Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - 2

Bảng 2. 11. Kết quả khảo sát thực trạng về chủ thể của hoạt động giảng dạy môn

Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long..46 Bảng 2. 12. Kết quả khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động

giảng dạy môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 47

Bảng 2. 13. Kết quả khảo sát thực trạng về chủ thể, đối tượng, phân cấp quản lí hoạt động giảng dạy môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 49

Bảng 2. 14. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán. 52

Bảng 2. 15. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí việc phân công dạy học môn

Toán. 53

Bảng 2. 16. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy

của giáo viên 55

Bảng 2. 17. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí việc thực hiện kế hoạch bài dạy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

của giáo viên 56

Bảng 2. 18. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí phương pháp dạy học, phương

Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - 2

tiện dạy học 58

Bảng 2. 19. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn. 60

Bảng 2. 20. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên 61

Bảng 2. 21. Khảo sát thực trạng về quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của học sinh 63

Bảng 2. 22. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lí các điều kiện đảm bảo hoạt động giảng dạy 64

Bảng 2. 23. Kết quả khảo sát thực trạng về các yếu tố chủ quan 65

Bảng 2. 24. Kết quả khảo sát thực trạng về các yếu tố khách quan. 66

Bảng 3. 1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh 84

Bảng 3. 2. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học môn Toán

theo định hướng đổi mới giáo dục trung học phổ thông 86

Bảng 3. 3. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp đẩy mạnh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học 88

Bảng 3. 4. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng

cường quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn môn Toán 90

Bảng 3. 5. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện pháp đổi mới quản lí quá trình dự giờ, rút kinh nghiệm 92

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2. 1. Xếp loại hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 32

Biểu đồ 2. 2. Xếp loại học lực học sinh trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh

Vĩnh Long 33

Biểu đồ 2. 3. Kết quả giảng dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 35

Biểu đồ 2. 4. Kết quả điểm trung bình thi trung học phổ thông quốc gia môn Toán

ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long 35


MỞ ĐẦU‌

1. Lí do chọn đề tài

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” và đề ra mục tiêu cụ thể “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Đối với trường THPT, hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường. Chất lượng dạy ở các môn học là vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Môn Toán là một trong những môn học quan trọng, là môn học cơ bản để học một số môn học khác. Môn Toán có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống và có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, phẩm chất, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy, nhạy bén, tác phong làm việc khoa học, góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho HS. Trong quá trình đổi mới giáo dục nói chung và chương trình giáo dục trung học phổ thông nói riêng, môn Toán là một môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong các kỳ thi THPT quốc gia, môn toán luôn là môn thi bắt buộc.

Hiện nay, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện từ năm học 2017-2018. Theo hướng dẫn này, nhà trường phải căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để chủ động điều chỉnh thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá. Hoạt động dạy học sẽ chuyển từ tập trung vào trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng


lực người học, đảm bảo sự hài hoà giữa trang bị kiến thức, phát huy tính trải nghiệm sáng tạo và định hướng nghề nghiệp; các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS; các hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả với kiểm tra đánh giá quá trình.

Từ năm học 2016-2017, 2017-2018 theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Long, điểm trung bình môn toán ở các trường THPT trong huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long không ngừng nâng lên nhưng trong kỳ thi tốt nghiệp các năm 2017, 2018 điểm trung bình môn Toán ở các trường này không cao và không ổn định so với tỷ lệ điểm trung bình môn Toán các năm học tương ứng.

Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán nói chung và quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh là một việc làm cấp thiết hiện nay.

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận; khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần cải tiến công tác quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí hoạt động giảng dạy ở các trường trung học phổ thông.

Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay công tác quản lí hoạt động giảng giảng dạy môn toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, đã đạt được một số kết quả nhất định. Công tác quản lí được thực hiện qua việc quản lí nội dung, chương trình giảng dạy; quản


lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lí việc sử dụng đồ dùng giảng dạy; quản lí việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy; quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tuy nhiên chưa có sự đồng bộ giữa các trường với nhau; ở từng nội dung quản lí chưa đi vào chiều sâu.

Nếu hệ thống hóa được hệ thống lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường THPT và làm rõ thực trạng về quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, thì tác giả đề xuất được biện pháp cần thiết, khả thi trong việc quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận của quản lí hoạt động dạy, quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy môn Toán và quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu

6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào đề tài nghiên cứu, hoạt động giảng dạy môn toán trong trường THPT là một thành tố trong hệ thống hoạt động giảng giảng dạy. Cùng với các yếu tố liên quan khác, giúp đánh giá đúng thực trạng dạy môn toán ở các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Việc vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự về thời gian, không gian, phần trình bày đề tài sẽ được theo một trình tự logic.


6.1.3. Quan điểm thực tiễn

Theo quan điểm thực tiễn, chúng ta tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, nhận rõ ưu điểm, cũng như những tồn tại, hạn chế của quản lí hoạt động giảng dạy môn toán ở các trường THPT huyện Long hồ, tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tiễn, nhằm phát huy hiệu quả các đề xuất trên.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu liên quan đến hoạt động giảng dạy, quản lí hoạt động dạy, hoạt động giảng dạy môn toán và quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường THPT nhằm hệ thống hóa cơ sở lí luận cho đề tài.

6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động giảng dạy môn Toán và quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán thông qua việc kiểm tra hồ sơ và dự giờ (tham dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ họp rút kinh nghiệm sau tiết dạy).

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin về thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở 03 trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn CBQL, GV, HS về hoạt động giảng dạy môn Toán và quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT Phạm Hùng, THCS và THPT Phú Quới, THPT Hòa Ninh huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

6.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu bằng phần mềm SPSS for Win.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Giới hạn: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.


Giới hạn về chủ thể quản lí: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn môn Toán.

Giới hạn về thời gian nghiên cứu thực trạng: quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán tại các trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long trong năm học 2017-2018.

Phạm vi: Hoạt động quản lí dạy môn Toán tại các trường THPT trên địa bàn huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long gồm các trường:

Trường THPT Hòa Ninh

Trường THPT Phạm Hùng

Trường THCS và THPT Phú Quới

8. Cấu trúc của đề tài

Mở đầu

Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông.

Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3. Giải pháp quản lí hoạt động dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí