Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Thể Dục

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục

Đơn vị tính: %



TT


Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục

Mức độ thực hiện

ĐTB

5

4

3

2

1


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Lập KH giảng dạy môn thể dục theo định hướng phát

triển NL học sinh


1


11,1


4


44,4


2


22,2


2


22,2


0


0


3,4

2

Quản lý hồ sơ lên lớp của

giáo viên dạy môn Thể dục

3

33,3

3

33,3

2

22,2

1

11,1

0

0

3,9


3

Thiết kế nội dung chương trình môn thể dục phù hợp với nhu

cầu và hứng thú của HS


1


11,1


2


22,2


5


55,6


1


11,1


0


0


3,3


4

Theo dõi được sự tiến bộ, hứng thú học tập của học

sinh để hỗ trợ học sinh


2


22,2


2


22,2


3


33,3


2


22,2


0


0


3,4


5

Kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập theo năng lực đạt được của học sinh


4


44,4


3


33,3


2


22,2


0


0,0


0


0


4,2

Điểm trung bình

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 8

Qua bảng thực trạng quản lý hoạt động GDTC của CBQL, theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, ta thấy rằng:

- Hoạt động Lập kế hoạch giảng dạy môn thể dục theo định hướng phát triển NL học sinh, được 11,1% các CBQL thực hiện rất tốt, 44,4% thực hiện tốt, 22,2% thực hiện ở mức trung bình và 22,2% thực hiện một phần. Như vậy công tác thực hiện kế hoạch nhìn chung mới ở mức khá và cần phải được quan tâm, sát sao hơn nữa.

- Hoạt động Quản lý hồ sơ lên lớp của giáo viên dạy môn Thể dục, được 33,3% các CBQL thực hiện rất tốt, 33,3% thực hiện tốt, 22,2% trung bình và 11,1% thực hiện một phần. Như vậy, việc quản lý hồ sơ lên lớp của giáo viên dạy môn thể dục được thực hiện tương đối tốt và cần phát huy.

- Hoạt động Thiết kế nội dung chương trình môn thể dục phù hợp với nhu cầu và hứng thú của HS, được 11,1% các CBQL Nhìn chung, hoạt động thiết kế nội dung chương trình GDTC nhìn chung còn chưa dựa trên nhu cầu và hứng thú của học sinh, mà vẫn cơ bản dựa theo tiêu chuẩn thông thường của môn học. Các CBQL cần phải tập trung hơn nữa vào việc thiết kế nội dung để các chương trình môn thể dục thực sự phù hợp và mang lại hứng thú cho học sinh, như thế mới mang lại kết quả cao.

- Hoạt động Theo dõi được sự tiến bộ, hứng thú học tập của học sinh để hỗ trợ học sinh, được thực hiện ở mức khá với 22,2% các CBQL rất tốt thực hiện, 22,2% tốt, 33,3% trung bình và 22,2% thực hiện một phần. Tỷ lệ hiếm khi thực hiện vẫn ở mức rất cao, trong khi đó hoạt động theo dõi sự tiến bộ là rất quan trọng trong đào tạo.

- Hoạt động Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực đạt được của học sinh, nhìn chung được thực hiện khá tốt với 44,4% các CBQL thực hiện rất tốt, 33,3% thực hiện tốt và 22,2% thực hiện trung bình. Như vậy, các trường cần tiếp tục phát huy thực hiện tốt hoạt động kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình GDTC theo định hướng năng lực học sinh được thường xuyên, đạt kết quả cao.

Khảo sát về mức độ tham gia thực hiện các bước tổ chức dạy môn thể dục ở trường THPT huyện Đồng Hỷ của Giáo Viên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng

2.14 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 5- PL 2 để khảo sát trên giáo viên). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch dạy môn thể dục ở trường THPT

Đơn vị tính: %


TT

Nội dung

Mức độ thực hiện

5

4

3

2

1

1

Lập KH giảng dạy môn thể dục theo định

hướng phát triển NL học sinh

23

(32,4)

24

(33,8)

15

(21,1)

9

(12,7)

0

2

Thiết kế nội dung chương trình môn thể dục

phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh

16

(22,5)

26

(36,6)

17

(23,9)

12

(16,9)

0

3

Theo dõi được sự tiến bộ, hứng thú học tập

của học sinh để hỗ trợ học sinh

14(19,7)

23(32,4)

21(29,6)

13(18,3)

0

4

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo

năng lực đạt được của học sinh

19(26,8)

24(33,8)

16(22,5)

12(16,9)

0

Qua bảng kết quả khảo sát mức độ tham gia thực hiện các bước tổ chức dạy môn thể dục ở trường THPT của giáo viên, ta thấy:

Hoạt động Lập kế hoạch giảng dạy môn thể dục theo định hướng phát triển NL học sinh, giáo viên đã tham gia thực hiện tương đối thường xuyên, cụ thể với 32,4% rất tốt, 33,8% tốt, 21,1% bình thường và 12,7% thực hiện một phần. So với các hiệu trưởng thì mức độ tham gia vào việc lập kế hoạch của Giáo viên tốt hơn. Điều này là phù hợp trên thực tế vì họ là người trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy. Tuy nhiên, với việc vẫn còn 21,1% thực hiện ở mức trung bình và 12,7% thực hiện 1 phần là tương đối cao, đòi hỏi các giáo viên cần phải tích cực và chủ động hơn nữa.

Hoạt động Thiết kế nội dung chương trình môn thể dục phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh, có 22,5% giáo viên rất tốt tham gia, 36,6% tốt, 23,9% trung bình và 16,9% giáo viên thực hiện 1 phần. Như vậy đây là mức tương đối thấp khi giáo viên nên là bộ phận tham gia công tác thiết kế nội dung chương trình môn học vì họ là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh, sẽ là người nắm rõ nhất tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của học sinh. So sánh với các CBQL ta thấy mức độ tham gia của giáo viên cao hơn và điều này phù hợp với thực tế vì CBQL chủ yếu quản lý chung.

Hoạt động Theo dõi được sự tiến bộ, hứng thú học tập của học sinh để hỗ trợ học sinh, có sự tham gia rất tốt của 19,7% giáo viên được khảo sát, 32,4% tốt, 29,6% trung bình và 18,3% thực hiện 1 phần. Nhìn chung đây là mức độ trung bình và cũng tương đương với mức độ tham gia của nhóm các CBQL. Kết quả khảo sát phản ánh một thực tế rằng việc theo dõi sự tiến bộ, hứng thú học tập của học sinh chưa được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả.

Hoạt động Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo năng lực đạt được của học sinh, có 26,8% giáo viên thực hiện rất tốt, 33,8% thực hiện tốt, 22,5% trung bình và 16,9% thực hiện 1 phần. Chỉ số này thấp hơn hẳn nhóm các CBQL khi có đến 77,7% các hiệu trưởng thực hiện rất tốt và tốt, chỉ 22,2% thực hiện trung bình. Điều này là phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên thực tế của từng nhóm.

b. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá giáo dục thể chất cho học sinh

Khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá giáo dục thể chất cho học sinh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.15 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 4- PL 1 để khảo sát trên CBQL). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá GDTC cho học sinh theo định hướng PTNL


TT


Quản lý hoạt động ngoại khoá giáo dục thể chất cho học sinh

Mức độ thực hiện


ĐTB

5

4

3

2

1

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa GDTC cho

học sinh


3


33,3


3


33,3


2


22,2


1


11,1


0


0


3,9


2

Thiết kế nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa

GDTC cho học sinh THPT


2


22,2


4


44,4


2


22,2


1


11,1


0


0


3,8


3

Quản lý lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại

khóa GDTC


4


44,4


2


22,2


2


22,2


1


11,1


0


0


4,0


4

Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động ngoại khóa GDTC cho

HS THPT


4


44,4


3


33,3


1


11,1


1


11,1


0


0


4,1


5

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức

HĐNK GDTC cho học sinh


5


55,6


2


22,2


1


11,1


1


11,1


0


0


4,2

Điểm trung bình

3,9

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Qua bảng kết quả về thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá giáo dục thể chất cho học sinh của CBQL theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, ta thấy:

Hoạt động Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa GDTC cho học sinh, có 33,3% các CBQL thực hiện là rất tốt, 33,3% tốt, 22,2% trung b́nh và 11,1% thực hiện 1 phần. Như vậy, vẫn còn rất nhiều CBQL không thực sự đánh giá tầm quan trọng và thực hiện việc lập kế hoạch một cách đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác, trong khi đây là một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các hoạt động.

Hoạt động Thiết kế nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa GDTC cho học sinh THPT, được 22,2% các CBQL rất tốt thực hiện, 44,4% tốt, 22,2% trung bình

và 11,1% thực hiện một phần. Như vậy, việc tham gia thiết kế nội dung chương trình của CBQL mới ở mức độ nhất định, cần phải sát sao hơn.

Hoạt động Quản lý lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa GDTC, được các CBQL thực hiện khá tốt với 44,4% rất tốt, 22,2% tốt, 22,2% trung bình và 11,1% thực hiện một phần.

Hoạt động Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động ngoại khóa GDTC cho HS THPT, được thực hiện tương đối tốt với 44,4% các CBQL tham gia rất tốt, 33,3% tốt, 11,1% trung bình và 11,1% thực hiện 1 phần.

Hoạt động Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐNK GDTC cho học sinh, được các CBQL thực hiện tốt nhất trong tất cả các hoạt động với 55,6% rất tốt, 22,2% tốt, chỉ có 11,1% trung bình và 11,1% thực hiện một phần.

Khảo sát về mức độ tham gia tổ chức HĐNK giáo dục thể chất cho HS của GV. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.16 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 5- PL 2 để khảo sát trên giáo viên). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý tổ chức HĐNK giáo dục thể chất cho HS của GV

Đơn vị tính: %


TT

Nội dung

Mức độ thực hiện

5

4

3

2

1

1

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại

khóa GDTC cho học sinh

8(11,3)

22(31,0)

25(35,2)

15(21,1)

1(1,4)

2

Thiết kế nội dung chương trình hoạt động

ngoại khóa GDTC cho học sinh THPT

11(15,5)

15(21,1)

27(38,0)

18(25,4)

0,0

3

Phối hợp với các lực lượng tham gia tổ

chức hoạt động ngoại khóa GDTC

12(16,9)

13(18,3)

24(33,8)

21(29,6)

1(1,4)

4

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết

quả tổ chức HĐNK GDTC cho học sinh

11(15,5)

18(25,4)

25(35,2)

17(23,9)

0,0

Qua khảo sát kết quả mức độ tham gia tổ chức HĐNK giáo dục thể chất cho HS của GV, ta thấy:

Hoạt động Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa GDTC cho học sinh, sự tham gia của giáo viên là tương đối thấp với 11,3% rất tốt, 31% tốt, 35,5 trung bình, 21,1% thực hiện một phận và cá biệt có 1,4% giáo viên hoàn thoàn không thực hiện. So sánh với nhóm các CBQL, ta thấy sự tham gia vào việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa là ít hơn hẳn, chủ yếu là theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng.

Hoạt động Thiết kế nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa GDTC cho học sinh THPT, mức độ tham gia của giáo viên cũng tương đối thấp với 15,5% rất tốt, 21,1% tốt, 38% trung bình và 25,4% thực hiện 1 phần. So sánh với nhóm các hiệu trưởng ta thấy, mức độ tham gia vào việc xây dựng nội dung chương trình hoạt động ngoại khóa của CBQL cao hơn khá nhiều với 66,6% rất tốt và tốt. Đây là một việc đáng lo ngại vì trên thực tế các giáo viên là những người gần với học sinh nhất, sẽ dễ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của học sinh để từ đó thiết kế các chương trình ngoại khóa cho phù hợp.

Hoạt động phối hợp với các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa GDTC, của giáo viên là không thường xuyên với 1,4% hoàn toàn không thực hiện, 29,6% thực hiện một phần, 33,8% trung bình, chỉ có 18,3% tốt và 16,9% rất tốt. So với nhóm CBQL ta thấy nhóm các giáo viên thấp hơn hẳn, phản ánh sự thiếu chủ động trong việc phối hợp với các lực lượng khác tổ chức ngoại khóa cho các học sinh.

Hoạt động Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐNK GDTC cho học sinh, tỷ lệ tham giá của giáo viên là tương đối thấp, chỉ khoảng 15,5% rất tốt thực hiện, 25,4% tốt, có đến 35,2% trung bình và 23,9% thực hiện một phần. So với nhóm CBQL với 77,7% tốt và rất tốt, thì nhóm giáo viên tham gia ít hơn hẳn. Tất nhiên, việc đánh giá, kiểm tra thiên về phía chức năng, nhiệm vụ của CBQL, nhưng là những người trực tiếp tiếp xúc với các học sinh, các giáo viên nên tham gia thường xuyên hơn.

c. Quản lý các HĐ học tập của HS:

Khảo sát về quản lý các hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng

2.17 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 4- PL 1 để khảo sát trên cán bộ quản lý). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý các hoạt động học tập của HS theo định hướng PTNL‌


TT

Quản lý các hoạt động học tập của học sinh

Mức độ thực hiện


ĐTB

5

4

3

2

1

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thiết kế kế hoạch học tập, các

hoạt động cho học sinh phù hợp

3

33,3

3

33,3

3

33,3

0

0,0

0

0

4,0


2

Lập thời khóa biểu học tập của học sinh khoa học, đảm bảo phù hợp sự phát triển thể chất

của các em


5


55,6


2


22,2


2


22,2


0


0,0


0


0


4,3


3

Quản lý các hoạt động của học sinh ở trường một cách khoa học: giờ học, giờ chơi, thể dục

giữa giờ,... khoa học


3


33,3


3


33,3


2


22,2


1


11,1


0


0


3,9

Điểm trung bình

4,2

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

Từ bảng số liệu trên cho chúng ta thấy thực trạng quản lý các hoạt động học tập của học sinh của CBQL theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được đánh giá tương đối tốt. Hoạt động lập thời khóa biểu học tập của học sinh khoa học, đảm bảo phù hợp sự phát triển thể chất của các em đánh giá ở mức ý nghĩa cao nhất là 55,6% rất tốt. Tuy nhiên, quản lý các hoạt động của học sinh ở trường một cách khoa học: giờ học, giờ chơi, thể dục giữa giờ,... khoa học được đánh giá ở mức điểm trung bình thấp nhất 3,9 điểm. Bởi vì, CBQL các trường mới quan tâm đến việc lập kế hoạch cụ thể từng năm, từng giai đoạn, tuy nhiên chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động về mặt dạy học TDTT trong nhà trường một cách khoa học.

Hoạt động thiết kế kế hoạch học tập, các hoạt động cho học sinh phù hợp có sự tham gia rất tốt 33,3% các hiệu trưởng và 33,3% tốt, có đến 33,3% bình thường. Tỷ lệ này thể hiện rằng các CBQL chưa thực sự tham gia vào việc thiết kế kế hoạch học tập cho phù hợp với học sinh, mà chủ yếu dựa vào kế hoạch từ trên đưa xuống. Mỗi môi trường đều có sự khác biệt, các CBQL cần phải chủ động hơn nữa trong việc tham gia thiết kế chương trình học cho phù hợp với đặc thù học sinh nơi mình quản lý.

Khảo sát trên GV về mức độ tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ thể thao của học sinh:

Bảng 2.18. Mức độ GV tham gia tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ thể thao cho HS

TT

Nội dung

Mức độ thực hiện

5

4

3

2

1

1

Xác định được mục tiêu phát triển năng lực

thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh

10(14,1)

24(33,8)

27(38,0)

10(14,1)

0,0

2

Thiết kế hoạt động vui chơi giải trí cho học

sinh phù hợp

13(18,3)

17(23,9)

29(40,8)

12(16,9)

0,0


3

Tổ chức/ tham gia tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ hể thao

cho học sinh


14(19,7)


15(21,1)


26(36,6)


16(22,5)


0,0

4

Xác định được mục tiêu phát triển năng lực

thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh

13(18,3)

20(28,2)

27(38,0)

11(15,5)

0,0

(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)

GDTC trong hệ thống GD ở nước ta có 02 nội dung rất cơ bản là thực hiện chương trình giáo dục môn học thể dục để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học và hoạt động thể thao tổ chức theo phương thức ngoại khoá tự nguyện phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. Tuy nhiên mức độ GV tham gia tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động câu lạc bộ thể thao cho HS trong các trường THPT huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Mức độ thực hiện được đánh giá ở mức khá chiếm từ 38% đến 40,8%. Cụ thể hoạt động thiết kế hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh phù hợp được đánh giá ở mức khá với 40,8% và đánh giá ở mức kém 16,9%.

d. Quản lý việc rà soát và điều chính chương trình GDTC:

Khảo sát về quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất cho học sinh của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường THPT huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.19 (Chúng tôi dùng câu hỏi số 4- PL 1 để khảo sát trên cán bộ quản lý). Kết quả thu được qua xử lý như sau:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí