Đánh Giá Kết Quả Đánh Giá Sự Cần Thiết, Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Hiệu trưởng phải phối kết hợp được hoạt động giữa các lực lượng này, từ đó tạo nên sức mạnh tổng thể, đồng bộ trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch GD ATGT. Cụ thể cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

a. Thống nhất quan điểm hình thức phối hợp với lực lượng ATGT xã, huyện:

Bước đầu tiên quan trọng trong kế hoạch ATGT năm học được Ban chỉ đạo ATGT nhà trường lập đầu năm là việc ký kết liên tịch các vấn đề ATGT, an toàn trường học giữa nhà trường và Ban ATGT, an ninh - trật tự xã hội của đơn vị xã, thị trấn. Trong đó giữa đơn vị trường học, công an xã và UBND xã thống nhất các quan điểm đảm bảo trật tự an toàn an ninh và ATGT cho học sinh trên mọi khía cạnh. Các quan điểm được xây dựng mỗi đầu năm học dựa theo tiêu chí giáo dục, tiêu chí ATGT, tiêu chí an toàn năm học theo đường lối và chủ trương của Đảng và nhà nước. Theo đó, trách nhiệm cụ thể sẽ được thống nhất quy định cho từng bộ phận để các hoạt động được diễn ra đồng bộ đem lại hiệu quả cao.

Một số hình thức phối hợp hoạt động GD ATGT cần được thống nhất, đó là:

- Phối hợp với công an huyện, xã tổ chức triển lãm di động hình ảnh các vụ TNGT tại các trường để HS, CMHS theo dõi.

- Tổ chức các buổi nói chuyện truyền thông và hướng dẫn thực hành một số kĩ năng tham gia giao thông an toàn mà khách mời là công an xã, huyện.

- Phối hợp với UBND xã thường xuyên nhắc nhở PHHS qua hệ thống loa đài phát thanh tại cổng trường không được đứng, tụ tập tại cổng trường và dưới lòng đường khi đưa đón con em đến trường.

- Phối hợp với lực lượng thanh niên tình nguyện, công an khu vực, lực lượng dân phòng tại địa phương để xây dựng phương án giải quyết dứt điểm hiện tượng ùn tắc tại cổng trường. Ví dụ: cử người hướng dẫn, phân luồng giao thông đầu ngõ, đầu phố vào đầu và cuối giờ học; nhắc nhở CMHS việc chấp hành an toàn giao thông tại khu vực trước cổng trưởng; hỗ trợ giải quyết những ách tắc có thể xảy ra vào đầu và cuối giờ học,…

- Phối hợp với công an xã giải quyết dứt điểm, kiên quyết đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực trước cổng trường. Kiến nghị công an xã, UBND xã, tổ dân phố cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hộ cố

tình vi phạm. Giải quyết được việc này sẽ góp phần quan trọng giúp hè thông, đường thoáng, đảm bảo an toàn cho HS tham gia giao thông cũng như hạn chế những ách tắc có thể xảy ra.

b. Triển khai kế hoạch đưa đón học sinh trước trường hàng ngày: Dựa vào đặc thù giao thông của đường, ngõ trước cổng trường, Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đón trả HS cụ thể. Giờ đón học sinh buổi sáng có thể bắt đầu sớm hơn giờ học một giờ để giãn mật độ phương tiện giao thông đưa con đến trường của CMHS. Giờ tan học buổi chiều của các khối lớp sẽ được chia lệch nhau 10 phút, khối này đón hết học sinh thì khối khác mới ra cổng trường. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng quy định rõ vị trí trả học sinh của từng lớp và thông báo tới CMHS. Tới giờ tan học theo quy định, giáo viên dắt HS ra điểm trả, CMHS chỉ đón con ở đúng điểm trả.

Làm như vậy CMHS đến đón con sẽ không bị kẹt cứng trước cổng trường mà có vị trí chờ đón con rộng rãi. Trong thời gian đưa đón HS đầu và cuối giờ, cán bộ tự quản khu dân cư, lực lượng dân phòng và công an xã sẽ cử người túc trực hỗ trợ hướng dẫn CMHS đỗ xe đúng nơi quy định, chạy xe đúng làn đường, giải tỏa những nút ùn tắc manh nha,...

c. Triển khai từng bước kế hoạch kêu gọi ATGT cổng trường: Đây là bước quan trọng trong kế hoạch giảm thiểu tối đa ùn tắc cổng trường học. Trước tiên vận động các tạp hóa, quầy hàng chợ trước cổng trường tránh bày các gian hàng lấn chiếm trong khoảng giờ nhất định khi đưa đón học sinh, ví dụ sáng từ 6h30 đến 7h30, chiều từ 15h30 đến 17h. Có thể vận động bằng truyền thông, vận động bằng các phiếu đến tận tay các quầy hàng, vận động bằng sự kết hợp giữa thành viên ATGT trường và cán bộ xã,.. Quan trọng là liên kết lực lượng công an phường để có các hình thức phạt răn đe nếu có tái phạm nhiều lần. Mỗi tháng có tuần lễ mẫu mà cán bộ xã kết hợp đội chuyên biệt ATGT trường trực tiếp giữ trật tự cổng trường giờ đưa đón các em. Tính liên tục của bước này sẽ khắc phục việc hình thành lại thói quen bày bừa trước trường học của các hộ dân quanh trường.

d. Phối hợp chặt chẽ với CMHS và ngược lại: nhà trường và CMHS đều có ký kết thỏa thuận ATGT hàng năm. Qua khảo sát tình hình thực tế, một số CMHS

có ý kiến là bị ép buộc để ký, hay một số là chưa hiểu cụ thể nhưng vẫn ký rồi tìm hiểu sau. Qua đó cho thấy sự liên kết - phối hợp giữa nhà trường và CMHS vẫn còn rời rạc. Giải pháp giải quyết vấn đề này là làm rõ các yêu cầu ký kết thỏa thuận giữa nhà trường và CMHS đến các CMHS bằng các cách như: hiệu trưởng – trưởng ban ATGT nhà trường thông báo cụ thể các lý do của các ký kết thỏa thuận giữa nhà trường với CMHS và chỉ rõ các quyền lợi và trách nhiệm của CMHS trong các thỏa thuận đó; cung cấp cho cha mẹ học sinh một số hiểu biết liên quan đến giáo dục để thuyết phục họ nhận thức đúng về vai trò và tạo điều kiện cho học sinh tham gia HĐGDATGT. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nhắc lại điều đó ở lần họp CMHS lớp và yêu cầu sự phối hợp của CMHS với nhà trường trong vấn đề GD ATGT cho HS. Nhà trường có thể chọn hình thức nhân rộng bằng cách kết hợp với Ban phụ huynh trường tổ chức toạ đàm về vấn đề GDATGT trong buổi họp đại diện CMHS các lớp vào đầu năm học. Qua đó các trưởng ban phụ huynh các lớp sẽ trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để giải quyết được việc ùn tắc giao thông ở cổng trường hoặc sẽ phải làm như thế nào để cùng các thầy cô giáo làm tốt công tác GDATGT.

Đặc biệt các vấn đề quy định đối với CMHS cần được nhà trường làm rõ trong các cuộc họp. Theo đó, CMHS cần:

. Nghiêm túc đội mũ bảo hiểm (cho mình và cho con) khi tham gia giao khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông trên phố, phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, không được làm gương xấu cho con.

. Đón con đúng giờ tan học, đúng điểm trả của lớp.

. Không dừng đỗ xe quá lâu trước khu vực cổng trường gây ách tắc giao thông.

. Đối với các ngõ vào trường quá hẹp, yêu cầu CMHS không đi ô tô vào trong ngõ. Nếu ngõ thông được sang đường khác, đề nghị chỉ lưu thông một chiều (quy định rõ chỉ được vào đầu nào và phải ra đầu nào của ngõ)

. Nhà trường không khuyến khích CMHS để con tự đến trường bằng xe đạp. Nếu CMHS có nguyện vọng, phải viết đơn cam kết về việc đã hướng dẫn con tham gia giao thông bằng xe đạp trên đường.

e. Đội Sao đỏ (Ban thiếu niên phụ trách) với vai trò nhắc nhở các bạn tham gia giao thông đúng cách: Vào đầu năm học, Ban thiếu niên thông qua danh sách đội Sao đỏ và những hoạt động của đội do Tổng phụ trách đề xuất. Đội Sao đỏ hỗ

trợ Ban thiếu niên trong nhiều công việc về nhắc nhở kỉ luật đối với các học sinh. Tuy nhiên, trong đội Sao đỏ sẽ thành lập một tổ chuyên trách hỗ trợ về thực hiện ATGT với những chương trình hoạt động cụ thể. Theo đó, vào đầu và cuối giờ học, đội Sao đỏ sẽ trực phía bên trong cổng trường, có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn học sinh ra vào khu vực cổng trường thực hiện đúng nội quy của nhà trường, quy định của Ban chỉ đạo ATGT. Khi đi ở khu vực cổng trường, không túm năm tụm ba, không cười đùa, chạy nhảy nghịch ngợm. Bạn nào chưa có bố mẹ đến đón sẽ được hướng dẫn đứng gọn vào khu vực được quy định, không chạy nhảy gây lộn xộn ảnh hưởng đến việc ra về của các lớp khác. Đối với các bạn cố tình không thực hiện hoặc vi phạm nhiều lần, đội Sao đỏ sẽ ghi tên bạn đó để báo cáo cô Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm phối hợp nhắc nhở.

g. Thành viên Chi đoàn thanh niên là lực lượng hỗ trợ đắc lực: Chi đoàn thanh niên có trách nhiệm giải quyết các sự cố từ nhỏ đến lớn TNGT trong khuôn viên trường học và tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Chi đoàn là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm quan trọng hơn khi trực tiếp cùng cán bộ xã, thị trấn trực ùn tắc cổng trường giờ cao điểm, làm cầu nối giữa cán bộ ATGT xã, thị trấn với CMHS và những người kinh doanh khu vực trước cổng trường. Để cụ thể mục đích là không để ùn tắc trước cổng trường đưa đón các em hay nếu có ùn tắc thì phương pháp xử lý tình huống thật thông minh và nhân văn học đường. Sự có mặt phối hợp của các cô giáo sẽ giúp tránh những hành vi côn đồ, những lời lẽ thiếu tế nhị, tục tĩu của một số CMHS trước các em học sinh.

Tóm lại trọng tâm của biện pháp này là nhà trường thống nhất quan điểm, phương thức phối hợp với đơn vị phường, kêu gọi phối hợp tuyệt đối với CMHS, và các lực lượng GD khác để thực hiện ATGT trước cổng trường. Nhà trường luôn là tâm điểm phối hợp thực hiện ATGT cho học sinh, tạo nên nề nếp thực hiện giao thông, góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cho HS.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lực lượng cán bộ ATGT xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ thường xuyên suốt giờ đưa đón học sinh Các thành viên Chi đoàn thanh niên, Ban thiếu niên luôn là lực lượng hỗ trợ đắc lực CMHS có ý thức cầu thị, có sự phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện Luật giao thông trước cổng trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

06 biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở giải quyết được những điểm hạn chế và nguyên nhân được xác định từ thực trạng. Ngoài ra, tính đồng nhất giữa 06 biện pháp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của công tác QL hoạt động GD ATGT trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Giữa các biện pháp có sự tương tác qua lại như sau: Ví dụ biện pháp 1: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh muốn thực thi tốt thì đòi hỏi biện pháp 2, 3, 4, 5, 6 phải hoàn thiện, vì ở mỗi biện pháp 2, 3, 4, 5, 6 đều có 01 nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ biện pháp 1. Cụ thể, biện pháp 2 phải hoàn thiện bước : Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường. Biện pháp 3 phải hoàn thiện bước Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường. Biện pháp 4 phải hoàn thiện bước Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường. Biện pháp 6 phải hoàn thiện bước Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. Như vậy, ta thấy rất rõ tính liên kết chặt chẽ và tương tác qua lại Ví dụ khác, biện pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trườngmuốn hoàn thiện thì đòi hỏi mỗi bước của các biện pháp 2, 3, 4, 6 thực hiện hoàn chỉnh. Ví dụ biện pháp 3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường muốn thực thi, thì biện pháp 1, 2, 4, 5, 6 phải tiến hành một bước song song và trước đó ... v.v.

Hầu hết các biện pháp có mối quan hệ tương tác và thúc đẩy nhau cùng phát triển, riêng biện pháp thứ 2 và thứ 6 không có mối tương quan qua lại, biện pháp 1 và biện pháp 5 mang tính nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên xét về khía cạnh toàn diện thì cả khối 06 biện pháp là thể đồng nhất. Căn cứ vào thực trạng tình hình chung của các trường tiểu học huyện Thanh Sơn hiện nay, tác giả khuyến nghị các trường tiểu học nên sử dụng đồng nhất cả 06 biện pháp không nên sử dụng riêng lẻ từng biện

pháp. Nhưng nếu trong thực tiễn, trường nào đã đạt một số yếu tố nhỏ trong các điểm hạn chế của thực trạng thì có thể bỏ qua phần đó trong khi sử dụng biện pháp.

Ví dụ trường tiểu học Kim Đồng nằm ở mặt tiền trung tâm thị trấn Thanh Sơn, tình trạng đưa đón học sinh rất ít khi gây ùn tắc trước cổng trường, thì trong phần thực hiện biện pháp 1, nhà trường không cần phải thực hiện việc tuyên truyền trước cổng trường,...

Tuy nhiên, ở mức độ riêng lẻ, mỗi biện pháp vẫn có tính năng và giá trị riêng. Ban ATGT nhà trường có thể sử dụng riêng lẻ chức năng của mỗi biện pháp tùy theo từng trường hợp cụ thể của trường. Nhưng lưu ý khi sử dụng là tính kích cầu thúc đẩy nhau phát triển phải có sự hỗ trợ của biện pháp khác.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Để khẳng định tính khả thi và cần thiết của các biện pháp, tác giả đã tiến hành tìm hiểu bằng phiếu khảo sát với đối tượng là cán bộ quản lý các nhà trường 10 người, tổ trưởng chuyên môn-BCH công đoàn 22 người, giáo viên chủ nhiệm 53 người;tổng số 85 người.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo sát gồm 02 yêu cầu: Đánh giá mức độ quan trọng, tính cần thiết của các biện pháp và Mức độ khả thi của từng biện pháp

3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Tổng hợp tất cả 85 phiếu khảo sát ý kiến như sau

Bảng 3.2. Đánh giá kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp



Stt


Các biện pháp

Sự cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tăng cường tuyên truyền

nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt


79


92


6


8


0


0


69


81


16


19


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 15



Stt


Các biện pháp

Sự cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và

phụ huynh học sinh














2

Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của

các nhà trường


72


84


13


16


0


0


76


89


9


11


0


0


3

Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT

trong nhà trường


46


54


39


46


0


0


40


47


21


24


24


29


4

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà

trường


82


96


3


4


0


0


84


98


1


2


0


0


5

Tăng cường công tác

kiểm tra, đánh giá kết


77


91


8


9


0


0


79


92


6


8


0


0



Stt


Các biện pháp

Sự cần thiết

Tính khả thi

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các

nhà trường














6

Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT

cho học sinh tiểu học


83


97


2


3


0


0


81


94


4


6


0


0


Qua khảo sát cho thấy 100% CBQL và GV đều đồng ý cả 6 biện pháp là cần thiết đến rất cần thiết, xét về tính khả thi, chỉ có biện pháp 3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường là vẫn còn 29% cho rằng không khả thi, cả 5 biện pháp còn lại đều khả thi đến rất khả thi. Điều này cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục ATGT vẫn còn trì trệ, còn chưa đạt được niềm tin đích thực ở các giáo viên và cán bộ nhà trường. Các trường cần chú ý nâng cao năng lực bộ máy ATGT nhà trường nhiều hơn nữa.

Biện pháp Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh có 92% rất cần thiết, 81% rất khả thi. Cho thấy tính cấp thiết của biện pháp này được sự đồng thuận nhiều hơn ¾ số CBGV được khảo sát. Ban ATGT các trường nên cân nhắc tiến hành biện pháp này.

Biện pháp Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí