Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Tại Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long


dạy (ĐTB: 2,46, xếp TH 5), sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dây học, các kỹ năng trong dạy học (ĐTB: 2,46, xếp TH5) chỉ được thực hiện ở mức ít thường xuyên. Việc chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên chỉ theo thực hiện vào đầu năm học theo các buổi tập huấn do cấp trên tổ chức. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy có thực hiện nhưng cũng không thực hiện thường xuyên. GV chỉ sử dụng tranh ảnh đơn thuần trong các tiết dạy hàng ngày, máy cassette, tranh ảnh và giáo án điện tử, chỉ sử dụng trong các tiết dự giờ, thao giảng, còn về việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy là rất ít thực hiện, gần như là không có.

Nguyên nhân của hạn chế:

Một số GV chưa được tập huấn PPDH Tiếng Anh theo hướng đổi mới chương trình Tiếng Anh 10 năm và đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Vì không thường xuyên thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra việc đổi mới PPGD, dẫn đến GV giảng dạy trên lớp không sử dụng các thiết bị hổ trợ máy cassette, tranh ảnh đẹp, đúng. Chưa thật sự đầu tư trang thiết bị cho hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2‌

Công tác quản lý HĐGD nói chung, HĐGD môn tiếng Anh nói riêng tại các trường THCS huyện Tam Bình, Vĩnh Long đã được quan tâm và chỉ đạo thực hiện tương đối ổn định, chất lượng môn học luôn được duy trì, góp phần làm nên chất lượng giáo dục chung cho toàn huyện.

Qua khảo sát thực trạng HĐGD môn tiếng Anh và thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh tại một số trường trong huyện, chúng ta thấy rằng việc nâng cao chất lượng môn tiếng Anh là cần thiết trong tình hình đất nước ngày càng phát triển, đáp ứng được việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Do vậy, HT các trường cần có các biện pháp thiết thực hơn trong quản lý HĐGD môn tiếng Anh; quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo đặc thù môn học; quản lý việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học và đầu tư cho CSVC; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, nhằm thực hiện có hiệu quả HĐGD môn tiếng Anh tại trường.


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp‌

3.1.1. Cơ sở pháp lý

Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 10

- Luật giáo dục (năm 2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục (năm 2009).

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT).

- Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017 – 2018.

- Hướng dẫn số 1460/HD-SGDĐT, ngày 10/9/2018 của Sở GD&ĐT Vĩnh Long về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2018 – 2019.

- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”

- Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp trung học cơ sở của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, trong đó có quy định: “Văn bản chương trình tiếng Anh THCS là cơ sở pháp lý để:

Quản lý việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS; Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình;

Biên soạn, lựa chọn tài liệu dạy và học tiếng Anh, bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên, các tài liệu tham khảo và học liệu điện tử;

Định hướng phương pháp dạy và học tiếng Anh ở trường THCS; Thiết kế và lựa chọn đồ dùng và thiết bị dạy học;

Đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên sư phạm và cán bộ quản lý các cấp.”(2012)


Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã quy định “Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục. Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiêm cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục”.

3.1.2. Cơ sở lý luận

Nghiên cứu cơ sở lý luận của HĐGD và HĐGD môn tiếng Anh cấp THCS, lý luận về công tác quản lý và quản lý HĐGD môn tiếng Anh; nghiên cứu các chức năng của công tác quản lý để đề ra các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh cấp THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long.

2.1.3. Cơ sở thực tiễn

Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS huyện Tam Bình, Vĩnh Long, cho chúng ta thấy được CBQL các trường đã thực hiện tốt các chức năng quản lý như xây dựng kế hoạch đầu năm học, trong đó có các kế hoạch nâng cao nhận thức của CBQL và GV về HĐGD trong đó có HĐGD môn tiếng Anh; cụ thể hóa các văn bản cấp trên về chỉ đạo HĐGD, chỉ đạo thực hiện công tác giảng dạy; thực hiện khá tốt công tác kiểm tra, đánh giá HS.Bên cạnh đó vẫn còn một số hoạt động mà nhà quản lý thực hiện chưa đạt kết quả cao như là quản lý một số hoạt động chuẩn bị giảng dạy, thực hiện giảng dạy; quản lý việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn tiếng Anh; quản lý tổ chuyên môn; quản lý một số yếu tố trong công tác kiểm tra, đánh giá HS. Vì vậy qua phân tích thực trạng, tác giả đã đưa ra những mặt hạn chế và mong muốn đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long.

3.2. Các biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

3.2.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp‌

3.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu


Các biện pháp đề xuất phải đúng với mục tiêu, nội dung, chương trình, quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT. Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính pháp lý, và phù hợp với đa số các trường trên địa bàn khảo sát, cũng như phải phù hợp với điều kiện địa phương.

3.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Các biện pháp đưa ra thực hiện phải có sự hợp nhất với nhau, cùng thực hiện trong quá trình quản lí, nhằm đạt được hiệu quả của công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh. Do vậy, các biện pháp phải được liên kết chặt chẽ và hổ trợ lẫn nhau trong một hệ thống nhất.

3.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh, vì thế khi thực hiện các biện pháp này nó phải mang lại hiệu quả tích cực cho công tác quản lý. Theo hướng đổi mới GD ngày nay, các biện pháp đạt hiệu quả cao hơn hiện tại trong công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh.

3.2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tùy vào điều kiện của trường, của địa phương (khảo sát thực trạng), các biện pháp đưa ra phải phù hợp thực tiễn và có thể thực hiện được. CBQL và GV môn tiếng Anh thực hiện các biện pháp một cách nhẹ nhàng, dể thực hiện mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh, đồng thờinâng dần chất lượng của môn học.

3.2.2. Các biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và các nguyên tắc, đề tài đề xuất một số biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

3.2.2.1. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh

* Biện pháp 1: Tăng cường quản lý việc thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên

Mục đích của biện pháp:


Quản lý tốt công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của GV nhằm không ngừng cập nhật kiến thức mới và các phương pháp dạy học tích cực cho GV tiếng Anh.

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

Xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng cho GV nói chung, GV tiếng Anh nói riêng.

Chỉ đạo tổ chuyên môn cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường thành kế hoạch tổ và kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn của cá nhân GV.

Đưa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn vào tiêu chí phân loại GV và tiêu chí thi đua cuối năm học.

Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của GV như: Học theo chương trình tín chỉ về bồi dưỡng phương pháp, hay về giáo trình giảng dạy mới của các dự án; mời chuyên gia về tập huấn; bồi dưỡng theo cụm hay nhóm GV; tự học từ mạng thông tin internet; mời chuyên gia tập huấn các phần mềm giảng dạy tiếng Anh…

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học:

Chỉ đạo tổ CM lập kế hoạch nghiên cứu khoa học theo hình thức nghiên cứu khoa học ứng dụng.

TCM thảo luận, lựa chọn đề tài với hình thức nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm GV cùng khối lớp.

Phổ biến toàn trường các đề tài nghiên cứu khoa học, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy tại lớp và các trường cùng địa bàn.

Xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện đề tài.

HT giao TTCM thường xuyên kiểm tra đôn đốc để GV thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, kịp thời báo cáo tiến độ thực hiện, giúp đỡ GV khi gặp khó khăn. Khi kiểm tra, bộ phận kiểm tra cần nhận xét, đánh giá cụ thể để có biện pháp điều chỉnh, đồng thời thiết lập thói quen cho GV về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn là công việc thường xuyên trong quá trình giảng dạy.


GV có chuyên môn giỏi, là một trong những yếu tố cơ bản cho quá trình truyền tải kiến thức cho HS

* Biện pháp 2: Nâng cao công tác quản lý hoạt động gỉảng dạy môn tiếng

Anh


Mục đích của biện pháp

Nhằm quản lý tốt công tác chuẩn bị giảng dạy và thực hiện hoạt động giảng

dạy của GV trên lớp.

Nội dung và các thực hiện biện pháp:

HT cụ thể hóa đường lối của đảng, chính sách giáo dục của nhà nước, các văn bản của ngành về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy cho GV nhân viên trong nhà trường nói chung, và văn bản liên quan đến đặc thù môn tiếng Anh thông qua các buổi hợp đầu năm, họp hội đồng GV.

HT chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng khối lớp. Xây dựng kế hoạch dạy học giúp GV thấy được những hoạt động cần thiết, các công việc cụ thể cần phải làm để đạt được kết quả dự kiến. Các nội dung như soạn giáo án, lên lớp, dự giờ, thao giảng, chấm chữa bài, tự bồi dưỡng... phải cụ thể rõ ràng, có nội dung về đổi mới giảng dạy. BGH và tổ trưởng phê duyệt kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV trong suốt quá trình thực hiện.

HT chỉ đạo TTCM quản lý việc soạn kế hoạch bài học của GV

Việc soạn kế hoạch bài dạy của GV là nhân tố quyết định phần lớn sự thành công cũng như kết quả học tập của HS, vì vậy mà khâu soạn bài lên lớp của GV cần phải được thực hiện nghiêm túc.

HT chỉ đạo sâu sát việc soạn giáo án theo hướng đổi mới giáo dục, lồng ghép các hoạt động sao cho các hoạt động cùng tương tác, đưa ra một thể thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy. Vì vậy, GV phải đặc biệt chú trọng việc đổi mới các hoạt động trong bài dạy của cả GV và HS, theo hướng lấy HS làm trung tâm, người Thầy giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn, trả lời thắc mắc của HS.

HT chỉ đạo tổ tiếng Anh nghiên cứu kỹ nội dung chương trình từng khối lớp. Trao đổi, thảo luận thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, PP, phương tiện,


hình thức tổ chức từng tiết học để giúp GV xác định đúng trọng tâm bài soạn và không có sự lệch lạc giữa các thành viên trong tổ.

HT lập kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo cho TTCM cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra của nhà trường trong việc kiểm tra các hoạt động chuẩn bị giảng dạy của GV theo nhiều hình thức như kiểm tra giáo án định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề như cách soạn giáo án của tiết dạy kỹ năng nghe (Listening); kỹ năng nói (Speaking); kỹ năng đọc (Reading); kỹ năng viết (Writing). Khi kiểm tra HT phối hợp với TTCM đưa ra nhận xét và các yêu cầu cụ thể, giúp GV thực hiện hoạt động soạn kế hoạch bài học tốt hơn.

HT chỉ đạo TTCM lập kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV tiếng Anh. Trong đó có kế hoạch thao giảng, dự giờ trong tổ, trong khối lớp dạy.

Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường dự giờ, thường xuyên nắm thông tin về hoạt động giảng dạy của GV thông qua kiểm tra sổ đầu bài, sổ báo giảng, tiếp xúc với HS…để đánh giá mức độ đổi mới phương pháp của GV và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ GV khi GV gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị hiện đại.

Về quản lý đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn tiếng Anh: Lập kế hoạch bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV.

Tổ chức tập huấn cho GV về lý luận phương pháp giảng dạy bằng nhiều hình thức như mời chuyên gia, thành lập tổ tự bồi dưỡng về phương pháp, thao giảng các tiết dạy có áp dụng đổi mới phương pháp, trao đổi, rút kinh nghiệm…

Từ đó CBQL giúp GV trang bị cho mình kiến thức về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tập huấn cho GV sử dụng thành thạo các phương tiện giảng dạy, giúp GV tự tin khi đứng lớp.

Tạo điều kiện cho GV tham gia dự giờ thường xuyên trong tổ, khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả tiết dạy.

HT thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra về các điều kiện hổ trợ cho hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.

Như vậy để hỗ trợ tốt và tạo điều kiện môi trường cho GV thực hiện đổi mới PPGD, HT cần quan tâm đến việc trang bị kiến thức cho GV, đồng thời tăng cường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2023