Chỉ Đạo Hoạt Động Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh


động, đến quyền hạn chủa từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ- người vận hành các bộ phận của tổ chức” (Trần Kiểm, 2011).

Chức năng tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Tổ chức hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS là việc phân công nhiệm vụ, xác lập mối quan hệ quản lí và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận để thực hiện hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS.

Tổ chức việc thực hiện hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS bao gồm:

- Phân công trách nhiệm PHTCM quản lí hoạt động đổi mới PPDH ở tổ chuyên môn.

Hiệu trưởng phân công PHT triển khai kế hoạch đổi mới PPDH của trường đến tập thể GV trường, quản lí hoạt động đổi mới ở các tổ chuyên môn nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng theo kế hoạch đề ra. Theo dõi quá trình thực hiện hoạt động đổi mới PPDH các tổ thông qua dự họp tổ chuyên môn, dự sinh hoạt chuyên đề, dự gìờ GV. Đôn đốc, tư vấn, hỗ trợ TTCM trong quá trình thực hiện quản lí hoạt động đổi mới PPDH. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện, báo cáo kết quả hoạt động đổi mới của các tổ đến HT. Tạo điều kiện cho GV có cơ hội học tập, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm tiếp theo.

- Phân công trách nhiệm tổ chuyên môn để thực hiện đổi mới PPDH.

Căn cứ vào kế hoạch đổi mới PPDH chung của nhà trường, kế hoạch đổi mới PPDH của tổ. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn chú trọng đổi mới PPDH, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, phân công GV có năng lực chuyên môn vững thực hiện chuyên đề, dạy chuyên đề, tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm GV, ký duyệt giáo án của GV.

- Phân công trách nhiệm mỗi cá nhân GV trong thực hiện đổi mới PPDH môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


Tiếng Anh.

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 7

Đây là khâu quan trọng trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.Vì vậy, mỗi cá nhân GV có trình độ, năng lực chuyên môn khác nhau. Do đó, HT, PHTCM phải chú ý lựa chọn GV đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ, được tham dự lớp bồi dưỡng PPDH giảng dạy các lớp học thuộc chương trình đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, chọn GV có năng lực giảng dạy, báo cáo chuyên đề và dạy minh họa. GV phải soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH (thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập, phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập, tăng cường ứng dụng CNTT).

- Phân công trách nhiệm các bộ phận, cá nhân khác (nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện, giáo viên phụ trách tin học, GVCN, đoàn thể) tham gia hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

Để đạt hiệu quả về công tác đổi mới PPDH môn Tiếng Anh cần phải có sự hỗ trợ của các bộ phận, cá nhân khác (nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện, giáo viên phụ trách tin học, GVCN, đoàn thể). Trong trường hợp cần thiết cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ phận khác trong hoặc ngoài nhà trường nhằm tạo môi trường học tập tiếng Anh, phát triển kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ cho HS, góp phần hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh đạt hiệu quả.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Theo tài liệu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục: “Chỉ đạo là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lí phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra”. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến các đối tượng bị quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việcđạt mục tiêu chung của hệ thống” (Trần Kiểm, 2011, tr. 63).

Như vậy, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và bộ phân, thì phải có người lãnh đạo dẫn dắt, điều khiển; theo sát hoạt động, hướng dẫn, điều chỉnh công việc hợp lí, nhịp nhàng; động viên, khuyến khích


các thành viên hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Trong khi thực hiện kế hoạch có thể có một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn cần phải điều chỉnh cho hợp lí hơn. Người quản lí cần theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động, phân tích các vấn đề thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch để hoạt động giáo dục đạt kết quả cao nhất.

- Chỉ đạo PHTCM quản lí hoạt động tổ chuyên môn, thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh theo đúng mục tiêu, định hướng.

Công tác quản lí luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu đề ra, chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. PHTCM với nhiệm vụ được phân công quản lí hoạt động, chỉ đạo khoa học để định ra hướng xây dựng kế hoạch khả thi bám sát mục tiêu, đề ra được các biện pháp, xác lập mối quan hệ quản lí và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận để thực hiện hoạt động. Ngược lại, nếu PHTCM có tầm nhìn năng lực quản lí, chỉ đạo điều hành hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác này.

Như vậy, công tác quản lí hoạt động hoạt động đổi mới PPDH của tổ chuyên môn thuộc trách nhiệm của PHTCM. Trong quá trình thực hiện PHTCM cần xem xét các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, những khó khăn gì trong thực hiện đổi mới, những đề xuất kiến nghị của GV.Từ đó, tham mưu với HT để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bám sát thực tiễn.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức, hướng dẫn GV thực hiện đổi mới PPDH tiếng Anh đúng mục tiêu, định hướng đổi mới, vận dụng PPDH tích cực kết hợp sử dụng CNTT, thiết bị hiện đại trong tổ chức các hoạt động dạy học. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức ký duyệt giáo án của GV, tổ chức thao giảng, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức học tập, thảo luận những vấn đề về đổi mới PPDH Tiếng Anh.

- Chỉ đạo GV thiết kế bài dạy theo định hướng đổi mới PPDH phù hợp với chương trình và đối tượng HS, hướng dẫn cho GV vận dụng PPDH tích cực vào dạy


Tiếng Anh, báo cáo chuyên đề, dạy học theo chuyên đề, nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn HS học tập qua trường học kết nối, dự giờ GV rút kinh nghiệm theo hướng đổi mới PPDH (thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập, phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập, tăng cường ứng dụng CNTT).

- Chỉ đạo các bộ phận và cá nhân khác thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công.

Chỉ đạo nhân viên thiết bị lập sổ theo dõi GV sử dụng thiết bị, đề nghị mua sắm, sửa chữa thiết bị; hỗ trợ GV sử dụng thiết bị dạy học, GV phụ trách tin học hướng dẫn GV và HS ứng dụng CNTT trong dạy học, nghiên cứu dạy học qua trường học kết nối, GV phụ trách thư viện cung cấp tài liệu cho GV và HS về phương pháp dạy và học tích cực. Phối hợp chặt chẽ với BGH, tổ chuyên môn và GV trong quá trình thực hiện thực hiện đổi mới PPDH.

Hình thức chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh

- Bằng văn bản: là các văn bản của các cấp QL (Bộ, Sở, Phòng GDĐT) và các kế hoạch của trường liên quan đến việc thực hiện đổi mới PPDH tiếng Anh.

- Qua các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề của Sở, Phòng GDĐT, trường.

1.4.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Theo tài liệu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục của Trần Kiểm: “Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí. Đây là chức năng xuyên suốt của quá trình quản lí và là chức năng của mọi cấp quản lí. Kiểm tra trong quản lí là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Kiểm tra là điều chỉnh quyết định của quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí đã đề ra. Kiểm tra còn gắn với mục đích phát triển tổ chức và cá nhân. Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh, mà kiểm tra còn là phát triển” (Trần Kiểm, 2011).

Trong quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh, để thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá nêu trên, người hiệu trưởng cần phải chú trọng việc rà soát đội


ngũ GV dạy Tiếng Anh đã đủ chuẩn về năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) theo yêu cầu của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”. Lãnh đạo nhà trường phải tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học (qua dự giờ thăm lớp) để tác động vào ý thức tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên, tạo sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của tập thể sư phạm; phát hiện những GV có năng lực, động viên khen thưởng để họ phấn đấu và cống hiến tài lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; đồng thời nhắc nhở, uốn nắn những GV, bộ phận chưa hoàn thành nhiệm vụ để họ khắc phục những hạn chế, vươn lên trong công tác. Mặt khác, nhà quản lí đánh giá được thực trạng công tác quản lí, những khó khăn gì trong quá trình thực hiện thực để đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Như vậy, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tiếng Anh trường THCS là việc đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch của các cá nhân trực tiếp xây dựng đổi mới PPDH tiếng Anh và các bộ phận hỗ trợ hoạt động này tại trường. Qua việc kiểm tra, HT sẽ xem xét việc thực hiện của từng công việc cụ thể, xác định được mức độ hoàn thành kế hoạch, từ đó có hướng điều chỉnh theo kết quả mà nhà trường mong đợi. Công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tiếng Anh trường THCS được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của PHTCM, TTCM và góp ý cách thực hiện phù hợp với điều kiện của nhà trường;

+ Kiểm tra việc xây dựng chuyên đề về đổi mới PPDH của tổ chuyên môn;

+ Kiểm tra kế hoạch bài dạy của GV;

+ Kiểm tra việc thực hiện dự giờ dạy của GV định kì và đột xuất;

+ Kiểm tra về đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với PPDH mới;

+ Kiểm tra việc phối hợp các cá nhân và các bộ phận hỗ trợ thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh (nhân viên thiết bị, thư viện, GVCN, chi đoàn, GV phụ trách tin học);

+ Khen thưởng đối với cá nhân, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ các


hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh.

Tóm lại, trong quá trình quản lí thì bốn chức năng trên luôn đan xen, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, cả bốn chức năng trên phải thực hiện liên tiếp, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển. Mỗi chức năng có một vị trí quan trọng khác nhau vì thế HT cần thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo trong từng chức năng để tạo thành một chu trình quản lí khoa học góp phần thực hiện hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường THCS đạt hiệu quả như nhà trường mong đợi.

1.4.3. Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh‌

Hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh chỉ phát huy hiệu quả khi GV có năng lực chuyên môn vững vàng và được các điều kiện CSVC, phương tiện kĩ thuật. Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy và học tiếng Anh bao gồm: phòng Lab, máy cassette, projector, máy chiếu, tivi, máy vi tính/ laptop, tranh ảnh, bảng biểu hệ thống ngữ pháp và giáo cụ trực quan, băng cassette/ đĩa CD, các thiết bị dạy nghe- nói, các phần mềm thiết kế bài dạy, các phần mềm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và nguồn kinh phí tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoài giờ học.

Nếu GV biết khai thai và sử dụng hiệu quả các điều kiện CSVC, phương tiện kĩ thuật, giúp cho HS tiếp nhận ngôn ngữ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tạo hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ để vận dụng Tiếng Anh vào thực tiễn một cách tự nhiên. Đồng thời, chúng cũng giúp GV truyền đạt được nội dung dạy học đến học sinh một cách có hiệu quả nhất.

Để phát huy hiệu quả việc sử các điều kiện CSVC, phương tiện kĩ thuật trong đổi mới PPDH tiếng Anh, CBQL nhà trường cần đầu tư đổi mới và trang bị tốt CSVC, phương tiện kĩ thuật cho mỗi phòng học trở thành một môi trường học tập thuận lợi cho HS có điều kiện tốt rèn luyện các kĩ năng nghe và nói.

Hiệu trưởng cần phải ban hành các qui định, động viên, khuyến khích GV sử dụng phương tiện kĩ thuật, đặc biệt các phương tiện CNTT. Tăng cường phát động,


khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học. Đầu tư kinh phí tổ chức các hoạt động giao lưu, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt CLB, hùng biện Tiếng Anh để tạo cho HS có cơ hội sử dụng Tiếng Anh là công cụ giao tiếp trong học tập và thực tiễn.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan‌

1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH môn tiếng Anh

Yếu tố nhận thức có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh. Do vậy, trong quá trình quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh cần phải được các CBQL, giáo viên, học sinh nhận thức đúng vai trò của đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và có hiểu biết nhất định về PPDH môn Tiếng Anh thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh nói chung, kĩ năng sử dụng kĩ thuật dạy học, kĩ năng sử dụng CNTT, phương pháp dạy và phương pháp học tập. Nếu họ nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, thì họ sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt trong tổ chức thực hiện, đồng thời tạo thành sức mạnh tổng hợp, từ đó mang lại hiệu quả cho hoạt động này. Ngược lại, nếu họ nhận thức chưa rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, thì hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh sẽ không có sự đồng thuận, không có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện, từ đó không mang lại hiệu quả cho hoạt động này.

Vì vậy, việc tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và mục đích của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trong nhà trường THCS là hết sức cần thiết để CBQL, GV và HS có thể nhận thức đúng đắn, phối hợp tốt và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.

1.5.1.2. Năng lực quản lí của cán bộ quản lí

Đối với hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh, việc quản lí của BGH là rất cần thiết và quyết định tính hiệu quả của hoạt động này. Bởi vì, khi tham gia quản


lí, căn cứ vào kế hoạch, BGH tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH các môn cũng như môn tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nếu không có sự quản lí của BGH, là đồng nghĩa với việc thực hiện đổi mới PPDH môn tiếng Anh không có kế hoạch, không có tổ chức, chỉ đạo cũng như kiểm tra, đánh giá, thì hoạt động này sẽ không diễn ra, hoặc nếu có thì không đạt hiệu quả.

1.5.1.3. Trình độ chuyên môn, năng lực, kĩ năng sư phạm của giáo viên dạy tiếng Anh

GV là người trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy trên lớp, do đó GV phải có năng lực chuyên môn, cập nhật được những đổi mới trong thực tiễn chuyên môn của mình, có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của mình; có khả năng vận dụng tốt các PPDH tích cực kết hợp với phương pháp đặc thù của bộ môn, biết sử dụng thiết bị, kĩ thuật dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài dạy, đối tượng dạy học, điều kiện và môi trường thực tế. Nếu GV có năng lực chuyên môn vững vàng thì hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra và ngược lại. Do đó để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh trong nhà trường, BGH cần bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV.

1.5.1.4. Đặc điểm tâm lí, năng lực học tập của học sinh

HS có tính cách sôi nổi, hoạt bát, tự tin, mạnh dạn thì các em dễ dàng tạo được mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh, từ đó các em sẽ mạnh dạng tham gia thực hành ngôn ngữ, trao đổi, ứng xử tình huống và tự tin giao tiếp bằng Tiếng Anh theo tình huống trong thực tiễn. Những HS ưu tư, trầm lặng, ít nói hay e ngại nên phạm vi giao tiếp của các em bị hạn chế, thường các em không chủ động trong thực hành giao tiếp, đặc điểm tâm lí sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hành giao tiếp Tiếng Anh của HS.

Tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài, chương trình sách giáo khoa, tài liệu học tập được biên soạn liên thông từ chương trình tiểu học, đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức cơ bản, có vốn từ vừng và có khả năng thực hành tốt các kĩ năng: nghe, nói, đọc viết thì hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh sẽ càng hiệu quả và ngược lại.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí