Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giảng Dạy Môn Toán Của Gv Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs


Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung chương trình môn Toán theo hướng phát triển năng lực ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đạt ở mức khá với ĐTB chung: 3,18, ĐLC: 0,80.

- Phân công BGH, TTCM thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy của GV (ĐTB: 3,68), ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 100% (tốt: 67,7%, khá: 32,3%) và được xếp hạng cao nhất (1/6) ở cột thứ hạng cho thấy CBQL thực sự coi trọng nội dung này.

- Quản lí nề nếp lên lớp của GV và HS (ĐTB: 3,58), ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 100% (tốt: 58,1%, khá: 41,9%) và được xếp hạng 2/6 ở cột thứ hạng. Điều đó cho thấy CBQL cũng rất quan tâm thực hiện tốt nội dung này.

- Việc thực hiện đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch, vở ghi chép của HS để nắm tiến độ thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của GV và quản lí nề nếp lên lớp của GV và HS (ĐTB: 3,35) ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 83,9% (tốt 51,6%, khá 32,3%) và được xếp hạng 3/6 ở cột thứ hạng. Nội dung này cho thấy CBQL cũng quan tâm thực hiện tốt.

- Thông qua kế hoạch trước tổ chuyên môn; HT kiểm tra và duyệt kế hoạch (ĐTB: 2,97), ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 67,8% (tốt:32,3%, khá: 35,5%) và được xếp hạng 4/6 ở cột thứ hạng. Kết quả cho thấy ở nội dung này CBQL chỉ thực hiện ở mức khá. Điều đó có nghĩa việc kiểm tra, duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn của HT chưa được coi trọng lắm.

- Sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch để đánh giá xếp loại GV (ĐTB:2,84) ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 64,6% (tốt: 32,3%, khá: 32,3%) và được xếp hạng 5/6 ở cột thứ hạng. Kết quả cho thấy ở nội dung này CBQL chỉ thực hiện ở mức khá và chưa được HT xem việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch là điều kiện quan trọng để đánh giá xếp loại GV.

- Xây dựng những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch giảng dạy bộ môn của cá nhân, thực hiện nội dung chương trình giảng dạy (ĐTB: 2,68) ứng với mức khá trở lên có tỉ lệ không cao: 54,9% (tốt: 32,3%, khá: 22,6%) và được xếp hạng cuối cùng (6/6) ở cột thứ hạng. Kết quả cho thấy CBQL chưa đánh giá cao việc thực hiện


nội dung này. Từ đó, dẫn đến hiện tượng GV chưa quan tâm đến việc lập kế hoạch giảng dạy bộ môn của cá nhân, thực hiện nội dung chương trình giảng dạy.

Như vậy, việc quản lí thực hiện nội dung chương trình môn Toán của các trường THCS thị xã Vĩnh Châu được thực hiện ở mức khá. Tuy nhiên, vẫn còn một số khâu chỉ mang tính hình thức. Điều này cần được chấn chỉnh kịp thời, có biện pháp giải quyết hiệu quả nhằm chấn chỉnh lại cho toàn bộ hoạt động giảng dạy của GV.

2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán của GV theo định hướng phát triển năng lực HS‌

a. Quản lí việc chuẩn bị lên lớp của GV

Bảng 2.9. Đánh giá mức độ đạt được về việc chuẩn bị bài lên lớp của GV‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/TL%)

ĐTB

TH

Tốt

Khá

TB

Yếu



1

Quy định cụ thể việc soạn bài và

chuẩn bị giờ dạy của GV.

23/

74,2

4/

12,9

3/

9,7

1/3,2

3,58

1


2

Kiểm tra thực hiện thường xuyên,

hàng tuần. Phân công BGH hoặc tổ trưởng ký duyệt giáo án của GV.

20/

64,5

6/

19,4


3/9,7


3/6,4


3,42


2


3

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp, chú ý việc đổi mới phương pháp day học (PPDH) và tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học (PTDH)

môn Toán có hiệu quả.


2/

6,5


5/

16,1


12/

38,7


12/

38,7


1,90


5


4

Tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó và theo đặc trưng bộ

môn Toán.

7/

22,6

12/

38,7

7/

22,6

5/

16,1


2,68


4

5

Sử dụng kết quả kiểm tra việc chuẩn

bị lên lớp để đánh giá xếp loại GV.

12/

38,7

6/

19,4

11/

35,5

2/

6,5

2,90

3


ĐTB chung





2,90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 9


Kết quả bảng 2.9 cho thấy: Quản lí việc chuẩn bị bài lên lớp của GV là ở mức khá ĐTB chung: 2,90, ĐLC: 0,93.

- Quy định cụ thể việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của GV (ĐTB:3,58) ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 87,1% (tốt: 74,2%, khá:12,9%) và được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/5) ở cột thứ hạng. Kết quả cho thấy CBQL rất coi trọng và thực hiện tốt nội dung này.

- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp, chú ý việc đổi mới PPDH và tăng cường sử dụng các PTDH môn Toán có hiệu quả (ĐTB: 1,90) ứng với mức trung bình và được đánh giá xếp hạng cuối cùng (5/5) ở cột thứ hạng. Điều này chứng tỏ CBQL chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV về soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp cũng như việc đổi mới PPDH và tăng cường sử dụng các PTDH môn Toán có hiệu quả.

- Tổ chức soạn giáo án mẫu các tiết dạy hay, khó và theo đặc trưng bộ môn Toán đạt ở mức khá (ĐTB: 2,68), ứng với mức khá trở lên đạt 61,3% (tốt: 22,6%, khá: 38,7%) nhưng được đánh giá xếp hạng áp chót (4/5) ở cột thứ hạng. Nội dung này CBQL có quan tâm nhưng chưa được đánh giá cao.

- Sử dụng kết quả kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp để đánh giá xếp loại GV cũng đạt ở mức khá (ĐTB: 2,90), và được đánh giá xếp hạng 3/5 ở cột thứ hạng. Nội dung này CBQL có quan tâm nhưng chưa được HT xem là cơ sở quan trọng để đánh giá xếp loại GV.

- Kiểm tra thực hiện thường xuyên, hàng tuần. Phân công BGH hoặc tổ trưởng ký duyệt giáo án của GV (ĐTB: 3,42) ứng với mức khá trở lên đạt 83,9% (tốt: 64,5%, khá: 19,4%) và được đánh giá xếp hạng 2/5 ở cột thứ hạng. Điều này cho thấy CBQL cũng quan tâm đến việc kiểm tra, ký duyệt giáo án của GV và thực hiện tốt.

Nhìn chung, HT có quan tâm quản lí việc chuẩn bị lên lớp của GV bộ môn Toán. Tuy nhiên, khi sử dụng kết quả kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp để đánh giá xếp loại GV thì HT không coi trọng lắm. Vì đôi lúc các nhà quản lí còn nể nang, e ngại việc đánh giá GV, không trực tiếp góp ý phê bình. Hoặc nhiều lúc kết quả kiểm tra


chưa thật sự khách quan nên không lấy đó làm cơ sở đánh giá xếp loại GV (dự giờ thường báo trước, ít khi dự giờ đột xuất).

b. Quản lí nề nếp giảng dạy trên lớp của GV

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ đạt được về nề nếp giảng dạy trên lớp của GV‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/TL%)


ĐTB


TH

Tốt

Khá

TB

Yếu


1

Quy định cụ thể quy chế chuyên môn và thực hiện nghiêm túc

việc lên lớp.

11/

35,5

15/4

8,4

3/

9,7

2/

6,5


3,13


4

2

Quản lí thông qua trực BGH,

trực tuần.

2/

6,5

10/

32,3

15/

48,4

4/

12,9

2,32

7

3

Kiểm tra đột xuất, dự giờ không

báo trước.

4/

12,9

11/

35,5

10/

32,3

6/

19,4

2,42

6


4

Thông qua ghi chép trong sổ ghi đầu bài, vở ghi của HS và các

thông tin phản hồi khác.

21/

67,7

8/

25,8

1/

3,2

1/

3,2


3,58


2


5

Quy định về chất lượng giờ dạy (thực hiện kế hoạch dạy học và

các yêu cầu khác).

19/

61,3

10/

32,3

2/

6,4



3,55


3


6

Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá cải tiến hoạt động

dạy học bộ môn.

23/

74,2

4/

12,9

4/

12,9



3,61


1

7

Sử dụng kết quả kiểm tra việc

lên lớp để đánh giá xếp loại GV.

2/

6,5

13/

41,9

12/

38,7

4/

12,9

2,42

5


ĐTB chung





3,00


Qua kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy thực trạng quản lí nề nếp giảng dạy trên lớp của GV đạt ở mức khá, ĐTB chung: 3,00, ĐLC: 0,78.

- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá cải tiến hoạt động dạy học bộ môn được đánh giá tốt (ĐTB: 3,61) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt


87,1% (tốt: 74,2%, khá: 12,9%) và được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/7) ở cột thứ hạng. Điều đó chứng tỏ CBQL rất coi trọng nội dung này.

- Thông qua ghi chép trong sổ ghi đầu bài, vở ghi của HS và các thông tin phản hồi khác (ĐTB: 3,58) ứng với tỉ lệ phần trăm từ loại khá trở lên đạt 93,5% (tốt: 67,7%, khá: 25,8%) và được đánh giá xếp hạng 2/7 ở cột thứ hạng. Nội dung này cũng được CBQL rất coi trọng và được thực hiện ở mức tốt, đánh giá xếp hạng cao.

- Quy định về chất lượng giờ dạy (thực hiện kế hoạch giảng dạy và các yêu cầu khác) được thực hiện với mức tốt (ĐTB: 3,55) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 93,6% (tốt: 61,3%, khá: 32,3%) và được đánh giá xếp hạng 3/7 ở cột thứ hạng. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL cũng rất coi trọng nội dung này dù nó chỉ mang tính sự vụ hành chính.

- Quản lí thông qua trực Ban giám hiệu, trực tuần được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB: 2,32) và được đánh giá xếp hạng cuối cùng (7/7) ở cột thứ hạng. Kết quả khảo sát cho thấy việc trực Ban giám hiệu, trực tuần của CBQL là cần thiết nhưng HT không kiểm tra thực tế hoạt động của GV thì cũng

không mang lại hiệu quả cao trong quản lí nên không được đánh giá cao.

- Kiểm tra đột xuất, dự giờ không báo trước và nội dung sử dụng kết quả kiểm tra việc lên lớp để đánh giá xếp loại GV (ĐTB: 2,41) ứng với mức độ thực hiện trung bình và được lần lượt đánh giá xếp hạng áp chót (6/7 và 5/7) ở cột thứ hạng. Vì khi được hỏi, đa số CBQL cho rằng việc kiểm tra đột xuất, dự giờ không báo trước dễ gây tâm lý căng thẳng, ức chế cho GV; sử dụng kết quả kiểm tra việc lên lớp để đánh giá xếp loại GV cũng rất nhạy cảm nên CBQL thường nhắc nhở, phê bình là chủ yếu. Nhưng nếu không thực hiện thì hiện tượng GV lên lớp không có kế hoạch bài dạy, dạy không theo giáo án, không đúng tiến trình lên lớp dần sẽ xảy ra mà CBQL có thể không biết. Đây là tồn tại, hạn chế hiện nay cần sớm khắc phục vì nó ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của HS.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy nề nếp giảng dạy trên lớp của GV được HT quản lí thông qua các nội dung mang tính sự vụ là chính. Vì thế, những nội dung mang tính tích cực như: Kiểm tra đột xuất, dự giờ không báo trước; sử dụng kết quả


kiểm tra việc lên lớp để đánh giá xếp loại GV thì không được CBQL thực hiện và đánh giá cao. Thực trạng này hiện nay là phổ biến và đáng quan tâm.

Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu theo định hướng phát triển năng lực thì việc quản lí tốt nề nếp giảng dạy trên lớp của GV phải là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình quản lí HĐDH. Đây là nhiệm vụ mà CBQL các nhà trường phải đặc biệt quan tâm và có biện pháp chấn chỉnh để thay đổi hiện trạng.

c. Quản lí hoạt động dự giờ và kiểm tra chuyên môn.

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đạt về hoạt động dự giờ và kiểm tra chuyên môn‌



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

(SL/TL%)


ĐTB


TH

Tốt

Khá

TB

Yếu


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra chuyên môn đồng bộ cho cả năm học, chi tiết hóa hoạt động cụ

thể cho từng tuần, từng tháng.


8/

25,8


13/

41,9


10/

32,3



2,94


4

2

Quy định chế độ dự giờ đối với

GV.

15/

48,4

12/

38,7

3/9,

7

1/

3,2

3,32

3


3

Tổ chức dự giờ GV thường xuyên, đột xuất và rút kinh nghiệm sư

phạm, đánh giá sau dự giờ.

2/

6,5

8/

25,8

15/

48,4

6/

19,4


2,19


6


4

Bồi dưỡng lý luận hiện đại về PPDH bộ môn và nghiệp vụ sư phạm (trọng tâm là đổi mới PPDH và tăng cường sử dụng phương

thức dạy học môn Toán hiệu quả).


14/

45,2


13/

41,9


4/

12,9



3,32


2


5

Tổ chức hội thi GV giỏi, dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học và tích hợp liên môn, giao lưu học hỏi

kinh nghiệm chuyên môn.


16/

51,6


13/

41,9


2/6,

5



3,45


1


6

Sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt

động chuyên môn, đánh giá xếp loại GV.

7/

22,6

6/

19,4

14/

45,2

4/

12,9


2,52


5


ĐTB chung





3,00



Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy việc quản lí hoạt động dự giờ và kiểm tra chuyên môn được đa số CBQL đánh giá ở mức khá, ĐTB chung:3,00, ĐLC: 0,79.

- Tổ chức hội thi GV giỏi, dự giờ theo hướng nghiên cứu bài học và tích hợp liên môn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm chuyên môn được đánh giá cao nhất (ĐTB: 3,45) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 93,5% (tốt: 51,6%, khá: 41,9%) và được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/6) ở cột thứ hạng. Công tác này nhằm tạo cơ hội cho GV trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề một cách thiết thực. Vì thế, kết quả khảo sát cho thấy CBQL thực hiện công việc này rất tốt.

- Công tác bồi dưỡng lý luận hiện đại về PPDH bộ môn và nghiệp vụ sư phạm (trọng tâm là đổi mới PPDH và tăng cường sử dụng phương thức dạy học môn Toán hiệu quả) với mức ĐTB: 3,32 ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 87,1% (tốt 45,2%, khá 41,9%) và được đánh giá xếp hạng 2/6 ở cột thứ hạng. Đây cũng là công tác cần thiết để giúp GV cập nhật kiến thức chuyên môn, vận dụng cách dạy bộ môn phù hợp hơn. Vì vậy, kết quả khảo sát cho thấy CBQL cũng thực hiện công việc này rất tốt.

- Quy định chế độ dự giờ đối với GV (ĐTB: 3,32) ứng với tỉ lệ phần trăm từ khá trở lên đạt 87,1% (tốt: 48,4%, khá: 38,7%) và được đánh giá xếp hạng 3/6 ở cột thứ hạng. Quy định này là đương nhiên và được xem là một trong những nhiệm vụ bắt buộc đối với GV. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy CBQL cũng thực hiện công việc này rất tốt.

- Tổ chức dự giờ GV thường xuyên, đột xuất và rút ra kinh nghiệm sư phạm, đánh giá sau dự giờ (ĐTB: 2,19). Với kết quả khảo sát cho thấy CBQL thực hiện công việc này chưa tốt, chỉ ở mức trung bình. Do việc dự giờ GV thường xuyên, đột xuất và rút ra kinh nghiệm sư phạm, đánh giá sau dự giờ có thể dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết nếu CBQL không thuộc bộ môn Toán và góp ý thiếu chính xác sẽ làm mất uy tín của CBQL. Phần lớn ở các trường HT thường phân công cho TTCM có kinh nghiệm và bản lĩnh. Vì vậy, công tác này CBQL ít quan tâm thực hiện và được đánh giá xếp hạng thấp nhất (6/6) ở cột thứ hạng.


- Sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động chuyên môn, đánh giá xếp loại GV (ĐTB: 2,52) và được đánh giá xếp hạng áp chót (5/6) ở cột thứ hạng. Đây là nhiệm vụ được thực hiện định kỳ theo quy chế của Bộ GD & ĐT và theo kế hoạch chuyên môn từ đầu năm học của CBQL, nhưng qua kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện công tác này không cao (trên mức trung bình 0,2). Điều đó chứng tỏ CBQL còn chủ quan, chưa thực sự coi trọng công tác này. Thực tế cho thấy nếu CBQL không thực hiện nghiêm túc việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra nhân tố tích cực, xếp loại GV không công bằng, khách quan sẽ mất tác dụng kích thích, động viên GV phấn đấu rèn luyện, nâng cao tay nghề.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra chuyên môn đồng bộ cho cả năm học, chi tiết hóa hoạt động cụ thể cho từng tuần, từng tháng (ĐTB: 2,94) và được đánh giá xếp hạng 4/6 ở cột thứ hạng. Nhiệm vụ này cũng mang tính sự vụ hành chính nếu chỉ là kế hoạch để xây dựng mà không kiểm tra. Do đó, chi tiết hóa hoạt động kiểm tra cụ thể cho từng tuần, từng tháng cho cả năm học là rất tốt nhưng CBQL có dành thời gian để kiểm tra đúng theo kế hoạch hay không. Điều đó còn tùy thuộc vào tâm huyết của CBQL từng trường. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện công tác này của CBQL cũng chỉ ở mức khá.

Như vậy, để quản lí tốt hoạt động dự giờ và kiểm tra chuyên môn của GV thì chính người CBQL phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình về hoạt động này và phân công hợp lý cho TTCM có kinh nghiệm, uy tín và bản lĩnh (nếu CBQL không thuộc bộ môn Toán). Ngoài ra, CBQL cũng cần coi trọng việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra nhân tố tích cực thì việc quản lí hoạt động dự giờ và kiểm tra chuyên môn của GV mới có ý nghĩa và mang lại hiệu quả thiết thực.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023