Mục đích của biện pháp là đào tạo được đội ngũ HS giỏi môn tiếng Anh và phụ đạo HS yếu, nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng Anh.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
HT lập kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu ngay từ đầu năm học.
Chỉ đạo cho tổ chuyên môn cụ thể hóa các kế hoạch cho việc bồi dưỡng HS giỏi, đồng thời phụ đạo cho HS yếu
TTCM chịu trách nhiệm về chương trình, nội dung giảng dạy.
HT giao cho PHT và TTCM theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch,
3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3.3.1. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy môn tiếng
Anh
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh.
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ CẦN THIẾT | MỨC ĐỘ KHẢ THI | |||||
ĐTB | ĐLC | Hạng | ĐTB | ĐLC | Hạng | ||
1 | HT quản lý việc thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên | 2,95 | 0,223 | 2 | 2,95 | 0,22 | 3 |
2 | HT quản lý thực hiện hoạt động gỉảng dạy môn tiếng Anh. | 3,00 | 0,000 | 1 | 3,00 | 0,00 | 1 |
3 | HT quản lý việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy | 3,00 | 0,000 | 1 | 2,72 | 0,45 | 2 |
4 | HT quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn tiếng Anh trong thực hiện các hoạt động gỉảng dạy môn tiếng Anh | 3,00 | 0,000 | 1 | 3,00 | 0,00 | 1 |
5 | HT quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các | 3,00 | 0,00 | 1 | 3,00 | 0,00 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Giảng Dạy Môn Tiếng Anh
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Tại Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long
- Các Biện Pháp Quản Lý Biên Chế Tốt Tổ Chuyên Môn Tiếng Anh
- Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 13
- Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ CẦN THIẾT | MỨC ĐỘ KHẢ THI | |||||
ĐTB | ĐLC | Hạng | ĐTB | ĐLC | Hạng | ||
tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên | |||||||
6 | HT tạo điều kiện hổ trợ phương tiện dạy học đặt thù môn như máy chiếu, TV để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy | 3,00 | 0,00 | 1 | 2,77 | 0,42 | 2 |
7 | HT tạo điều kiện, môi trường trong việc đổi mới PPGD. | 3,00 | 0,00 | 1 | 2,77 | 0,42 | 1 |
8 | HT quản lý việc giáo viên ứng dụng CNTT vào đổi mới PPGD. | 3,00 | 0,00 | 1 | 2,51 | 0,50 | 2 |
9 | Quản lý tốt CSVC và phương tiện giảng dạy của giáo viên. | 2,77 | 0,42 | 2 | 2,77 | 0,42 | 1 |
Bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đều cần thiết trong HĐGD môn tiếng Anh, tuy nhiên biện pháp HT quản lý việc chuẩn bị CSVC, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn còn ý kiến cho rằng không được khả thi lắm.
Theo như ý kiến phỏng vấn một số CBQL, cho rằng việc cơ sở vật chất và trang thiết bị còn phụ thuộc ít nhiều vào ngân sách và vận động của hội CMHS. Một số trường trên địa bàn thuộc xã vùng sâu, xã nghèo nên việc trang bị trang thiết bị gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng khảo sát cho thấy rằng việc giáo viên ứng dụng CNTT vào đổi mới PPGD, Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết giảng dạy của giáo viên là rất cần thiết (ĐTB:3,00; xếp thứ hạng 1), nhưng ở yếu tố này thì mức khả thi còn thấp (ĐTB:2,51; xếp thứ hạng 2). Lý do khách quan là một số trường vùng sâu không được trang bị đủ các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại. Một số GV lớn tuổi chậm đổi mới, chưa theo kịp các phương pháp mới, còn dạy theo phương pháp truyền thống.
3.3.2.Các biện pháp quản lý tốt tổ chuyên môn tiếng Anh
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý tốt tổ chuyên môn.
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ CẦN THIẾT | MỨC ĐỘ KHẢ THI | |||||
ĐTB | ĐLC | Hạng | ĐTB | ĐLC | Hạng | ||
10 | HT biên chế hợp lý các thành viên trong tổ theo tình hình thực tế tại trường. | 3,00 | 0,000 | 2,90 | 0,307 | 2 | |
11 | HT quản lý hoạt động của tổ chuyên môn | 3,00 | 0,000 | 2,95 | 0,223 | 1 | |
12 | HT theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn | 3,00 | 0,000 | 2,95 | 0,223 | 1 |
sinh
Bảng 3.2 cho thấy mức độ cần thiết và mức độ khả thi khá cao.
3.3.3. Các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ CẦN THIẾT | MỨC ĐỘ KHẢ THI | |||||
ĐTB | ĐLC | Hạng | ĐTB | ĐLC | Hạng | ||
13 | Quản lý tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. | 3,00 | 0,00 | 1 | 3,00 | 0,00 | 1 |
14 | Tăng cường quản lý công tác kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh của HS | 2,95 | 0,22 | 2 | 2,90 | 0,30 | 2 |
15 | Quản lý tốt công tác phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học. | 3,00 | 0,00 | 1 | 3,00 | 0,00 | 1 |
Bảng 3.3 cho thấy cả ba biện pháp đều cần thiết cho HĐGD môn tiếng Anh và ở mức thực hiện được.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Qua nghiên cứu lý luận HĐGD, HĐGD môn tiếng Anh, và quản lý HĐGD nói chung, quản lý HĐGD môn tiếng Anh nói riêng; từ kết quả khảo sát thực trạng HĐGD và quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long, chúng tôi đã đề xuất 3 nhóm biện pháp quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long bao gồm: các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh; các biện pháp quản lý tốt tổ chuyên môn tiếng Anh; các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhằm cải thiện hiệu quả công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh. Trong các biện pháp trên, biện pháp về quản lý việc kiểm tra đánh giá HS là biện pháp hổ trợ tốt cho việc quản lý HĐGD môn tiếng Anh của GV vì qua công tác kiểm tra, đánh giá HS, HT có ít nhiều thông tin, dữ liệu làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá HĐGD của GV, từ đó có các biện pháp thích hợp trong công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh.
Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của CBQL và GV cho thấy các biện pháp đề xuất trong công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long, có tính cần thiết và khả thi cao. Mỗi trường với điều kiện cụ thể khác nhau sẽ có cách thức vận dụng các biện pháp quản lý HĐGD một cách linh hoạt, cộng với kinh nghiệm quản lý của HT, đội ngũ GV tiếng Anh, cũng như việc đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù cho môn tiếng Anh, thì sẽ nâng dần chất lượng môn tiếng Anh cho toàn huyện.
1. Kết luận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" đã khẳng định mục tiêu chung như sau: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận của HĐGD và QL HĐGD môn tiếng Anh, qua kết quả khảo sát thực trạng HĐGD môn tiếng Anh và quản lý HĐGD môn tiếng Anh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nhằm cải thiện hiệu quả công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh cấp THCS tại huyện Tam Bình.
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng HĐGD và quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD môn tiếng Anh như sau:
Biện pháp 1: Tăng cường quản lý việc thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên
Biện pháp 2: Nâng cao công tác quản lý hoạt động gỉảng dạy môn tiếng Anh Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Biện pháp 4: Cải tiến hợp lý biên chế các thành viên trong tổ theo tình hình thực tế tại trường
Biện pháp 5: Nâng cao chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn
môn
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên
Biện pháp 7: Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định
về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Biện pháp 8: Quan tâm công tác phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu
Trong đó nhóm các biện pháp quản lý HĐGD là nhóm biện pháp chính, các biện pháp còn lại là các biện pháp hổ trợ tích cực trong công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh tại trường.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long
- Ban hành các văn bản quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xếp loại GV tiếng Anh theo hướng đổi mới PPDH một cách chính xác, cụ thể và khoa học
- Tăng cường tổ chức các hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng PPDH trực tiếp cho đội ngũ GV tiếng Anh toàn tỉnh.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn tiếng Anh cho GV tiếng Anh.
- Tạo điều kiện về kinh phí, cung cấp trang thiết bị đồ dùng dạy học cho trường phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh
2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THCS
Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh.
Tạo điều kiện cho GV tiếng Anh tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy.
Có chính sách khuyến khích GV tự học tập nâng chuẩn chuyên môn theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Không có biện pháp vạn năng, chúng ta áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt, tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường, từng vùng.
Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở nhà
trường. Thực hiện tốt công tác quản lý HĐGD môn tiếng Anh ở các trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, chất lượng môn tiếng Anh nói riêng cho toàn huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adrian Doff. (2012). Teach English – A training course for teachers. Cambridge University Press.
Anthony.(1963).Approach, Method, and Technique. An Arbor: University of Michigan Press.
Bộ giáo dục và đào tạo (2012), quyết định về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh thí điểm cấp Trung học cơ sở.
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. (2007). Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp Trung học Cơ sở.
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. (2007). Điều lệ Trường Trung Học Cơ Sở, Trường Trung Học Phổ Thông và Trường Phổ Thông có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
Bộ giáo dục và đào tạo. (2011). Điều lệ trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo Dục và Đào tạo. (2002). Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. (2013). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. (2016). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia.
Đảng cộng sản Việt Nam. (1997). Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam.(2013). Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hànhTrung ương khóa XI. Tạp chí xây dựng đảng.