Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tiếng Anh Của Phòng Gd-Đt Đối Với Các Trường Thcs Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định Từ Nay Đến Năm 2020.‌

Định phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của địa phương, của các nhà trường trong bối cảnh hiện tại và trong tương lai. Trên cơ sở về nét truyền thống văn hóa, điều kiện C S V C , khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ của HS, Phòng GD-ĐT sẽ tiến hành triển khai từng biện pháp QL hoạt động DH môn tiếng Anh đối với các trường THCS trên địa bàn. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp với nhu cầu thật sự để giải quyết được những khó khăn trở ngại của địa phương, cụ thể:

Một là, đổi mới dạy và học tiếng Anh phải bao gồm các giải pháp đại trà nhằm đáp ứng các điều kiện của mọi Nhà trường một cách lâu dài đồng thời phải có các giải pháp đột phá nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt về đội ngũ, chất lượng thi vào THPT.

Hai là, đổi mới dạy và học tiếng Anh phải bao gồm cả các giải pháp về số lượng và chất lượng và trước mắt chấp nhận sự khác biệt so với các môn học khác trong nhà trường: Số lượng: Tăng cường công tác bồi dưỡng cho các đối tượng (Khá, Giỏi ,Trung bình, Yếu và Kém); Chất lượng: Lựa chọn chương trình, bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường CSVC, KTĐG, thi đua khen thưởng…

Ba là, để tiến tới sự đồng đều, trước mắt phải chấp nhận có sự khác nhau, sự khác biệt trong chương trình bồi dưỡng, phụ đạo cho các đối tượng khác nhau, giữa các lớp, các khối, các trường và các nhóm trường: Các nhóm học sinh, khối, lớp, các trường có chất lượng dạy và học tiếng Anh thấp thì cần phải bố trí bồi dưỡng cho HS nhiều hơn, thường xuyên hơn. Khuyến khích các đơn vị có chất lượng ổn định rồi, có điều kiện triển khai các chương trình giao lưu mở rộng và qua đó tăng cao hơn nữa chất lượng đang có ở hiện tại.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp‌

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn QL hoạt động DH môn tiếng Anh của huyện được hay không, các điều kiện môi trường của địa phương đó là nhân lực, vật lực và tài

lực hiện hữu có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới một cách thuận lợi, có trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao hay không. Điều này đặt ra với người thực hiện chức năng QL chuyên môn cấp phòng phải tiến hành đầy đủ, chính xác và khoa học các bước quá trình QL : lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Chỉ khi các biện pháp có khả năng hiện thực hóa thì mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020.‌

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu‌

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thế giới hiện nay, tiếng Anh được xác định là quốc tế ngữ. Đất nước chúng ta đang mở cửa và hội nhập, chúng ta cần ngoại ngữ để tự chủ trong học tập, nghiên cứu, trong giao tiếp, trong kinh doanh, và trong sản xuất. Một khi các chủ thể, khách thể tham gia vào công tác chỉ đạo, QL và thực hiện đã nhận thức rõ được điều này họ sẽ có quan tâm, có đầu tư, có (tạo) động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tự học và sự tâm huyết đối với việc dạy môn tiếng Anh trong nhà trường THCS. Còn đối với HS, các em sẽ tích cực học tập, cha mẹ HS tích cực tạo điều kiện, tạo phương tiện để con em học tiếng Anh tốt hơn.

Đối với huyện Hải Hậu, thông qua tuyên truyền làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức của toàn hệ thống chính trị và toàn dân trong huyện về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn và điều nhất thiết là phải nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu của địa phương và của Đề án ngoại ngữ 2020. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo, QL và tổ chức thực hiện.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các cơ quan, nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo và đến tận các khu dân cư thông qua hệ thống truyền thông, thông tin đại chúng của huyện và của các xã, thị trấn :

Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo và yêu cầu Đài phát thanh – truyền hình huyện và Đài tiếp thanh các xã, thị trấn thường xuyên có các chuyên đề về Dạy và Học ngoại ngữ để phát sóng hàng tuần và hàng tháng. Các thông tin về tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp thiết về chất lượng của bộ môn được chuyển tải tới các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong toàn huyện.

Cán bộ quản lý các trường THCS xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ để tuyên truyền đối với HS và trong các phiên họp CMHS đối với CMHS. Trong đó đội ngũ GV (nhân tố quyết định chất lượng GD trong nhà trường) phải là những hạt nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền. Nhận thức của CBQL có tác động rất lớn đến nhận thức của đội ngũ ấy. Ngọn lửa chuyên môn phải do chính người đứng đầu trường học, các nhà QLGD khơi gợi lên, đóng vai trò như các sứ giả. Phần lớn GV môn tiếng Anh sẽ không thờ ơ đứng ngoài cuộc khi chính Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của họ có trình độ tiếng Anh nhất định, am hiểu về chuyên môn và quan tâm thực sự đến việc dạy và học tiếng Anh cũng như chất lượng GD chung của nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL nhà trường phải là người đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm quán triệt các GV tiếng Anh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc DH tiếng Anh ở trường THCS hiện nay. Đồng thời bức thông điệp này cũng phải được các nhà trường gửi tới các bậc CMHS, HS một cách đúng đắn và kịp thời.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Trước hết các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ cấp huyện đến các xã, thị trấn và từ đây tới các thôn, xóm. Trực tiếp hơn phải là cán bộ, lãnh đạo Phòng GD-ĐT, CBQL các nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn tiếng Anh và yêu cầu cần cải thiện nâng cao chất lượng bộ môn của huyện

hiện nay đảm bảo đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay đến 2020.

Mỗi thầy cô giáo dạy môn tiếng Anh và GV chủ nhiệm phải thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với công việc trong việc tiếp thu và tự hoàn thiện nhận thức của mình. Chính GV phải là người tiên phong trong việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn, PPGD để thu hút ngày càng đông HS hứng thú học tập tiếng Anh hiệu quả.

Tất cả những ca tuyên truyền, buổi tọa đàm, thảo luận có liên quan đến dạy và học môn tiếng Anh phải được tổ chức nghiêm túc, chu đáo và có nội dung thiết thực; và phải chọn thời gian, địa điểm có nhiều người được tiếp thu nhất cho dù không nhất thiết phải có quy mô lớn, tránh hình thức và lãng phí.

3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD-ĐT đối với các trường trung học cơ sở, các tổ / nhóm chuyên môn và giáo viên trong dạy học tiếng Anh‌

Nghị quyết số 29 tiếp tục chỉ rõ rằng: “Quản lý GD-ĐT còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và CBQL GD bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển GD, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.”

Đối với huyện Hải Hậu, để có tác động mạnh vào đội ngũ và từ đó phát triển chất lượng bộ môn tiếng Anh, chúng tôi cho rằng biện pháp tăng cường công tác chỉ đạo, QL của Phòng GD-ĐT đối với bộ môn tiếng Anh trong các trường THCS ở giai đoạn hiện nay là lựa chọn đúng đắn, hiệu quả.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm thống nhất từ việc xây dựng đến việc đảm bảo, duy trì các mục tiêu của địa phương cũng như tiêu chí, yêu cầu của Đề án 2020 đối với môn tiếng Anh đồng thời tạo sự đồng thuận trong công tác QL từ cấp huyện đến các cơ sở GD và các tổ chức liên quan.

Đảm bảo duy trì, giữ vững kỷ cương, nền nếp, và KT việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, việc KTĐG dạy và học tiếng Anh trong toàn huyện.

Phát hiện các ưu điểm, tồn tại và đặc biệt là việc đảm bảo tiêu chí của kế hoạch đã vạch ra để tiên quyết chỉ đạo, lãnh đạo các trường THCS hoàn thành tốt các nhiệm vụ của bộ môn đề ra.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

*Chỉ đạo và định hướng

Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy tiếng Anh cấp THCS để định hướng cho BGH các nhà trường trước mỗi năm học, qua đó BGH các nhà trường chỉ đạo cho các tổ, nhóm chuyên môn triển khai thực hiện đảm bảo theo kế hoạch, chỉ tiêu và chỉ rõ các điều kiện để thực hiện:

- Chỉ đạo, quán triệt Nghị quyết số 29. Quan điểm đây là cơ sở thượng tầng, là kim chỉ nam cho các hoạt động GD và các hoạt động dạy học tiếng Anh, trong quá trình triển khai Đề án 2020, cũng không thể xa rời định hướng này.

- Chỉ đạo dạy tiếng Anh chương trình mới 4 tiết/tuần (chương trình tiếng Anh mới hệ 10 năm do Bộ GD-ĐT ban hành) ở cấp TH một cách nghiêm túc, hiệu quả để làm nền tảng vững chắc cho việc triển khai nối tiếp ở cấp THCS bắt đầu từ năm 2016-2017 đối với khối lớp 6.

- Chỉ đạo việc dạy đủ 3 thành tố ngôn ngữ (Phonics, Vocabulary và Functions) và 5 Kỹ năng (Listening, Speaking, Spoken Interaction, Reading và Writing),

- Chỉ đạo dạy bám Chuẩn kiến thức kĩ năng và KNLNN theo qui định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD- ĐT về việc ban hành KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với HS THCS sau khi hoàn thành chương trình phải đạt A2:

Bảng 3.1: Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc cho Việt Nam‌


Sơ cấp

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

Trung cấp

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

Cao cấp

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 10

- Chỉ đạo, yêu cầu GV tiếng Anh không ngừng học tập, rèn luyện và tự bồi dưỡng để đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí trong cả 5 lĩnh vực của Khung ETCF do Bộ GD-ĐT ban hành.

*Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên tiếng Anh Nội dung 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày giờ công lao động.

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh, CMHS và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp và thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

Nội dung 2: Việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ

- Việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy và quy định về dạy thêm, học thêm, đảm bảo đối khớp chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần phát triển với kế hoạch dạy học, thiết kế bài giảng, sổ ghi đầu bài, sổ dự giờ.

- Hồ sơ chuyên môn của GV bao gồm: Việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, soạn giáo án, các loại hồ sơ sổ sách liên quan,

- Việc đổi mới PPDH, gắn với đặc thù cấp học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá phẩm chất và năng lực người học,

- Việc sử dụng CSVC, thiết bị đồ dùng dạy học, tự làm đồ dùng dạy học, Kết

- Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của GV,

- Việc giảng dạy của GV thông qua dự giờ lên lớp, kết quả khảo sát, KT, ĐG học sinh.

Nội dung 3: Kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên

- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo:

+ Việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan,

+ Kiểm tra giờ lên lớp: Khi dự giờ, CB kiểm tra cần lập phiếu dự giờ, nhận xét ưu khuyết điểm về trình độ, nắm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy theo qui định của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT [6] và phiếu này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm tra,

+ Kết quả giảng dạy: Điểm kiểm tra hoặc kết quả nhận xét, đánh giá môn học của HS từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ kiểm tra; kết quả kiểm tra các lớp do GV dạy so với chất lượng chung của toàn trường, của địa phương trong năm học.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Thực hiện công tác chủ nhiệm, các công việc được phân công, công tác kiêm nhiệm khác.

Đánh giá xếp loại: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Tốt, khá, TB, kém; Kết quả việc thực hiện nhiệm vụ: Tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.

*Kiểm tra chuyên đề việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên tiếng Anh Chuyên đề 1: Hồ sơ chuyên môn

- Các loại hồ sơ giáo án kiểm tra: Giáo án, thiết kế bài giảng; Kế hoạch

dạy học bộ môn; Sổ kế hoạch giảng dạy, dự giờ và ghi chép sinh hoạt chuyên môn; Sổ điểm cá nhân; Sổ chủ nhiệm (nếu làm công tác chủ nhiệm).

- Yêu cầu cụ thể: Đủ các loại hồ sơ; Giáo án: Việc soạn, giảng; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh...; Các loại hồ sơ khác (thực hiện theo mẫu quy định riêng của từng loại); Các loại hồ sơ ghi chép đầy đủ, rõ ràng, thể hiện tính khoa học, cập nhật, đối khớp giữa các loại hồ sơ.

Chuyên đề 2: Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh

- Các loại hồ sơ: Giáo án, thiết kế bài giảng; Kế hoạch dạy học bộ môn; Sổ kế hoạch giảng dạy, dự giờ và ghi chép sinh hoạt chuyên môn; Sổ điểm cá nhân.

- Yêu cầu: Đủ giáo án, rõ PPDH bộ môn, kiến thức giảng dạy dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GD phổ thông, rõ hoạt động của thầy, rõ hoạt động của trò, cải tiến PPDH truyền thống, kết hợp đa dạng các PPDH; vận dụng PPDH giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; Vận dụng linh hoạt các phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại; Sử dụng hợp lí CNTT (ICT) trong bài giảng, chú trọng liên hệ thực tế, tích hợp liên môn; Dự thực tế ít nhất 1 giờ; Kiểm tra nhanh việc tiếp thu bài của HS sau giờ dạy; Đủ các loại hồ sơ liên quan; Hồ sơ chi tiết, cụ thể, cập nhật.

Chuyên đề 3: Công tác chủ nhiệm lớp của GV tiếng Anh

- Các loại hồ sơ: Sổ chủ nhiệm lớp; Biên bản họp lớp, họp chủ nhiệm, họp CMHS; Sổ liên lạc học sinh; Các báo cáo định kỳ, đột xuất; Sổ theo dõi trực tuần (nhà trường).

- Yêu cầu: Dự thực tế 1 giờ sinh hoạt lớp; Đủ các loại hồ sơ; Quan sát các giờ truy bài – bình nhật, hoạt động tập thể; Các loại hồ sơ ghi chép đầy đủ, rõ ràng, khoa học, cập nhật.

Chuyên đề 4: Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

- Các loại hồ sơ: Giáo án, thiết kế bài giảng; Kế hoạch dạy học bộ môn; Sổ kế hoạch giảng dạy, dự giờ và ghi chép sinh hoạt chuyên môn; Sổ điểm cá nhân; Sổ ghi đầu bài.

- Yêu cầu: Kiểm tra thực tế dự 1 giờ trên lớp; Đủ các loại hồ sơ; Các loại hồ sơ được cập nhật thể hiện tính đối khớp.

Chuyên đề 5: Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học

- Các loại hồ sơ: Giáo án, thiết kế bài giảng; Kế hoạch DH bộ môn; Sổ kế hoạch giảng dạy, dự giờ và ghi chép sinh hoạt chuyên môn; Sổ điểm cá nhân; Sổ ghi đầu bài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022