Cơ Sở Lí Luận Của Quản Lí Hoạt Động Giảng Dạy Môn Toán Ở Trường Trung Học Phổ Thông


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu‌

Nhiều tác giả nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về lí luận giảng dạy, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới thời kỳ cận - hiện đại đặc biệt coi trọng giáo dục tri thức gắn liền với giáo dục nhân cách, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục xã hội.

Trong tác phẩm “Lí luận dạy học vĩ đại”, J.A.Komensky cho rằng một nền giáo dục đúng đắn phải được tổ chức và hoạt động sao cho thích ứng với thiên nhiên, ông cũng đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản để đảm bảo hoạt động giảng dạy trong nhà trường như giảng dạy trực quan, giảng dạy tích cực, bám sát đối tượng HS, sử dụng đồ dùng giảng dạy. Ông nói: “Tôi thường bồi dưỡng cho học sinh của tôi tin thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn”. Ông còn viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách … Hãy tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn và học sinh được học nhiều hơn” (J.A.Komensky, 1657).

John Dewey là một triết gia, một nhà giáo dục, cũng đồng thời là một nhà quản lí giáo dục nổi tiếng của Mỹ và của thế giới đầu thế kỷ XX đã cùng với đồng nghiệp thành lập Trường Thực nghiệm giáo dục thuộc Đại học Chicago (Chicago Laboratory School of Education) do chính ông làm Hiệu trưởng. Trong các tác phẩm “Trường học và xã hội”, “Trẻ em và chương trình học” ông đã trình bày và chứng minh cho những nguyên lí chủ yếu của triết lí giáo dục J.Dewey như chương trình giáo dục phải bắt đầu bằng và được xây dựng theo những lợi ích của trẻ; phải tạo ra và củng cố sự tương tác giữa tư duy và hoạt động thực tiễn trong lớp học của trẻ; thầy giáo phải là người hướng dẫn, là người cộng tác với HS thay vì làm người đốc công thường xuyên đưa đến cho HS một đống bài học và bài học thuộc lòng có sẵn; mục tiêu của trường học là sự trưởng thành của trẻ em trên mọi phương diện (John Dewey, 1899, 1902).


Như vậy, có thể thấy, lí luận giảng dạy và lí luận về quản lí giáo dục là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm quan tâm. Trong đó, việc kết hợp giáo dục trí dục với đức dục là yêu cầu tất yếu của giáo dục toàn diện.

Từ yêu cầu đổi mới GD&ĐT nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nói riêng, nhiều người nghiên cứu đã nghiên cứu sâu về vấn đề đổi mới nội dung giảng dạy theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động giảng dạy của các tác giả như:

Tác giả Trần Kiểm với những tài liệu, giáo trình chuyên khảo về khoa học quản lí giáo dục như tác phẩm: Khoa học quản lí nhà trường phổ thông, Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục (Trần Kiểm, 2002, 2008a, 2008b).

Tác giả Đặng Quốc Bảo, cẩm nang nâng cao năng lực quản lí nhà trường

(Đặng Quốc Bảo, 2007).

Tác giả Đoàn Văn Điều: Lấy HS làm trung tâm là hướng để đổi mới trường học, Thực trạng về đội ngũ GV vùng đồng bằng sông Cửu Long đề xuất các chủ trương, biện pháp, chính sách (Đoàn Văn Điều, 2001, 1995).

Trong quyển Phương pháp dạy học môn Toán, Nguyễn Bá Kim trình bày những tri thức căn bản về lĩnh vực phương pháp dạy học môn Toán: Từ giới thiệu đại cương về bộ môn tới mục đích, nội dung và phương pháp dạy học môn Toán cho đến cả việc lập kế hoạch dạy học và soạn bài. Sách đặc biệt đi sâu vào những vấn đề thời sự cấp bách như định hướng đổi mới phương pháp dạy học, những xu hướng dạy học không truyền thống và sự đánh giá việc học tập của học sinh (Nguyễn Bá Kim, 2011).

Nhóm tác giả Bùi Văn Nghị, Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Ngọc Anh với tác phẩm Dạy học hình học ở trường THPT theo hướng giúp HS kiến tạo tri thức trình bày những tình huống dạy học theo hướng làm cho học sinh tích cực và tự lực tham gia kiến tạo tri thức, góp phần đổi mới quá trình dạy học trong trường Trung học phổ thông (Bùi Văn Nghị, Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Ngọc Anh, 2015).


Tác giả Vũ Thị Ngân với luận văn thạc sĩ khoa học giáo dụcQuản lí hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo định hướng giáo dục THPT sau năm 2015 (Vũ Thị Ngân, 2016). Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lí luận, trình bày thực trạng và đề suất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THPT huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình theo định hướng giáo dục THPT sau năm 2015 trong đó có nội dung tập trung phát triển các năng lực cho học sinh.

Tác giả Võ Hoàng Vân với luận văn thạc sĩ khoa học giáo dụcQuản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Vĩnh Long nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Long từ đó, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Vĩnh Long (Võ Hoàng Vân, 2018).

1.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu‌

1.2.1. Quản lí

Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 1997).

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lí là quá trình gây tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt mục tiêu chung” (Đặng Quốc Bảo, 1995).

Hay Phạm Khắc Chương định nghĩa“Quản lí là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lí, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích con người” (Phạm Khắc Chương, 2009).

Tác giả Lê Quang Sơn trình bày “Quản lí là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kĩ


thuật…), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hoàn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra”. (Lê Quang Sơn, 2014).

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu quản lí là những tác động (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh (nếu có)) của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.2. Quản lí giáo dục

“Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất”. (Trần Kiểm, 1997, Tr.147).

Theo Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).

“Quản lí giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học-giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư, 2012).

Quản lí giáo dục là những tác động (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh (nếu có)) của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

1.2.3. Hoạt động giảng dạy

“Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016).


Hoạt động giảng dạy là một khâu trong hoạt động dạy học. Trong hoạt động giảng dạy, GV giữ vai trò chủ đạo, dạy hướng đến học, dạy thúc đẩy học và làm cho học thành công. Hoạt động giảng dạy của GV không chỉ là quá trình truyền thụ tri thức, mà còn là quá trình điều khiển, tổ chức, chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh tri thức, giúp HS nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.

Hoạt động giảng dạy ở trường THPT thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Tổ chức, điều khiển HS nắm vững hệ thống những tri thức khoa học, phổ thông, hiện đại, phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội và con người Việt Nam, khả năng tư duy của HS Việt Nam, đồng thời rèn luyện cho HS những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng (nhiệm vụ giáo dưỡng).

Tổ chức, điều khiển nhằm phát triển ở HS năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo (nhiệm vụ phát triển).

Từ hai nhiệm vụ trên HS dần dần hình thành và hoàn thiện cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, lí tưởng và những phẩm chất cần thiết của con người mới xã hội chủ nghĩa (nhiệm vụ giáo dục).

1.2.4. Quản lí hoạt động giảng dạy

Quản lí hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lí vào hoạt động dạy học được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học (Trần Thị Hương, 2011)

Quản lí hoạt động dạy học thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi GV và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường (Lê Quang Sơn, 2014, tr. 22 ).

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu, quản lí hoạt động giảng dạy là những tác động của chủ thể quản lí (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó) đến đối tượng quản lí (GV) thông qua các chức năng quản lí (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc thực hiện) nhằm góp phần đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường.



thông

1.2.5. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Toán học ở trường trung học phổ


Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường THPT là những tác động có

mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó môn Toán tới tổ chuyên môn, GV môn Toán học và quá trình giảng dạy Toán học cùng các thành tố tham gia vào quá trình đó nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Toán một cách hiệu quả, góp phần đáp ứng mục tiêu dạy học đặt ra.

1.3. Lí luận về hoạt động giảng dạy môn toán ở trường trung học phổ thông‌

1.3.1. Vị trí và đặc điểm của môn Toán ở trường trung học phổ thông Môn Toán trung học phổ thông là tiếp nối chương trình Trung học cơ sở,

cung cấp vốn văn hóa toán học phổ thông một cách hệ thống và tương đối hoàn chỉnh bao gồm kiến thức, kĩ năng, phương pháp tư duy.

Môn Toán trung học phổ thông có 02 đặc điểm chính:

Một là, tính trườu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng.

Hai là, tính logic và tính và tính thực nghiệm.

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2002, (tr.2 và tr.26) việc

dạy học môn Toán có 4 mục tiêu chung sau đây:

- Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản, thiết thực.

- Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả năng suy luận đặc trưng của toán học cần thiết cho cuộc sống.

- Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.

- Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động theo định hướng phân ban: ban Khoa học Tự nhiên và ban Khoa học Xã hội - Nhân văn.


Trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá phải chú trọng:

- Căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Toán của Bộ GD&ĐT.

- Những kiến thức, kĩ năng cơ bản và phương pháp tư duy mang tính đặc thù của toán học phù hợp với định hướng của cấp học THPT.

- Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm, không yêu cầu quá cao về lí

thuyết.

- Giúp HS nâng cao năng lực tư duy trừu tượng và hình thành cảm xúc thẩm

mĩ, khả năng diễn đạt ý tưởng qua học tập môn Toán.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, (tr.8 và tr.9), môn Toán cấp THPT nhằm giúp HS đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hóa được cho vấn đề tương tự; sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về:


+ Đại số và Một số yếu tố giải tích: Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; nhận biết các hàm số


sơ cấp cơ bản (lũy thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian.

+ Hình học và Đo lường: Cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số (vectơ, tọa độ) trong hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường.

+ Thống kê và Xác suất: Hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.

- Góp phần giúp HS có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau THPT; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.


thông

1.3.3. Nội dung của hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ


Theo khung phân phối chương trình (BGD&ĐT, 2009), chương trình chuẩn

môn toán gồm các nội dung sau:

Bảng 1. 1. Nội dung môn Toán lớp 10


TT

Nội dung

Số tiết

1

Mệnh đề. Tập hợp

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - 3

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí