến các thành viên trong ban. Chính vì vậy, việc huy động và phát huy hết khả năng của bộ máy quản lý trong GD ATGT còn thấp.

Việc triển khai các hình thức, phương pháp GD ATGT trong các nhà trường được thực hiện tương đối đa dạng, song thực tế tính chuyên môn và tính sư phạm chưa cao. Các nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới việc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức ATGT cho các đối tượng cán bộ-giáo viên, chưa có nhiều các buổi sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy ATGT và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, chưa linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt, giáo dục ATGT.

Vì vậy, các hoạt động được triển khai còn sơ sài, thiếu sinh động, chưa thực sự thu hút được HS tích cực tham gia.

Công tác kiểm tra, đánh giá cũng được thực hiện theo kế hoạch, song chưa giám sát chặt chẽ công tác giảng dạy môn học ATGT, việc kiểm tra đột xuất chưa thực hiện nhiều, chưa triệt để kiểm tra việc thực hiện ATGT của cán bộ-giáo viên và học sinh của nhà trường khi tham giao thông. Chính vì vậy, Hiệu trưởng khó có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch GD cho phù hợp. Song song với đó, việc biểu dương, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy không kích thích được sự nỗ lực, sự sáng tạo trong công việc của các lực lượng tham gia GD ATGT. Sự chủ động phối kết hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tuy có triển khai song còn thiết sự linh hoạt, chưa phát huy được vai trò và thế mạnh của các lực lượng này. Bên cạnh đó, các điều kiện về CSVC cho hoạt động giảng dạy và sinh hoạt ATGT trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn chế.

2.7.3. Nguyên nhân của hạn chế

Ý thức chủ động tham gia học tập, tìm hiểu, thực thi kiến thức về ATGT của học sinh còn thấp, các em vẫn chưa coi trọng việc học tập và chấp hành Luật giao thông. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GD ATGT nên chưa chú trọng đến việc GD ATGT cho con em mình, thậm chí còn làm gương xấu cho con khi tham gia giao thông. Thực trạng vi phạm ATGT vẫn diễn ra thường xuyên trước mắt các em là ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và thái độ của HS. Những nguyên nhân đó làm cho việc GD ý thức cho các em HS trở nên khó khăn đối với các nhà trường.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí