Các Quy Định Về Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Bằng Phương Thức Xét Xử Tại Tòa Án Theo Pháp Luật Việt Nam Và Trung Quốc

gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007). Cũng theo Luật này, các bên có quyền kiểm tra chéo các bằng chứng và tranh tụng trong quá trình xét xử. Sau khi kết thúc kiểm tra chéo các bằng chứng và tranh tụng, trưởng nhóm trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất đưa ra quan điểm cuối cùng. Nhóm trọng tài viên, sau khi thẩm định rằng các bằng chứng do các bên đưa ra là tin cậy, nhóm trọng tài viên sẽ khẳng định lại rằng nó sẽ là cơ sở để thừa nhận vụ việc. Khi người lao động không đưa ra được bằng chứng liên quan tới yêu cầu trọng tài do đơn vị sử dụng đang giữ và quản lý, thì Nhóm trọng tài viên có thể yêu cầu đơn vị sử dụng cung cấp các bằng chứng đó trong thời hạn xác định. Khi đơn vị sử dụng không cung cấp được các bằng chứng đó trong thời hạn xác định sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi không cung cấp chứng cứ của mình.

Tiêu chí 6: Phán quyết trọng tài

Pháp luật lao động Việt Namkhông ghi nhận phán quyết của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Đối với phán quyết của trọng tài trong việc công nhận hòa giải thành, việc thực hiện của các bên là hoàn toàn tự nguyện mà không có bất kỳ một sự đảm bảo hay cưỡng chế nào từ phía trọng tài. Còn trường hợp hòa giải không thành hay các bên không đồng ý với phán quyết của trọng tài, khi đó tập thể người lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công hay yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết (đối với doanh nghiệp không được phép đình công) [4].

Pháp luật lao động Trung Quốc quy định khá chi tiết về vấn đề này với mục đích đảm bảo các phán quyết của trọng tài được đưa ra kịp thời và có giá trị thực hiện trên thực tế. Các phán quyết của trọng tài được ghi nhận trên các phương diện cơ bản sau:

- Thời hạn đưa ra phán quyết: là 45 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động nhận đơn yêu cầu trọng tài. Nếu cần gia hạn do tính phức tạp của vụ

việc thì cho phép gia hạn với sự chấp thuận của các thành viên Hội đồng trọng tài lao động và các bên sẽ được thông báo bằng văn bản, nhưng không gia hạn quá 15 ngày. Nếu phán quyết trọng tài không đưa ra được sau thời hạn đó, các bên có thể khởi kiện vụ tranh chấp lên Tòa án nhân dân. Khi Nhóm trọng tài viên ra phán quyết đối với vụ tranh chấp lao động và từng phần sự việc đó đã rõ thì phán quyết được ban hành theo từng phần (Điều 43 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007).

- Trường hợp ra phán quyết về việc chi trả trước các khoản chi phí (đây được coi là một trong những phán quyết nhân đạo - bảo vệ quyền lợi cho người lao động), đó là: Những trường hợp khiếu kiện liên quan đến tiền công lao động, chi phí điều trị tai nạn lao động, đền bù kinh tế hoặc đền bù thiệt hại, Nhóm trọng tài viên căn cứ vào yêu cầu của các bên, ra phán quyết về việc thi hành trước và chuyển cho Tòa án nhân dân để cưỡng chế thi hành.

Khi trọng tài ra phán quyết về việc thi hành trước thì phải có đầy đủ các điều kiện sau: 1) Có mối quan hệ rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên;

2) Nếu không có việc thi hành trước thì cuộc sống của bên yêu cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, người lao động không cần phải thế chấp (Điều 44 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007).

- Trường hợp phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng: 1) Các tranh chấp về tiền công, chi phí điều trị tai nạn lao động, đền bù kinh tế, đền bù thiệt hại mà giá trị không vượt quá 12 tháng lương chuẩn của địa phương; 2) Các tranh chấp về thời giờ làm việc, ngày nghỉ và ngày nghỉ phép, bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động của nhà nước (Điều 47 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nhìn chung các quy định này được đưa ra nhằm mục đích giải quyết dứt điểm và kịp thời các tranh chấp lao động cũng như trong việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

- Phán quyết trọng tài được coi là vô hiệu: 1) Có sai sót trong luật và quy định áp dụng; 2) Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền xét xử; 3) Có vi phạm các quy định về thủ tục xét xử; 4) Bằng chứng mà phán quyết dựa vào là giả mạo; 5) Một trong các bên đã che giấu bằng chứng đủ để làm ảnh hưởng tới phán quyết công bằng; 6) Trọng tài viên nhận hối lộ, đút lót và cố ý làm trái luật.

So sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động - 9

Các trường hợp này do một trong các bên có bằng chứng chứng minh phát hiện và gửi lên Tòa án nhân dân nơi Hội đồng trọng tài lao động đóng trụ sở trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết. Khi Tòa án nhân dân xác minh có một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ hủy bỏ phán quyết của trọng tài, khi đó các bên có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được bản phán quyết (Điều 49 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007).

- Biện pháp bảo đảm thi hành phán quyết: Các bên sẽ thực hiện biên bản hoà giải và phán quyết có hiệu lực pháp lý trong thời hạn quy định. Nếu bất kỳ một bên không thực hiện trong thời hạn, thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cưỡng chế thi hành theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu sẽ cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật (Điều 51 - Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007). Khi bên liên quan yêu cầu Tòa án nhân dân cưỡng chế thực hiện phán quyết đã có hiệu lực của trọng tài, Tòa án nhân dân sẽ từ chối việc cưỡng chế nếu nhận thấy: 1) Tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động; 2) Các quy định và nguyên tắc bị áp dụng sai; 3) Trọng tài viên có hành vi vi phạm pháp luật trong khi ra phán quyết; 4) Phán quyết trọng tài đi ngược lại lợi ích công cộng. Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được quyết định từ chối cưỡng chế thực hiện phán quyết trọng tài của tòa án, bên liên quan có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án [44].

Tóm lại, nhìn vào các quy định về phương thức giải quyết bằng trọng tài, rõ ràng pháp luật Trung Quốc có rất nhiều điểm tiến bộ mà chúng ta cần xem xét và học hỏi. Nhất là với việc Trung Quốc ban hành riêng một đạo luật quy định về trình tự, thủ tục thẩm quyền giải quyết, điều này cho thấy vai trò giải quyết của trọng tài là rất lớn và được đánh giá rất cao so với các cơ quan khác khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Trong khi tại Việt Nam, phương thức giải quyết thông qua con đường trọng tài cũng như vai trò của các cơ quan này chưa được đánh giá cao (Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích). Nên chăng pháp luật mở rộng thẩm quyền giải quyết của cơ quan này với các loại tranh chấp lao động khác.

2.4. Các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức xét xử tại tòa án theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc

Phương thức xét xử tại tòa án là lựa chọn cuối cùng mà cả pháp luật hai nước đều ghi nhận sau khi các bên đã tiến hành lựa chọn các phương thức giải quyết từ thương lượng, hòa giải và cuối cùng là sự can thiệp của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định bắt buộc hay sự tự lựa chọn của các bên trong tranh chấp lao động. Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận hoặc không đồng ý với phán quyết của trọng tài khi đó các bên mới được khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.

Điểm chung của pháp luật hai nước là thủ tục giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành giống như thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và theo trình tự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc năm 1991 và trong Văn bản giải thích một số vấn đề áp dụng luật và các quy định trong giải quyết tranh chấp lao động (sau đây gọi là Văn bản giải thích) năm 2001, văn bản này đã thực hiện những sửa đổi quan trọng đối với hệ thống tòa án giải quyết tranh chấp lao động hiện hành

tại Trung Quốc. Nghĩa là trình tự thủ tục tố tụng tranh chấp lao động tiến hành giống như các thủ tục dân sự khác về các mặt chuẩn bị trước khi xét xử, mở phiên tòa xét xử, phân tích tại phòng xử án, tranh cãi tại tòa và ra phán quyết… Tuy nhiên, bên cạnh điểm giống nhau trên, cơ chế giải quyết tranh chấp

lao động tại tòa án của Việt Nam và Trung Quốc cũng có một số điểm khác biệt cơ bản dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Thẩm quyền xét xử của tòa án

Theo pháp luật lao động Việt Nam: thẩm quyền xét xử của tòa án được Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 quy định như sau: thẩm quyền xét xử theo vụ việc - mục 1, chương III ; thẩm quyền theo các cấp xét xử - mục 2, chương III; thẩm quyền theo lãnh thổ - Điều 35, mục 2 chương III; và thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu - Điều 36, mục 2, chương III [6].

Theo pháp luật lao động Trung Quốc: Trước khi Văn bản Giải thích một số vấn đề về áp dụng luật và các quy định trong giải quyết tranh chấp lao động được ban hành, không có quy định thống nhất nào về thẩm quyền đối với tranh chấp lao động. Ở một số nơi, tòa án chấp nhận tranh chấp mà tranh chấp đó đã được Hội đồng trọng tài địa phương xử lý và đưa ra phán quyết. Ở các nơi khác, tòa án lại xác định thẩm quyền theo quy định về thẩm quyền trọng tài. Đối với các tranh chấp lao động thuộc phạm vi thẩm quyền phức tạp, tòa án ở hầu hết các tỉnh và thành phố tự trị chấp nhận giải quyết các trường hợp tranh chấp cùng mức với thẩm quyền trọng tài, tức là, nếu một bên không đồng ý với phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài cấp địa phương, ông ta có quyền kháng nghị lên Tòa án nhân dân cấp địa phương; nếu một bên không đồng ý với phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài cấp thành phố, ông ta có quyền kháng nghị lên Tòa án nhân dân trung gian cấp thành phố. Ngày 22/03/2001, tại Hội nghị lần thứ 1165, Ủy ban Tư pháp

thuộc Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Văn bản Giải thích một số vấn đề về áp dụng luật và các quy định trong giải quyết tranh chấp lao động. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ của tòa án được quy định rõ ràng hơn, đó là: “một tranh chấp lao động phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cơ sở nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc nơi thực hiện hợp đồng lao động. Nếu nơi thực hiện hợp đồng lao động là không rõ ràng, Tòa án nhân dân cấp cơ sở nơi doanh nghiệp hoạt động sẽ chấp nhận xử lý vụ việc”.

Pháp luật lao động Trung Quốc còn quy định thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp lao động của tòa án với những vụ việc cụ thể của các dạng tranh chấp lao động sau khi các bên liên quan trong tranh chấp lao động phản đối lại quyết định trọng tài và kháng nghị lên Tòa án nhân dân. Các tranh chấp trong trường hợp này bao gồm: 1) Tranh chấp xung quanh việc thực hiện hợp đồng lao động cá nhân và thỏa ước lao động tập thể; 2) Tranh chấp giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động về các vấn đề chưa được ký kết trong hợp đồng lao động nhưng xảy ra trong quan hệ lao động thực tế; 3) Người nghỉ hưu khiếu nại tới đơn vị sử dụng lao động đòi lương hưu, chi phí y tế, trợ cấp thương tật lao động và các trợ cấp bảo hiểm xã hội khác do đơn vị sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội. Tòa án nhân dân sẽ chấp nhận xử lý tranh chấp nếu bên yêu cầu trình kháng nghị phán quyết trọng tài trong thời hạn quy định. Tòa án nhân dân sẽ không chấp nhận xử lý tranh chấp nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài [44].

Tiêu chí 2: Điều kiện đối với chủ thể khởi kiện

Theo pháp luật Việt Nam, điều kiện này chỉ quy định chủ yếu trên phương diện tư cách chủ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, đó là: mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự đều có quyền khởi kiện ra tòa án.

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Theo quy định, những người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

Ngoài ra, những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện (Điều 56, 57 - Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam).

Ngược lại, điều kiện đối với chủ thế được pháp luật lao động Trung Quốc ghi nhận ở cấp độ rộng hơn không chỉ trên phương diện về năng lực chủ thể, mà cả những ý chí hợp pháp của các chủ thể khi yêu cầu khởi kiện.

Theo pháp luật lao động Trung Quốc, Luật tố tụng dân sự Trung Quốc, Luật lao động Trung Quốc và Các quy tắc về giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp, một bên có quyền đưa vụ việc ra tòa nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1) Người đó là một bên liên quan trong tranh chấp lao động. Người đó cũng có thể chỉ định người đại diện nếu tự mình không thể khiếu kiện được; 2) Người đó không chấp nhận phán quyết trọng tài (trọng tài là giai đoạn bắt buộc, chưa qua trọng tài thì không thể khiếu kiện ra tòa án được); 3) Bên bị đơn được xác định rõ ràng; 4) Yêu cầu khiếu kiện và căn cứ yêu cầu rõ ràng; 5) Trong thời hạn quy định, tức là trong vòng 15 ngày sau khi nhận được phán quyết trọng tài.

Tuy nhiên, các điều kiện tiên quyết bắt buộc trên đã được Văn bản giải thích tạm thời về một số vấn đề trong giải quyết tranh chấp lao động năm 2001 nới lỏng. Điều 2 của Văn bản này quy định: “Nếu Hội đồng trọng tài lao động từ chối xử lý vụ việc căn cứ theo kết luận rằng đây không phải là tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài sẽ thông báo cho bên yêu cầu dưới dạng văn bản về quyết định từ chối. Nếu bên yêu cầu không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài và khiếu kiện ra Tòa án nhân dân, tòa sẽ phải giải quyết khiếu kiện theo một trong các cách sau tùy theo tình hình cụ thể. Điều 3 của Văn bản giải thích tạm thời về một số vấn đề trong giải quyết tranh chấp lao động quy định: “Trong trường hợp một bên không đồng ý với việc Hội đồng trọng tài tranh chấp lao động từ chối chấp nhận giải quyết tranh chấp do đã quá thời hạn 60 ngày sau khi nhận đơn yêu cầu, nếu bên đó trình đơn kiện ra tòa án, tòa sẽ chấp nhận xử lý”. Như vậy, các quy định nói trên đã nới lỏng các điều kiện để khiếu kiện tranh chấp lao động ra tòa án [44].

Tiêu chí 3: Thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động

Pháp luật lao động Việt Nam phân loại tranh chấp lao động thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể nên thời hạn tính thời hiệu giải quyết sẽ tùy vào từng tranh chấp cụ thể:

Đối với tranh chấp lao động cá nhân, thời hiệu được tính như sau: 1) Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c Khoản 2 Điều 166 của Bộ luật lao động; 2) Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 166 của Bộ luật lao động; 3) Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 166 của Bộ luật lao động; 4) Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí