Lí Luận Về Quản Lí Hoạt Động Giảng Dạy Môn Toán Ở Trường Trung Học Phổ Thông‌


TT

Nội dung

Số tiết

2

Hàm số bậc nhất và bậc hai

8

3

Phương trình. Hệ phương trình

10

4

Bất đẳng thức. Bất phương trình

15

5

Thống kê

7

6

Góc lượng giác và công thức lượng giác

6

7

Vectơ

13

8

Tích vô hướng của hai véc tơ và ứng dụng

12

9

Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - 4


Bảng 1. 2. Nội dung môn Toán lớp 11


TT

Nội dung

Số tiết

1

Hàm số lượng giác. Phương trình lượng giác

21

2

Tổ hợp. Khái niệm về xác suất

15

3

Dãy số. Cấp số cộng. Cấp số nhân

9

4

Giới hạn

14

5

Đạo hàm

13

6

Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

11

7

Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song

song

13

8

Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian

15


Bảng 1. 3. Nội dung môn Toán lớp 12


TT

Nội dung

Số tiết

1

Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

20

2

Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit

17

3

Nguyên hàm, Tích phân và ứng dụng

16

4

Số phức

9


TT

Nội dung

Số tiết

5

Khối đa diện

11

6

Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

10

7

Phương pháp tọa độ trong không gian

18

Nội dung môn Toán ở nhà trường phổ thông liên hệ mật thiết trước hết là những hoạt động sau đây: nhận dạng và thể hiện, những hoạt động toán phức hợp, những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học, những hoạt động trí tuệ chung và những hoạt động ngôn ngữ.

Nhận dạng và thể hiện là hai dạng hoạt động theo chiều trái ngược nhau liên hệ với một định nghĩa, một định lí hay một phương pháp.

Những hoạt động toán học phức hợp như chứng minh, định nghĩa, giải toán bằng cách lập phương trình, giải toán dựng hình, giải toán quỹ tích,… thường xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong SGK phổ thông.

Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học rất quan trọng trong môn Toán, đó là: lật ngược vấn đề, xét tính giải được (có nghiệm duy nhất, nhiều nghiệm), phân chia trường hợp,…

Những hoạt động trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, xét tương tự, trườu tượng hóa, khái quát hóa,… cũng được tiến hành thường xuyên khi học sinh học tập môn Toán.

Những hoạt động ngôn ngữ được HS thực hiện khi HS được yêu cầu phát biểu, giải thích một định nghĩa, một mệnh đề nào đó, đặc biệt là bằng lời lẽ của mình, hoặc biến đổi chúng từ dạng này sang dạng khác, chẳng hạn từ dạng kí hiệu toán học sang dạng ngôn ngữ tự nhiên hoặc ngược lại.

Theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018:

a) Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các


môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

b) Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông

Môn Toán cũng như các môn học khác trong trường phổ thông đều có các hình thức dạy học chung. Đó là cách tổ chức quá trình giảng dạy môn Toán phù hợp với mục đích, nội dung của môn học, bài học nhằm làm cho môn học, bài học đạt được kết quả tốt nhất. Từ đó, hình thức giảng dạy môn Toán là sự vận dụng cụ thể từ những hình thức giảng dạy nói chung và có những nét riêng do đặc thù tri thức và tính chất của quá trình giảng dạy môn Toán theo quy định. Hiện nay, có các hình thức tổ chức giảng dạy môn Toán như sau: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy học trên lớp và ngoại khóa.

Theo Công văn Số: 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018: “dành nhiều thời gian trên lớp cho HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng”.


1.3.5. Phương pháp tổ chức hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông

Phương pháp dạy học nói chung và phương pháp giảng dạy môn Toán nói riêng có thể khái quát chia thành phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại.

Những phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, ôn tập, luyện tập, kiểm tra,... Hình thức thuyết trình hay sử dụng trong môn Toán là giảng giải thường dùng để lập luận, dẫn dắt tìm tòi, giải thích, chứng minh; dạy học trực quan cần lưu ý trực quan là chỗ dựa để khám phá chứ không phải là phương pháp để xác nhận tri thức; củng cố có một vai trò rất quan trọng trong môn Toán, việc củng cố phải diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để cho HS nắm vững từng mắt xích của hệ thống tri thức, kĩ năng. Tùy theo nội dung bài dạy, tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác, nhưng phải kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (Khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục 2005).

Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm là cơ sở của phương pháp dạy học hiện đại (phương pháp dạy học tích cực). Một số phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp động não,...

Theo Công văn Số: 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018: “Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học”.



thông đạt:

1.3.6. Chủ thể của hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ Theo Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, GV THPT phải

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học

các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với GV THPT;

- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc (đối với GV dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam);

- Có trình độ tin học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THPT;

- Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục THPT;

- Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lí lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục HS THPT;

- Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;


1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy môn toán ở trường trung học phổ thông

1.3.7.1. Các yếu tố chủ quan

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và sự tâm huyết với nghề của đội ngũ GV trong thực hiện hoạt động giảng dạy.

- Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, môi trường sư phạm, truyền thống của nhà trường cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy.

- Sự đoàn kết thống nhất hay không thống nhất của tập thể GV, sự chia sẻ về chuyên môn trong tập thể sư phạm.

1.3.7.2. Các yếu tố khách quan

- Sự chỉ đạo của các cấp quản lí, có khi thuận lợi, có khi gặp khó khăn do chồng chéo, chưa phù hợp với thực tế.

- Chế độ chính sách, đãi ngộ cũng là một trong những yếu tố có tác động đến GV trong nhà trường bởi vì nó khuyến khích sự cống hiến của đội ngũ GV trong công tác.

- Yếu tố gia đình GV bao gồm những mặt tích cực và những mặt tiêu cực. Về mặt tích cực sẽ mang lại sự tác động nâng cao về chất lượng trong công tác, ngược lại sẽ mang lại nhiều khó khăn và hạn chế.

- Yếu tố xã hội, sự hợp tác của các lực lượng bao gồm các mặt tích cực và những mặt tiêu cực.

1.4. Lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông‌

1.4.1. Chủ thể, đối tượng, phân cấp quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông

Theo điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

Hiệu trưởng có nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học trong đó có kế hoạch giảng dạy môn học nói chung và môn Toán nói riêng;


thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;… quản lí GV, quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV,…

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ việc giảng dạy giáo dục trong nhà trường, nhưng có thể không trực tiếp phụ trách hoạt động giảng dạy mà phân công cho một phó hiệu trưởng phụ trách quản lý hoạt động giảng dạy. Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý hoạt động giảng dạy làm việc dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng, cùng với hiệu trưởng vạch kế hoạch công tác, báo cáo với hiệu trưởng về phần công việc của mình. Vì thế, việc phân định chức trách là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cùng các cộng sự của mình trong cùng một đường lối làm việc; thể hiện ở chỗ: bàn bạc, thống nhất quan điểm lãnh đạo, cùng làm công tác bồi dưỡng giáo viên; cùng lắng nghe ý kiến giáo viên...

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua hai hướng: Một là chỉ đạo trực tiếp; hai là thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn.

Tổ trưởng chuyên môn có những nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; kiểm tra đánh giá chất lượng việc thực hiện các nhiệm vụ của các tổ viên do nhà trường; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV.

Tổ phó: Giúp tổ trưởng điều hành một số hoạt động của tổ, báo cáo định kỳ cho tổ trưởng, chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về phần việc được phân công.

1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường trung học phổ thông

Quản lí hoạt động giảng dạy môn Toán ở trường THPT thể hiện qua 9 nội dung, mỗi nội dung quản lí đều phải thực hiện 4 chức năng quản lí là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả.

1.4.2.1. Quản lí kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán

- Lập kế hoạch quản lí việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán. Người quản lí phải vững kế hoạch, chương trình dạy học môn Toán để quản lí


việc xây dựng kế hoạch dạy học trong nhà trường diễn ra đúng trọng tâm, hợp lí. Đồng thời giúp chủ thể quản lí có thể tiến hành nhiều hoạt động khác có hiệu quả. Người quản lí cần nắm: Nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học môn Toán toàn cấp THPT; nắm nguyên tắc cấu tạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đặc trưng của chương trình môn Toán; phân phối thời gian, quy định về hình thức dạy học, ôn tập, kiểm tra,..; cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán. Hiệu trưởng phân công, phân quyền quản lí việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn. Triển khai rõ mục đích, yêu cầu, cách thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy môn Toán. Để việc quản lí thực hiện chương trình dạy học môn Toán đạt kết quả, đảm bảo thời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học môn Toán, hiệu trưởng phải chú ý sử dụng phân phối chương trình, báo giảng, sổ đầu bài, dự giờ,… như là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến bộ thực hiện chương trình dạy học, để kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học môn Toán (nếu có).

1.4.2.2. Quản lí phân công giảng dạy cho giáo viên

- Lập kế hoạch phân công giảng dạy. Người quản lí cần nắm vững tình hình đội ngũ GV: năng lực, trình độ, hoàn cảnh… của GV. Năng lực chuyên môn của từng GV chính là căn cứ quan trọng nhất để phân công dạy học môn Toán. Do đó, khi phân công dạy học môn Toán cho GV, CBQL nên xem xét năng lực của từng người, cũng như triển vọng phát triển và những hạn chế của GV, để có sự lựa chọn phù hợp.

- Tổ chức, chỉ đạo việc phân công giảng dạy:

+ Xác định các hình thức phân công, CBQL cần xác định các hình thức phân công dạy học môn Toán: chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm hay dạy mỗi năm một khối lớp hoặc mỗi năm dạy nhiều khối lớp.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí