Bảng Tóm Tắt Các Thành Viên Và Nhóm Tham Gia Phỏng Vấn Sâu


Nhóm 1: 10 CBQL (HT, PHT, TTCM)

Nhận xét chung về nhóm đối tượng quản lí, chúng tôi ghi nhận được tình hình quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường và một số thông tin về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, chủ yếu là thực trạng các quản lí thể hiện qua 04 chức năng: xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, quản lí các điều kiện hỗ trợ thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại đơn vị.

Nhóm 2: 10 GV dạy Tiếng Anh

Nhận xét chung về nhóm đối tượng trực tiếp thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH, chúng tôi ghi nhận được tình hình hoạt động dạy và học tiếng Anh của nhà trường và một số thông tin về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

Nhóm 3: 04 nhóm HS (24 HS)

Nhận xét chung về nhóm đối tượng tham gia hoạt động, chúng tôi ghi nhận được những thông tin về hoạt động dạy và học Tiếng Anh tại trường, thông qua đó các em đã nêu ra được tâm tư nguyện vọng về học Tiếng Anh và những khó khăn còn vướng mắc và đề xuất một số ý kiến, với mong muốn được nhà trường, Thầy/Cô tạo điều kiện thuận lợi cho việc học Tiếng Anh tại trường đạt hiệu quả.

Nội dung các cuộc phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi ghi chép, lưu thành văn bản, tóm lượt nội dung có liên quan đến thực trạng chúng tôi nghiên cứu.

+ Quan sát: quan sát các tiết dạy chuyên đề, tham quan CSVC, phương tiện kĩ thuật phục vụ đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh các trường THCS.

+ Nghiên cứu sản phẩm: kế hoạch năm học 2017-2018 của HT, kế hoạch chuyên môn của PHT, kế hoạch tổ chuyên môn; giáo án của GV, biên bản họp tổ, phiếu dự giờ GV của CBQL.

2.2.4. Cách thức xử lí số liệu

+ Xử lí số liệu phỏng vấn: Chúng tôi chọn lọc các ý kiến, thống kế theo từng mục với trình tự có ý nghĩa, biên tập lại thành những câu ngắn gọn một số phát biểu tương đồng trong các nhóm đối tượng, đủ nghĩa để trích dẫn (nếu cần).


Bảng 2.6. Bảng tóm tắt các thành viên và nhóm tham gia phỏng vấn sâu


STT

Đối tượng

Hình thức

Mã hóa

1

Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu

CB1

2

Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu

CB2

3

Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu

CB3

4

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Phỏng vấn sâu

CB4

5

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Phỏng vấn sâu

CB5

6

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Phỏng vấn sâu

CB6

7

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB7

8

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB8

9

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB9

10

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB10

11

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV1

12

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV2

13

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV3

14

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV4

15

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV5

16

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV6

17

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV7

18

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV8

19

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV9

20

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV10

21

Nhóm 6 HS lớp 6,7,8,9

Thảo luận nhóm

HS1

22

Nhóm 6 HS lớp 6,7,8,9

Thảo luận nhóm

HS2

23

Nhóm 6 HS lớp 6,7,8,9

Thảo luận nhóm

HS3

20

Nhóm 6 HS lớp 6,7,8,9

Thảo luận nhóm

HS4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 9


Trường hợp các ý kiến khác biệt có ý nghĩa hoặc những ý kiến chung, cần thiết trong một số trường hợp thì được chúng tôi dẫn lại nguyên văn, chúng tôi không đưa vào luận văn này những nội dung ghi nhận được nhưng không liên quan một cách mật thiết với mục đích nghiên cứu, việc phân tích được thực hiện thủ công bằng cách đọc đi đọc lại những nội dung đã chuyển thành văn bản, nhóm các ý tưởng liên quan, ghi chú những ý kiến đưa vào các phần, các mục.

+ Xử lí số liệu khảo sát bằng bảng hỏi/phiếu điều tra: Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi được qui đổi theo thang bậc ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 4, chúng tôi chia đều thang đo làm 4 mức theo độ và có thang điểm như sau:

Điểm trung bình

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

Mức độ ảnh hưởng

Từ 1,00 → 1,75

Không quan trọng

Không tốt

Không ảnh hưởng

Từ 1,76 → 2,50

Ít quan trọng

Trung bình

Ít ảnh hưởng

Từ 2,51 → 3,25

Quan trọng

Tốt

Khá ảnh hưởng

Từ 3,26 → 4,00

Rất quan trọng

Rất tốt

Rất ảnh hưởng


+ Xử lí số liệu quan sát: Đối với phương pháp này, quan sát thực tế các tiết dạy chuyên đề của GV nhằm đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện dạy chuyên đề đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, GV vận dụng PPDH tích cực vào thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; qua quan sát CSVC và các phương tiện dạy học (phòng học, phòng lap, Tivi, đèn chiếu) của các trường nhằm thu thập thêm thông tin về việc trang bị CSVC, phương tiện dạy học phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh của tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Xử lí số liệu nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua việc nghiên cứu các sản phẩm như kế hoạch giáo án, biên bản họp, phiếu dự giờ GV, chúng tôi phân tích các sản phẩm về công tác xây dựng các kế hoạch có liên quan đến đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, việc chuẩn bị bài dạy của GV có theo định hướng đổi mới PPDH, có thiết kế các bài tập cho HS có thể tham gia các hoạt động học tập phù


hợp với các PPDH tích cực, chúng tôi có thêm tư liệu để đối chiếu với những nội dung chúng tôi thu thập được qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn, nhằm làm sáng tỏ thực trạng của hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh tại các trường.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường THCS, thành phố Vĩnh long, tỉnh Vĩnh Long‌

2.3.1. Thực trạng về mục tiêu của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh‌

Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện mục tiêu của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

TT

Mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

TB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Tạo cho HS hứng thú học tập Tiếng Anh, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ

động, sáng tạo


3,48


0,50


1


2,95


0,87


1


2

Phát triển trí tuệ, phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo, rèn luyện kĩ năng tự học, hợp

tác, tìm kiếm và xử lí thông tin


3,18


0,81


3


2,75


0,84


2


3

Phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp trong

học tập và cuộc sống


3,45


0,50


2


2,20


0,99


3

ĐTBC

3,36

0,60


2,63

0,90



Kết quả bảng số liệu ở bảng 2.7 cho thấy: GV đều đánh giá mức độ quan trọng thực hiện mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “rất quan trọng” (ĐTB dao động từ 318 đến 3,48 và ĐTBC là 3,36).

Tuy nhiên, đối với mức độ thực hiện có sự đánh giá khác nhau về từng mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu được GV đánh giá ở mức độ thực hiện “Tốt” là: “Tạo cho HS hứng thú học tập Tiếng Anh, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo” (ĐTB: 2,95) xếp hạng 1; “Phát triển trí tuệ, phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo, rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông


tin” (ĐTB: 2,75) xếp hạng 2. Mục tiêu “Phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp trong học tập và cuộc sống” với ĐTB: 2,20 được GV đánh giá mức “ Trung bình”, xếp hạng 3.

