Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Hóa Theo Hướng Phân Hóa Của Giáo Viên Và Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Bình Giang

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Hóa theo hướng phân hóa của giáo viên và học sinh ở các trường THPT huyện Bình Giang

2.3.1. Nhận thức của GV về việc dạy học môn Hóa học theo hướng phân hóa ở các trường THPT

Để nắm bắt tình hình DH môn Học học hiện nay của GV, đặc biệt là tinh thần đổi mới DH, chúng tôi đã dùng câu hỏi số 1 trong phụ lục 1 (phát phiếu hỏi) đối với tất cả các CBQL, Tổ trưởng các tổ chuyên môn, GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Bính Giang, (64 người) thông qua câu hỏi nhằm xác định nhận thức của giáo viên về vấn đề dạy học theo hướng PH tại các trường THPT trong huyện, kết quả lấy ý kiến trả lời của GV và CBQL như sau:

Biểu đồ 2 1 Xác định nhận thức của giáo viên dạy môn Hóa học hiểu thế 1

Biểu đồ 2.1. Xác định nhận thức của giáo viên dạy môn Hóa học hiểu thế nào là dạy học phân hóa

Qua phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn GV chưa hiểu đúng thế nào là DH theo hướng PH, có tới 72% cho rằng dạy học theo hướng phân hóa là “phương pháp dạy học” hoặc “hình thức tổ chức dạy học” chỉ có 28% cho “là quan điểm dạy học”. Tuy nhiên qua phiếu điều tra chúng tôi cũng thấy phần lớn giáo viên đã xác định việc dạy học theo PH nghĩa là phát huy vai trò chủ đạo của học sinh, hướng người học vào vị trí trung tâm, người học tích cực, chủ động và tự giác tham gia vào quá trình học tập, từ đó hình thành năng lực. Kết quả trên cho thấy từ chỗ nhận thức chưa đầy đủ của một số giáo viên dạy môn Hóa học ở các trường THPT huyện Bình Giang đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng DH bộ môn và chất lượng chung của mỗi nhà trường.

2.3.2. Thực trạng ̣về hoaṭ đông ̣ giảng dạy môn Hóa của GV theo hướng phân hóa

2.3.2.1. Về mức độ thực hiện hướng DHPH trong môn Hóa học

Để đánh giá mức độ cần thiết việc thực hiện DHPH có học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1 để khảo sát. Tất cả các giáo viên được hỏi đều nhất trí với hướng DHPH trong môn Hóa học vì cho rằng định hướng PH là thực sự cần thiết (64/64 ý kiến của CBQL, GV, Tổ trưởng chuyên môn cho rằng rất cần thiết, thực ̣ hiêṇ đinḥ hướng DHPH).

Về căn cứ để phân hóa đối tượng HS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1, kết quả như sau: 16/64 giáo viên (25%) khẳng định trong dạy môn hóa học đã chú ý phân hóa theo hứng thú của HS, tức là căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho các em tìm hiểu khám phá nhận thức. 34/64 giáo viên (53,1%) lựa chọn phân hóa theo sự nhận thức của học sinh. Chủ yếu các thầy cô sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với một số kỹ thuật DH như kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật sơ đồ tư duy… nhằm tạo điều kiện cho HS giúp đỡ nhau trong học tập. Mặt khác, GV còn cung cấp một số hoạt động có thể được thực hiện độc lập hoặc theo nhóm HS dựa trên sự lựa chọn của các em. HS có năng khiếu cũng cần đến những hướng dẫn thích hợp, sự tương tác với những HS có năng khiếu khác và sự phản hồi thường xuyên từ phía GV trong quá trình học tập.

10/64 = 15,6% GV lựa choṇ phân hóa theo sức học của HS. Tức là căn cứ vào trình độ học lực có thực của học sinh để có những tác động sư phạm phù hợp với người học. Dựa trên trình độ khá, trung bình, yếu mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng. Do đó mọi HS trong lớp đều tìm thấy hứng thú trong học tập. Tuy nhiên các giáo viên đều cho rằng cách làm này mất khá nhiều thời gian.

Chỉ có 4/64 giáo viên (6,3%) lựa chọn phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học. Các thầy cô cho rằng nên giành sự phân hóa này ở các lớp bồi dưỡng với từng đối tượng học sinh.

Kết quả cụ thể ở Biểu đồ dưới đây:


Biểu đồ 2 2 Biểu đồ căn cứ phân hóa đối tương ̣ HS Với câu hỏi số 4 2

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ căn cứ phân hóa đối tương ̣HS

Với câu hỏi số 4, phụ lục 1; câu số 5, phụ lục 2 về mức độ thường xuyên thưc ̣ hiêṇ đinḥ hướng DHPH đối tượng HS trong môn hóa, với hai đối tượng (64 giáo viên (gồm CBQL, GV bộ môn Hóa, Tổ trưởng chuyên môn, GV cốt cán và 360 học sinh) cho thấy không nhiều GV trả lời thực hiện thường xuyên (24/64 = 37,50% GV và 110/360 = 30,60% HS); hầu hết GV đôi khi mới thực hiện (40/64 = 62,50% giáo viên và 250/360 = 69,40% học sinh); không có GV và HS nào cho rằng các thầy cô chưa từng thực hiêṇ DHPH.

2.3.2.2. Về mức độ giáo viên thực hiện nội dung hoạt động giảng dạy

Để đánh giá nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5, phụ lục 1 và câu số 6, phụ lục 2. Kết quả như sau:

Đối với người GV, hoạt động giảng dạy là hoạt động cơ bản nhất, là khâu then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Để hoạt động dạy học được tốt, người GV phải thực hiện một số nội dung cơ bản như: chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp; luôn luôn cập nhật, mở rộng với những kiến thức trong bài giảng, phù hợp với đối tượng HS; sử dụng các PPDH phát huy tích cực trong hoạt động học tập của HS; sử dụng nhuần nhuyễn và có hiệu quả phương thức dạy học....Khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã khảo sát 64 giáo viên và 360 học sinh của 3 khối (mỗi khối 1 lớp ở ba tường THPT) tự đánh giá (giáo viên) và đánh giá (học sinh) về mức độ giáo viên thực hiện các nội dung hoạt động dạy môn Hóa cho kết quả như sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ GV thực hiện các nội dung hoạt động giảng dạy môn Hóa học


STT


Các nội dung hoạt động

Mức độ thực hiện (%)/ Số lượng

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS


1

Chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp

78,0

80,5

22

19,5

0

0

0

0

50

290

14

70

0

0

0

0


2

Luôn cập nhật, mở rộng với những kiến thức trong bài giảng, phù hợp

với đối tượng HS

62,5

85,0

31.5

11,2

6,0

3,8

0

0


40


306


20


40


4


14


0


0


3

Sử dụng các PPDH phát huy tích cực trong hoạt

động học tập của HS

93,5

75,6

6,5

24,4

0

0

0

0

60

272

4

88

0

0

0

0


4

Sử dụng nhuần nhuyễn và có hiệu quả PTDH

53,2

68,3

37,5

21,1

9,3

10,6

0

0

34

256

24

76

6

28

0

0


5

Thay đổi PPDH khi hoạt động học tập của HS

không tích cực

56,4

38,9

31,2

42,8

12,4

18,3

0

0

36

140

20

154

8

66

0

0


6

Hướng dẫn HS về phương pháp học tập, khai thác

nội dung kiến thức trong SGK và tài liệu học tập

59,4

18,5

31,2

68,2

9,4

13,3

0

0


38


67


20


246


6


47


0


0


7

Quan tâm tìm hiểu những khó khăn HS hay gặp phải trong quá trình học

tập, đặc biệt đối với học sinh trung bình, yếu.

53,5

24,5

31,0

43,0

15,5

32,5

0

0


34


88


20


155


10


117


0


0


8

Yêu cầu đối với HS về tính tự giác và sáng tạo

trong học tập

53,0

13,5

47,0

68,2

0

18,3

0

0

34

49

30

246

0

65

0

0


9

Có hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của HS ngay sau bài học

31,2

29,5

46,9

42,0

21,9

28,5

0

0

20

106

30

151

14

103

0

0


10

Thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh về

hoạt động dạy học

53,0

36,6

47

45,0

0

18,4

0

0

34

132

30

162

0

66

0

0

11

Đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy

31,2

24,4

46,9

42,8

21,9

32,8

0

0

20

88

30

154

14

118

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Từ kết quả Bảng 2.6 cho thấy cả giáo viên và học sinh khá đồng nhất trong tự đánh giá và đánh giá về mức độ giáo viên thực hiện các nội dung hoạt động giảng dạy. Ở mức độ thực hiện không bao giờ trong cả 11 nội dung hoạt động không có GV và HS nào đánh giá cho thấy các giáo viên Hóa học ở Trường THPT huyện Bình

Giang đều thường xuyên thực hiện các nội dung hoạt động. Các nội dung được cả GV và HS đánh giá ở mức độ Rất thường xuyên và Thường xuyên cao là: Sử dụng các PPDH phát huy tích cực trong hoạt động học tập của HS ; Chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi lên lớp; Luôn cập nhật, mở rộng với những kiến thức trong bài giảng, phù hợp với đối tượng HS. Bên cạnh đó còn một số nội dung hoạt động DH còn được đánh giá ở mức độ đôi khi khá cao là: Đánh giá và cải tiến hoạt động giảng dạy; Quan tâm tìm hiểu những khó khăn HS hay gặp phải trong quá trình học tập, đặc biệt đốí với học sinh trung bình, yếu; thay đổi PPDH khi hoạt động học tập của HS không tích cực. Thậm chí còn có nội dung có độ vênh khá cao giữa tự đánh giá của giáo viên và đánh giá của HS như: Yêu cầu đối với học sinh về tính tự giác và sáng tạo trong học tập; Thu thập thông tin phản hồi từ phía HS về hoạt động DH (ở cả 2 nội dung GV tự đánh giá mức độ đôi khi là 0% trong khi học sinh đánh giá là 18,4%). Điều này cho thấy GV dạy hóa học cần cố gắng hơn nữa trong việc quan tâm và lắng nghe HS.

2.3.2.3. Về tinh thần thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp của GV

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu.

Qua kết quả phỏng vấn, kiểm tra đánh giá GV thông qua các tiết dự giờ định kỳ, dự đột xuất tôi nhận thấy: (12/12) 100% GV Hóa của các trường THPT trong huyện đều yêu nghề, gắn bó với nghề DH; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS noi theo. 100% các giáo viên nói chung và giáo viên Hóa nói riêng của các trường THPT huyện Bình Giang đều ý thức sâu sắc rằng thời kỳ đổi mới đòi hỏi sản phẩm GD phải có phẩm chất, có năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì lẽ đó, phẩm chất và nhân cách nhà giáo cũng được quy định thêm bởi nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và lòng yêu thương HS. Nhà giáo có thâm niên hay mới vào nghề muốn tồn tại và phát triển nghề nghiệp thì phải luôn có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp thêm tình thương yêu học trò, tinh thần trách nhiệm trong việc GD thế hệ trẻ(thế hệ tương lai của đất nước).

Nói cách khác, phẩm chất “hồng” và “chuyên” của người thầy ngày nay phải được thể hiện rõ bằng chính những việc làm cụ thể. Các thầy cô đều thương yêu, tôn

trọng, đối xử công bằng với HS, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. Ở trên lớp, các GV luôn chú ý cung cấp đủ lượng kiến thức, bảo đảm cho HS tiếp thu được kiến thức bằng sự hướng dẫn tận tâm chứ không chỉ là giảng bài. Để kích thích tư duy HS tự suy nghĩ, tự tìm tòi và khám phá, đòi hỏi người thầy phải đầu tư, cập nhật kiến thức trong soạn và giảng; hướng vào từng cá nhân, kiên trì dành nhiều thời gian mới phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của từng HS…

Ở ngoài lớp, các thầy cô trau dồi nâng cao trình độ lý luận chính trị, là tấm gương tiên phong, nhiệt huyết cho HS noi theo. Trong ứng xử với đồng nghiệp luôn đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu GD. Khi sinh hoạt tổ chuyên môn, phối hợp với các GV bộ môn, giáo viên chủ nhiệm… để đánh giá học lực, hạnh kiểm HS, đòi hỏi các thầy cô phải nghiêm túc, chính xác bằng cái tâm của mình. Đối với việc chuyển tải, cung cấp và hướng dẫn các bài tập, tài liệu kiến thức ngoài chương trình, SGK nhằm kích thích tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu khoa học cho HS, đòi hỏi người thầy phải đầu tư nghiên cứu, học tập, cập nhật bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Ngoài ra, các thầy cô cũng cương quyết đấu tranh loại trừ những biểu hiện chạy theo thành tích, xúc phạm đến nhân cách và thân thể HS, hoặc cố kiếm tiền bằng mọi hình thức, tự đánh mất mình, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của đồng nghiệp, mất lòng tin của xã hội. Đặc biệt, nhà giáo phải không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong gương mẫu, thương yêu, gần gũi HS, gắn bó, đoàn kết với đồng nghiệp, thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học được HS, phụ huynh và cộng đồng quý mến.

2.3.2.4. Về sử dụng các PPDH và PTDH Hóa trong hoạt động giảng dạy

Để tìm hiểu nội dung này. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6, phụ lục 1 và câu số 7, phụ lục 2. Kết quả như sau:

Trong môn Hóa, ngoài những phương pháp truyền thống như thuyết trình, vấn đáp, trực quan, các GV còn sử dụng kết hợp các phương pháp như phương pháp luyện tập và thực hành, phương pháp DH phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp DH hợp tác trong nhóm nhỏ. Thống kê kết quả khảo sát 64 giáo viên Hóa và 360 học sinh ở cả 3 khối lớp ở (160 học sinh định hướng và 200 học sinh ở lớp đại trà) chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các PPDH và PTDH Hóa học trong giảng dạy của GV‌


STT


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện(%) / Sơ lượng

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

GV

HS

GV

HS

GV

HS

I.

Các PPDH Hóa

1

Bảng phấn, dụng cụ dạy học thông thường

87,5

94,5

12,5

5,5

0

0

56

340

8

20

0

0

2

Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh, mô hình

78,2

70,6

21,8

29,4

0

0

50

254

14

106

0

0


3


Tivi, video

31,0

8,3

69,0

67,8

0

23,9

20

30

44

244

0

86

4

Tài liệu dạy và học hóa, phiếu học tập

90,5

73,4

9,5

26,6

0

0

58

264

6

96

0

0


5

Ứng dụng công nghệ thông tin, máy vi tính, máy trình chiếu,

phần mềm ứng dụng dạy hóa...

46,8

42,5

53,2

57,5

0

0

30

153

34

207

0

0


6

Bảng phấn,dụng cụ dạy học thông thường

87,5

67,5

12,5

32,5

0

0

56

243

8

117

0

0


7

Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh, mô hình

53,2

52,8

46,8

47,2

0

0

34

190

30

170

0

0

II.

Các PTDH Hóa


1

Bảng phấn,dụng cụ dạy học thông thường

100

100

0

0

0

0

64

360

0

0

0

0


2

Đồ dùng trực quan, tranh, ảnh, mô hình

21,8

31,6

78,2

68,4

0

0

14

114

50

246

0

0


3


Tivi, video

9,5

13,9

62,5

63,9

28,0

22,2

6

50

40

230

18

80


4

Tài liệu dạy và học hóa, phiếu học tập

100

100

0

0

0

0

64

360

0

0

0

0


5

Ứng dụng công nghệ thông tin, máy vi tính, máy trình chiếu,

phần mềm ứng dụng dạy hóa...

100

100

0

0

0

0

64

360

0

0

0

0

Phân tích kết quả khảo sát cho thấy: Ở cả nội dung đánh giá các PPDH và PTDH môn Hóa, 64 giáo viên hóa và 360 học sinh của cả 3 khối lớp đều gặp nhau trong đánh giá mức độ thực hiện của GV. Về PPDH, các phương pháp vẫn được đánh giá cao vẫn là các phương pháp truyền thống như: Luyên tập và thực hành (90,5% giáo viên và 73,4% HS được hỏi trả lời ở mức độ Thường xuyên); phương pháp

Thuyết trình và giảng giải, Vấn đáp nhận được kết quả từ 70% trở lên ở cả hai đối tượng đánh giá Thường xuyên thực hiện. Trong môn Hóa học, lời nói thường dùng để lập luận, dẫn dắt,mô tả, giải thích. Riêng vấn đề luyện tập và thực hành thí nghiệm chính là đặc trưng của môn Hóa học. Một số phương pháp mới cũng được các GV sử dụng khá thành thạo và thường xuyên được ghi nhận là: Dạy học theo nhóm, quan tâm tới từng đối tượng HS (87,5% GV và 67,5% HS đánh giá ở mức Thường xuyên). Tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch giữa đánh giá của hai đối tượng (Phương pháp Trực quan có tới 23,9% số HS được hỏi trả lời giáo viên của các em không bao giờ sử dụng trong khi không có GV nào lựa chọn mức độ này). Phương pháp trực quan thì không phải trong tình huống nào cũng sử dung. Điều này đặt vấn đề cho người QL cần quan tâm tới việc sử dụng các phương pháp dạy học của GV.

Về việc sử dụng các phương tiện dạy học (PTDH): các phương tiện được cả hai đối tượng nhận xét giáo viên sử dụng thường xuyên cao và mang tính truyền thống đó là: Bảng phấn, dụng cụ DH thông thường (100% đánh giá ở mức Thường xuyên). Các PTDH hiện đại cũng được các GV tích cực đưa vào trong hoạt động DH theo hướng PH môn Hóa học như: Tài liệu dạy và học Hóa, phiếu học tập, Ứng dụng CNTT và truyền thông: máy vi tính, máy trình chiếu đa năng, phần mềm ứng dụng dạy và học hóa (được 100% lựa chọn mức độ Thường xuyên). Bên cạnh đó, một số phương tiện ít được các GV sử dụng như: Tivi, Video, đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sơ đồ,... Điều này cũng phù hợp với phần nhận xét của HS.

2.3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7, phụ lục 1 và câu số 8, phụ lục 2. Kết quả như sau:

Cách kiểm tra đánh giá đã được thực hiện linh hoạt hơn trước. Hầu hết GV đều sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá: Đây là điều mới trong đánh giá, làm cho đánh giá trong môn Hóa học tiến tới sự khách quan.Vận dụng sự thay đổi trong chính sách ra đề trắc nghiệm: Đề kiểm tra Hóa hiện nay không còn khép kín trong việc trình bày những vấn đề hàn lâm kinh viện hoặc xa rời thực tế. Nhiều bài tập hóa học được gắng liền với những vấn đề của cuộc sống, khiến cho môn Hóa học thiết thực và gắn bó hơn với HS.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022