Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Phương Tiện Và Trang Thiết Bị Dạy Và Học Tiếng Anh‌


Vì thời gian dành cho môn tiếng Anh chỉ có 240 tiết, nên số tiết học này cần tập trung vào dạy tiếng Anh chuyên ngành và kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành phải được bắt đầu từ phần cơ bản đến nâng cao .

Để việc học tiếng Anh chuyên ngành có hiệu quả, sinh viên cần phải nắm vững kiến thức về chuyên ngành. Vì vậy, môn tiếng Anh chuyên ngành nên được học khi sinh viên đã có kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng. Việc nhà trường xếp lịch học môn tiếng Anh chuyên ngành trước các môn chuyên ngành quá lâu như hiện nay là không khoa học, không đảm bảo tính logic của chương trình đào tạo. Điều này đã cản trở và gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động dạy và học tiếng Anh ở trường. Trong thực tế, có những lúc sinh viên trải qua nhiều khó khăn mới hiểu được một số ngữ vựng có tính chuyên ngành. Nếu sinh viên được học những môn chuyên ngành trước tiếng Anh chuyên ngành thì các môn chuyên ngành sẽ là nền tảng của tiếng Anh chuyên ngành. Khi sinh viên đã có kiến thức chuyên ngành thì việc học tiếng Anh chuyên ngành sẽ rất thuận tiện. Lúc này thầy và trò có thể tập trung vào việc rèn luyện ngôn ngữ. Trên lớp học, giảng viên và sinh viên không phải đầu tư nhiều thời gian vào việc tìm hiểu những nét nghĩa về chuyên ngành tài chính ngân hàng của bài học vì sinh viên đã hiểu rò những vấn đề này. Tuy nhiên có một vấn đề đòi hỏi ở người thầy là ngoài kiến thức tiếng Anh, người thầy phải có kiến thức về chuyên ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.

- Để hoạt động dạy và học tiếng Anh chuyên ngành được tiến hành tốt, trường Đại học Ngân Hàng cần có kế hoạch dạy -học hợp lý để tiếng Anh chuyên ngành được học sau một số môn chuyên ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành để đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy.

Đảm bảo thời lượng dạy -học môn học tiếng Anh


Thời gian là một điều kiện vật chất đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Do đặc thù của môn học, để nắm được một ngôn ngữ, người học phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với các môn học khác. Để đạt được mục tiêu đào tạo đối với môn tiếng Anh cho học sinh ở bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học là có khả năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản, cơ bản và phổ thông ở 4 lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết, bộ Giáo dục và Đào tạo đã


đầu tư khoảng 700 tiết học trong 7 năm học (từ lớp 6 đến lớp 12) thường xuyên và liên tục. Và cũng để có được một chứng chỉ tiếng Anh trình độ A hoặc B, người ta phải học 450 - 500 tiết học tại các trung tâm ngoại ngữ. Thế mà thời lượng cho môn tiếng Anh tại Trường Đại học Ngân hàng chỉ là 240 tiết, trong đó 150 tiết cho phần tiếng Anh tổng quát còn 90 tiết là cho phần tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng.

Với thời lượng quá ít như vậy, đặc biệt là số tiết dành cho phần tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng (90 tiết), chúng ta không thể đạt được mục tiêu của môn học là cung cấp kiến thức tốt ở tình độ từ cơ bản đến nâng cao về tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng cho sinh viên để họ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này vào việc học tập ở Trường và trong công việc của họ ở tương lai ở 4 lĩnh vực nghe -nói

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

-đọc -viết.


Khảo sát thực trạng dạy học và học Tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường - 9

Để đảm bảo nội dung chương trình của môn học tiếng Anh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng thời lượng cho môn học này để đảm bảo khối lượng kiến thức của chương trình nhằm đạt mục tiêu môn học .

Nhà trường cần kết hợp hoạt động dạy -học tiếng Anh trong chương trình chính khoa với hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ của Trường để những hoạt động này hỗ trợ được cho nhau. Cụ thể là : Quy định chuẩn về trình độ tiếng Anh cho sinh viên khi bắt đầu học môn này trong chương trình chính khóa, kiểm tra trình độ tiếng Anh của sinh viên mới vào trường để yêu cầu những sinh viên chưa đạt chuẩn tìm mọi cách đạt trình độ chuẩn trước khi học tiếng Anh chương trình chính khóa và Trường cần có biện pháp để Trung tâm Ngoại ngữ có thể hỗ trợ những sinh viên này .

Như vậy, thời lượng học tập môn tiếng Anh sẽ được tăng lên và toàn bộ sinh viên của trường sẽ được học tiếng Anh thường xuyên trong suốt khóa học và hoạt động dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao .

Đảm bảo tính hợp lý về số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh


Tính trung bình, một lớp học tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có số lượng hơn 70 sinh viên và không ít lớp có số lượng là 100 và hơn 100 sinh viên. Với số lượng sinh viên nhiều như vậy trong một lớp học tiếng Anh, hoạt động dạy và học tiếng Anh đã gặp rất nhiều cản trở. Việc sử dụng phương pháp


dạy - học tiếng Anh lấy người học làm trung tâm là không thể thực hiện được. Giảng viên không thể luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói cho sinh viên. Hoạt động kiểm tra và đánh giá cũng mất chính xác và dẫn đến mất công bằng ... Ở một số nước có điều kiện về kinh tế, một lớp học ngoại ngữ chỉ có dưới 10 người học. Với điều kiện của chúng ta, nhà trường chỉ nên bố trí tối đa 30 sinh viên trong một lớp học tiếng Anh .

Đảm bảo tính đồng đều về trình độ của sinh viên trong một lớp học tiếng

Anh


Làm thế nào để hoạt động dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả khi một lớp học

đã đông sinh viên mà lại có đến 26,95% sinh viên có học lực yếu và kém (Kết quả kiểm tra trình độ đầu vào của sinh viên). Đây là vấn đề của khâu tổ chức quá trình dạy

-học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng của Trường. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý của Trường Đại học Ngân hàng phải tổ chức quá trình dạy và học tiếng Anh thực sự khoa học, thực sự phù hợp với những quy luật khách quan của quá trình hình thành kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài vì nhân tố tổ chức, quản lý có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của quá trình dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường. Chính vì thế, tính đồng đều về trình độ tiếng Anh của sinh viên phải được chú ý khi xếp lớp để đảm bảo cho những sinh viên có cùng trình độ được học với nhau. Có như vậy, chúng ta mới tạo được hứng thú cho người dạy và học và việc đổi mới phương pháp dạy và học mới có thể thực hiện được .

Để đảm bảo tính đồng đều về trình độ của sinh viên trong một lớp học tiếng Anh, nhà trương cần cho thi kiểm tra trình độ đầu vào môn tiếng Anh của sinh viên mới vào trường và xếp lớp học tiếng Anh theo trình độ của sinh viên để tạo hứng thú học tập cho sinh viên và loại trừ những cản trở không đáng có trong hoạt động dạy - học tiếng Anh .

Nhằm tạo điều kiện cho những sinh viên chưa đạt chuẩn về trình độ tiếng Anh, học môn tiếng Anh chương trình chính khóa, Trường cần có kế hoạch dạy - học tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng vào những học kỳ cuối của khóa học để những sinh viên này có thời gian bổ sung kiến thức tiếng Anh tổng quát ở những học kỳ đầu


để có đủ trình độ học tiếng Anh chuyên ngành ở những học kỳ sau, việc làm này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy - học tiếng Anh ở Trường .

3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy và học tiếng Anh‌

Mác nói rằng: "Công cụ lao động quyết định năng suất lao động." mà phương tiện giảng dạy là công cụ lao động. Không có công cụ tương xứng thì khó mà đổi mới phương pháp dạy học. Với phương tiện kỹ thuật hiện đại, ta có thể rút ngắn được thời gian đào tạo, thúc đẩy sinh viên học tập tích cực hơn, tạo ra năng lực giảng dạy độc đáo, hỗ trợ tốt cho phương pháp dạy và học mới và tăng năng suất của giảng viên.

Cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy -học (phòng học đúng tiêu chuẩn, thư viện, phòng thực hành, máy vi tính, đèn chiếu, video... ) đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc truyền đạt kiến thức được nhiều hơn, sinh động hơn và dễ dàng hơn để đảm bảo được nội dung của chương trình đào tạo.

Ứng dụng các công nghệ trong giáo dục đào tạo nói chung và trong dạy và học ngoại ngữ nói riêng là hết sức cần thiết và cần được đầu tư xứng đáng để chất lượng giáo dục được cải thiện nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Sử dụng phương tiện giảng dạy hiện đại, giảng viên và sinh viên không tốn thời gian cho việc ghi chép ở trên lớp, sinh viên được phát sẵn đề cương bài giảng nên tiết kiệm được thời gian. Lượng kiến thức đưa ra và tiếp thu được nhiều hơn trong một giờ giảng. Tuy nhiên việc này đòi hỏi giảng viên phải đầu tư nhiều công sức vào bài giảng và sinh viên phải tự nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ về bài giảng trước và sau khi lên lớp. Nhờ vậy thói quen tự học và nghiên cứu khoa học sẽ được hình thành trong sinh viên.

Chuẩn hóa cơ sở vật chất của trường học từ giảng đường, phòng thực hành, thư viện cho đến phương tiện và trang thiết bị dạy - học ... đóng một vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học. Một cơ sở đào tạo với giảng đường chật chội, phòng thực hành lạc hậu và thư viện nghèo nàn thì không thể là nơi đào tạo chất lượng cao được.

Hiện nay, cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy -học của Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Vì vậy, nhà trường cần nhanh chóng chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết


bị dạy học vì đây là một trong những điều kiện đầu tiên để đổi mới phương pháp dạy - học. Các nhà quản lý của trường cần coi việc đổi mới phương pháp dạy -học là công việc của chính họ chứ không phải chỉ của riêng người dạy và người học .

Để đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học ở nhà trường nói chung và cho môn học tiếng Anh nói riêng nhà trường cần làm những việc sau :

Tăng cường đầu tư cho thư viện về các mặt như : mở rộng phòng đọc, tăng đầu sách, báo đặc biệt là sách, báo tiếng Anh phù hợp với chuyên ngành đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thư viện .

Có phòng học với đủ bàn, ghế, bảng đúng chuẩn, đủ ánh sáng, âm thanh tốt, đồng thời phải có những trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là trang thiết bị dạy -học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng .

Xây dựng phòng thực hành tiếng hiện đai có trang bị máy tính với các phần mềm dạy-học tiếng Anh .

3.3. Chuẩn hóa chương trình và giáo trình‌


Như chúng ta đã biết, chuẩn hóa chương trình và giáo tình là xương sống của giáo dục đại học tại tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt giàu nghèo và phát triển hay đang phát triển. Điểm mấu chốt ở đây là chương trình và giáo trình phải được xây dựng theo định hướng mà ngành đại học nước ta hướng tới, đó là đào tạo chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ dạy cái gì mà sản xuất và dịch vụ yêu cầu mà cần phải xây dựng chương trình với tỷ lệ thích hợp giữa kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu gắn liền với nhu cầu của các ngành kinh tế và kiến thức hiện đại, nhằm tạo cho sinh viên sau khi ra trường, có khả năng tiếp thu tốt sự chuyển giao công nghệ và tiến tới sáng tạo công nghệ mới.

Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học và dạy phát huy nội lực trong các điều kiện đó, nguồn tư liệu giáo khoa là quan trọng nhất. Trong những năm qua, nhiều trường đại học đã đầu tư mạnh vào việc tăng cường kho tư liệu và các phương tiện kỹ thuật cho phép tạo nguồn tư liệu mới. Việc đầu tư vào hệ thống tư liệu và những đầu tư khác phục vụ hoạt động dạy và học đã và


đang mang lại những bước đột phá căn bản trong phương pháp dạy và học ở bậc đại học .

Từ việc xác định vị trí, nhiệm vụ của người dạy và học, quan niệm về nội dung và hình thức của các giáo trình, tài liệu giáo khoa cũng có những thay đổi căn bản. Các tài liệu này trước đây thường được coi là chứa đựng khối kiến thức duy nhất của môn học và có tính bất biến rất cao. Trong khu vực ngoại ngữ, ngoài các giáo trình lý thuyết còn có các giáo trình rất quan trọng khác là giáo trình thực hành tiếng. Với bản chất là một công cụ giao tiếp, ngôn ngữ và văn hoa chứa đựng trong nó được thay đổi hàng ngày để thích ứng với những biến động bên ngoài. Trên cơ sở đó, các giáo trình thực hành tiếng được xây dựng thành các "hồ sơ động". Các mục tiêu về bình diện ngôn ngữ được giữ nguyên, nhưng ngôn ngữ để chuyển tải các kiến thức và luyện tập các kỹ năng đó lại được phép và có điều kiện đổi mới, cập nhật không ngừng, làm cho ngôn ngữ được đưa ra giảng dạy sinh động, đáp ứng đòi hỏi của người học và yêu cầu của xã hội. Cùng với các phương tiện kỹ thuật và công nghệ Multimedia, các "hồ sơ động" đã thổi một luồng sinh khí mới vào việc thay đổi phương pháp dạy - học ngoại ngữ hiện nay .

Việc chuẩn hoá chương trình và giáo trình dạy tiếng Anh tại Đại học Ngân hàng cho phù hợp với đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của xã hội là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Trường cần chuẩn hóa chương trình và giáo trình môn học tiếng Anh cho phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo .

3.4. Đổi mới phương pháp dạy - học‌


Đổi mới phương pháp dạy - học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động này đòi hỏi ở sự kết hợp giữa người dạy, người học, hoạt động quản lý quá trình đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong thời gian qua, đặc biệt là thời gian gần đây, đội ngũ giảng viên của Trường rất tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy mới, trường cũng đã hỗ trợ cho giảng viên trong hoạt động này .

Tuy nhiên,trong thời đại bùng nổ thông tin của thế giới hiện đại ngày nay, phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết để người dạy và người học phát huy nội lực vì vậy ,việc đổi mới phương pháp dạy - học không phải chỉ


của riêng người thầy mà hoạt động này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như yếu tố người học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học việc quản lý tổ chức quá trình đào tạo, về mục tiêu chương trình, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá....

Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy -học không phải chỉ là nhiệm vụ của người dạy phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần tích cực học tập của người học mà còn là nhiệm vụ nặng nề của các nhà quản lý công tác đào tạo.

Ngày nay có nhiều phương pháp dạy - học tiếng Anh hiệu quả, nhưng để áp dụng những phương pháp này vào hoạt động dạy và học, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đáp ứng đủ điều kiện để đổi mới phương pháp dạy - học tiếng Anh như đã trình bày ở trên .

Có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhau để đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh . Những hoạt động này rất đa dạng và phong phú .

Để hoạt động dạy - học tiếng Anh ở trường có hiệu quả, phương pháp dạy -học truyền thống nặng về thuyết trình, với phương tiện giảng dạy chủ yếu là bảng đen và phấn trắng cần phải được thay thế bằng phương pháp giảng dạy hiện đại lấy người học làm trung tâm, hoạt động của người học được ưu tiên khuyên khích để phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực của người học. Để những bài giảng được sinh động và gây hứng thú cho người học, người thầy cần tạo mọi điều kiện để cho người học có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, tạo thói quen và kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ họ đang học .

Giảng viên cần đa dạng hóa các loại bài tập thực hành tiếng như cho sinh viên học tiếng Anh qua con đường đọc chuyên, xem phim, kể chuyện bằng tiếng Anh, đọc tài liệu tiếng Anh để sinh viên phát huy được tính tích cực của họ trong học tập. Giảng viên cần lên kế hoạch cụ thể để kiểm tra việc học của sinh viên ở trong và ngoài lớp. Giảng viên nên chia sinh viên thành nhóm và kết hợp với nhóm trưởng để tiến hành công việc này. Các nhà quản lý của Trường cần thường xuyên đối thoại với sinh viên để kịp thời cùng họ giải quyết những khó khăn , vướng mắc trong việc học tiếng Anh .


Có đến 73% sinh viên và 100% giảng viên nói sinh viên ít khi giao tiếp bằng tiếng Anh ở những nơi có thể và còn gần 16% sinh viên nói không bao giờ giao tiếp bằng tiếng Anh, cũng còn gần 70% sinh viên nói chưa tích cực đọc thêm sách báo tham khảo bằng tiếng Anh .

Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, việc dạy và học không chỉ bó gọn trong lớp học mà còn phải được tiến hành ngoài lớp học. Hoạt động này nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập. Vì vậy để hoạt động ngoài lớp học có hiệu quả cao, Trường cần chú ý tới những điểm sau :

Tăng cường sách báo tiếng Anh có nội dung phù hợp với chuyên ngành đào tạo của Trường và tìm mọi cách để tuyên truyền sách báo tiếng Anh đến sinh viên để họ có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn.

Tổ chức các kỳ thi Olympic tiếng Anh đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành cho

sinh viên để thúc đẩy và động viên họ trong học tập.


Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, giao lưu khoa học và tư liệu khoa học bằng tiếng Anh trong sinh viên .

Đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh


Câu lạc bộ tiếng Anh là một trong những nơi lý tưởng để người học thực hành tiếng. Bởi vậy, Câu lạc bộ tiếng Anh Trường Đại Học Ngân Hàng do Đoàn Thanh niên tổ chức cần chú ý vào các nhóm đối tượng có trình độ khác nhau (trình độ A, B hoặc

C) để chuẩn bị nội dung và chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng chứ không phải chỉ cho một nhóm đối tượng có cùng tình độ tiếng Anh khá như hiện nay. Để câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động có hiệu quả hơn, Đoàn Thanh niên cần cử đoàn viên là giảng viên có trình độ chuyên môn kết hợp với ban chủ nhiệm câu lạc bộ tham gia tổ chức và quản lý câu lạc bộ này. Nếu để cho sinh viên tự điều hành câu lạc bộ như hiện nay thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn và hoạt động của câu lạc bộ sẽ ít hiệu quả.

Tổ chức hội thảo để sinh viên trao đổi với nhau về phương pháp học tập tiếng Anh, tuyên truyền để họ hiểu rò hơn tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay và tạo cho họ niềm say mê, hứng thú trong học tập.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022