Để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh, CBQL, GV và HS phải xác định được mục tiêu đổi mới PPDH, nếu nhận thức đúng đắn sẽ tạo cùng nhau phối hợp trong dạy và học đạt hiệu quả. Kết quả phỏng vấn như sau: CB1, CB2, CB3, CB5, GV5, GV6, GV8 nêu ý kiến là mục tiêu của đổi mới PPDH Tiếng Anh là giúp HS sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp cơ bản, cải thiện kĩ năng nghe. CB6, CB7, CB9, GV3, GV9 cho biết hiện nay nhu cầu biết ngoại ngữ được xem là quan trọng trong xin việc và hợp tác kinh tế với nước ngoài, đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở THCS là nhằm giúp HS vận dụng được ngôn ngữ này tự nhiên và tự tin. CB8, CB10, GV10 nêu đổi mới PPDH Tiếng Anh là nhằm kích thích sự hứng thú học Tiếng Anh của HS, giúp các em biết cách khai thác nguồn học liệu mở qua mạng Internet, kích thích khả năng tư duy và sự sáng tạo của HS. GV1, GV2 cho rằng mục đích là giúp HS biết cách tự học, tự nghiên cứu bài học, biết học nhóm, biết cách trình bày quan điểm cá nhân và tạo nhiều cơ hội cho HS thực hành nói Tiếng Anh, phát triển kĩ năng giao tiếp.

Kết quả phỏng vấn các nhóm HS: Nhóm HS1, HS3 cho biết nhằm nâng cao chất lượng môn thi tuyển sinh vào lớp 10, để lấy điểm xét lên lớp, chuẩn bị học chương trình Tiếng Anh 10 năm đại trà. Nhóm HS2 nêu đổi mới PPDH để gây hứng thú học tập, có thể nói Tiếng Anh nhiều hơn trong lớp, có thể giao tiếp với người nước ngoài. Nhóm HS4 nhận thức mục tiêu của đổi mới PPDH là nhằm phát triển đều các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết cho HS.

Tóm lại, qua khảo sát và phỏng vấn CBQL, GV, HS tác giả nhận xét đa số đều xác định được mục tiêu đổi mới PPDH Tiếng Anh và học Tiếng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên cũng có một vài HS chưa nhận thức được mục tiêu đổi mới, các em còn quan tâm đến kết quả học tập cuối năm và kết quả tuyển sinh vào trường trung học phổ thông.


2.3.2. Thực trạng về định hướng đổi mới phương pháp dạy học mônTiếng‌

Anh

Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


TT

Định hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Anh

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Đổi mới cách thức thực hiện

PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập


3,32


0,62



2,74


0,85



1.1

Kĩ năng nghe: phối hợp với các kĩ năng, các bài tập nghe,

giao tiếp thông thường


3,35


0,58


3


2,43


0,95


10


1.2

Kĩ năng nói: phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng khác, các bài hội thoại

ngắn


3,45


0,50


1


2,53


0,93


9


1.3

Kĩ năng đọc: phát triển qua các bài tập (đọc chi tiết, đọc lướt ,

tìm ý chính, tìm thông tin cần thiết)


3,30


0,68


2


3,20


0,64


2


1.4

Kĩ năng viết: dạy viết có mục đích (viết thư, mẫu khai, viết báo cáo, đoạn văn ngắn có gợi ý, viết chủ điểm, nhận định

hoặc ý kiến)


3,18


0,71


5


3,05


0,71


4


1.5

Ngữ liệu mới: luyện tập thông qua bốn kĩ năng, dạy lồng ghép ngữ âm, ngữ pháp hay từ

vựng.


3,35


0,62


3


2,55


0,90


8

2

Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực

2.82

0,78


3,09

0,73


2.1

Dạy học thông qua các tổ

chức hoạt động của người học

3.18

0.71

5

3,28

0.67

1

2.2

Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

2.85

0.97

8

3,05

0.71

4

2.3

Tăng cường học tập cá thể,

phối hợp với học tập hợp tác

2.98

0.80

7

3,08

0.73

3


2.4

Kết hợp đánh giá của GV và

tự đánh giá của người học

2.60

0.87

9

2,98

0.80

6


3

Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong

dạy học tiếng Anh


2,82


0,78



2,25


0,74



3.1

GV: cung cấp cho HS nguồn tài liệu; thông tin; sử dụng

các phần mềm để soạn giảng


3,18


0,63


5


2,88


0.68


7


3.2

HS: tìm tài nguyên, thiết kế web; soạn tài liệu bằng MS

word; báo cáo


2,48


0,93


11


1,63


0,80


11

ĐTBC

2,98

0,72


2,69

0,77



Kết quả số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: có sự thống nhất khá cao trong việc đánh giá mức độ quan trọng về nội dung định hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Anh. Đánh giá chung của GV về với mức độ quan trọng của các định hướng là “ Quan trọng” với ĐTBC đánh giá là 2,98.

Các nội dung được đánh giá là “ Rất quan trọng” bao gồm các nội dung thuộc định hướng “Đổi mới cách thức thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập”, cụ thể “Kĩ năng nghe: phối hợp với các kĩ năng, các bài tập nghe, giao tiếp thông thường”; “Kĩ năng nói: phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng khác, các bài hội thoại ngắn”; “Kĩ năng đọc : phát triển qua các bài tập (đọc chi tiết, đọc lướt , tìm ý chính, tìm thông tin cần thiết)” và “Ngữ liệu mới: luyện tập thông qua bốn kĩ năng, dạy lồng ghép ngữ âm, ngữ pháp hay từ vựng” với ĐTB dao động từ 3,30 đến 3,45. Các nội dung đánh giá mức “quan trọng” thuộc nội dung định hướng “Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập” cụ thể như sau: “Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của người học”; “Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”; “Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác”; “Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của người học” với ĐTB dao động từ 2,60 đến 3,18 và “Kĩ năng viết: dạy viết có mục đích (viết thư, mẫu khai, viết báo cáo, đoạn văn ngắn có gợi ý, viết chủ điểm, nhận định hoặc ý kiến)”; “GV cung cấp cho HS nguồn tài


liệu; thông tin; sử dụng các phần mềm để soạn giảng” thuộc nội dung của định hướng “Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học tiếng Anh” với ĐTB là 3,18. Nội dung được đánh giá là “Ít quan trọng” là “HS tìm tài nguyên, thiết kế web; soạn tài liệu bằng MS word; báo cáo” với ĐTB là 2,48, xếp hạng cuối.

Đối với mức độ thực hiện, nội dung định hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Anh được GV đánh giá “tốt” (ĐTBC đánh giá của là 2,69). Tuy nhiên, “kĩ năng nghe” được GV đánh giá mức độ thực hiện “trung bình” (ĐTB là 2,43). Nội dung “sử dụng phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập” được GV đánh giá “tốt” (ĐTBC là 3,09); trong đó GV đánh giá thực hiện nội dung “dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của người học” mức “rất tốt” (ĐTB: 3,28); Các nội dung về “Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”; “Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác” và “Kết hợp đánh giáo viên và tự đánh giá của người học” được GV đánh giá là “Tốt” (ĐTB dao động từ 2,98 đến 3,05). Nội dung “Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học tiếng Anh” được GV đánh giá “trung bình” với ĐTB là 2,25. Cụ thể, việc ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại của GV được đánh giá “tốt” (ĐTB là 2,88), đánh giá thực hiện đối với HS là “không tốt” (ĐTB là 1,63).

Để nghiên cứu thêm về đánh giá mức độ về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện định hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã tiến hành phỏng vấn CBQL, GV và HS. Kết quả các cuộc phỏng vấn, người nghiên cứu nhận thức các định hướng chung là GV vận dụng PPDH tích cực kết hợp phương pháp truyền thống, GV tăng cường sử dụng CNTT để soạn giảng và tạo nhiều cơ hội cho học sinh cùng tương tác với nhau, với GV bằng Tiếng Anh. CB1, CB2, CB4, CB6, CB7, GV8, GV4 cho biết dạy Tiếng Anh theo hướng thực hành giao tiếp, chú trọng các phương pháp tích cực nhằm phát triển kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nghe và nói cho HS thông qua các tiết dạy kĩ năng. CB10, GV1, GV2, GV3, GV5, GV7, GV9 cho biết định

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí